Quyền thăm con sau khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #267889 08/06/2013

    phuocannguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền thăm con sau khi ly hôn

    Xin chào Luật sư,

    Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi.

    Năm 2008 vợ chồng tôi ly hôn, theo quyết định của tòa án thì vợ tôi có quyền nuôi 3 con chung (sinh năm 2007), còn tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng. Những lúc con bị ốm, cho dù cảm nhẹ, bị đau răng...thì vợ tôi và mẹ vợ tôi lại luôn tìm lý do gọi điện bắt tôi phải đến  chăm sóc con, đưa con đi viện. Vì bận việc, không xin nghỉ được nên tôi từ chối thì vợ và mẹ vợ tôi lại lấy lý do đó để ngăn cản tôi thăm con. Nhiều lần đám tiệc, cúng giỗ tôi đều liên hệ trước để xin đón con về tham dự, ban đầu thì mẹ vợ đồng ý (vợ tôi lúc đó đi tù vì lý do gì không rõ) nhưng khi tôi đến đón thì lại đóng cửa, tắt điện thoại, tôi gọi nhiều lần cũng không mở cửa. rất nhiều trường hợp như vậy xảy ra. Khi vợ tôi ra tù thì tôi cũng có đến nói chuyện, và thương lượng sẽ tăng tiền trợ cấp nhưng với điều kiện phải đảm bảo quyền thăm con của tôi, vợ tôi đồng ý, nhưng sau khi tôi liên lạc đón con thì bị mẹ vợ ngăn cản, còn hăm dọa mấy đứa nhỏ không cho đi, nên không đứa nào dám đi với tôi. vợ tôi nói cho phép tôi đón con, nhưng do không đứa nào chịu theo tôi chứ không phải cấm tôi đón con

    Quyền thăm con của tôi bị ngăn cản như vậy thật sự rất khó khăn, Luật sư tư vấn giúp tôi trong trường hợp này tôi nên làm như thế nào để bảo vệ quyền của mình 

     
    18028 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #268543   11/06/2013

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Việc bạn hỏi luật sư tư vấn như sau:

    Luật hôn nhân và gia đình năm 200 có quy định như sau:

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

    Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Như vậy, lỗi đầu tiên thuộc về bạn: Khi con đau ốm cần sự chăm sóc của người cha thì bạn lại phó mặc cho gia đình bên vợ nuôi dưỡng, chịu mọi cực khổ mà không làm tròn trách nhiệm của người cha thì làm sao bên vợ đánh gía cao vai trò và trách nhiệm của bạn được? Và đó chính là cái cớ để họ tác động đến con làm cho chúng ko dám hoặc ko muốn gặp bạn nữa.

    Luật sư nghĩ điều cần thiết cho bạn bây giờ là bạn phải nhận ra cái sai và sửa sai, cố gắng tthể hiện vai trò, trách nhiệm và sự tận tụy hy sinh của người cha thì gia đình bên vợ và các con bạn sẽ nhận ra và sẽ tự động đến với bạn mà thôi. Bạn nên lưu ý bên vợ bạn đang nuôi dưỡng tới ba người con chứ ko phải chỉ một người con cho bạn và như vậy tránh nhiệm rất nặng nề và cực nhọc. Bạn đừng nghĩ đơn giản về việc hàng tháng cứ gởi tiền cấp dưỡng là xong trách nhiệm.

    Thân mến

     

     

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #268727   12/06/2013

    vanlydochanh02
    vanlydochanh02

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2013
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    - Tôi có ý kiến không đồng tình lắm với luật sư về ý kiến này. Bởi vì:

    + khi xét xử Tòa án đã cân nhắc về điều kiện nuôi con và cấp dưỡng của các bên để giao trẻ cho bố hoặc mẹ trực tiếp chăm sóc. Người còn lại có trách nhiệm hỗ trợ cấp dưỡng và thăm nom trẻ.

    Như vậy, trên dữ kiện trên đây luật cho rằng lỗi thuộc người bố thì chưa hẳn là chính đáng. Bởi nếu có điều kiện chăm sóc con thì tòa án đã phân trách nhiệm chăm sóc thuộc người bố rôi. 

    Như vậy, ở đây điều thấy được một cách rõ ràng nhất là quyền thăm nom con đã bị một bên từ chối. Tuy nhiên, tôi vẫn đồng ý với luật sư rằng người cấp dưỡng cần phải có trách nhiệm đúng mực chứ không chỉ gửi tiền nuôi con là xong việc. Nếu sau những lý do đột xuất không đến được khi con ốm và người bố vẫn thờ ơ với trách nhiệm làm bố thì rõ ràng không xứng đáng để thăm nom và chăm sóc đứa trẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #269091   14/06/2013

    ptbinhcom
    ptbinhcom

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/06/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi đọc và rất hiểu tâm trạng của anh. Thực ra vấn đề luật pháp ở đây là không chặt chẽ, vì thế chúng ta hiểu quyền chăm sóc và trách nhiệm thiếu chính xác hoặc có thể bị ảnh hưởng bới thực tế hành động của anh hoặc chị. Theo tôi để tránh tình trạng này anh nên thu thập chứng cứ về khả năng chăm sóc con của vợ. Tiếp đó nộp đơn ra tòa xin thay đổi quyền nuôi dưỡng. Hoặc thống nhất với vợ anh bằng văn bản về quyền và trách nhiệm chung.

    Chúc anh khỏe.

     
    Báo quản trị |  
  • #309321   14/02/2014

    phamthanhmai91
    phamthanhmai91

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về Quyền thăm nom con sau khi ly hôn: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

    Theo quy định nêu trên thì bạn có quyền được thăm nom con sau khi ly hôn. Hiện nay, chưa có bất kỳ một văn bản nào quy định chi tiết cụ thể về việc thăm nom con như thế nào. Trường hợp, nếu bạn muốn được đón cháu  thì  bạn nên thỏa thuận tại Tòa án về việc nêu trên. Khi Tòa án đã ghi nhận sự thỏa thuận thì chị dâu bạn có nghĩa vụ phải chấp hành theo quyết định đó.

     

    http://luathoabinh.com - TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội

    Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: http://luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com