Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng đã có trước khi bảo hộ

Chủ đề   RSS   
  • #599546 28/02/2023

    ltd240195

    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:30/06/2022
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 1340
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 17 lần


    Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng đã có trước khi bảo hộ

    Tôi định nhờ mọi người tư vấn về bản quyền trái thanh long tên LĐ 1. Hiện nay, Huyện Chợ Gạo TG, là huyện có diện tích thanh long trên 7.000 ha, gồm hai loại ruột trắng và ruột đỏ. Lúc ban đầu người dân mua giống về tự trồng. Sau đó nông dân tự nhân giống. Đủ loại giống H 14, H 17 là thanh long ruột đỏ. Có một số người dân tự mua giống từ các Cơ sở bán giống trên địa bàn.
     
    Đến này 2023, Công ty Hoàng Phát có trụ sở tại tại Thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành Long An báo tin rằng Công ty Hoàng Phắt đã mua bản quyền giống thanh lòng ruột đỏ tên LĐ 1. Do đó, nông dân phải chịu nộp phí bản quyền cho Công ty Hoàng Phát. Nhận được thông tin này người trồng thanh long ruột đỏ thấy yêu cầu của Hoàng Phát là không đúng. Mọi người có thể hỗ trợ mình vấn đề này không?
     
    216 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #599550   28/02/2023

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2002)
    Số điểm: 13513
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 255 lần


    Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng đã có trước khi bảo hộ

    Về vấn đề của bạn, tại Điều 189 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (có sửa đổi) nêu như sau:
     
    "Điều 189. Quyền tạm thời đối với giống cây trồng
     
    1. Quyền tạm thời đối với giống cây trồng là quyền của người đăng ký bảo hộ giống cây trồng phát sinh từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố đến ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong trường hợp giống cây trồng không được cấp Bằng bảo hộ thì người đăng ký bảo hộ không có quyền này.
     
    2. Trong trường hợp người đăng ký biết giống cây trồng đăng ký bảo hộ đã được người khác thực hiện các hành vi quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Luật này thì từ thời điểm đơn được công bố chấp nhận hợp lệ, người đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc đã nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng, trong đó ghi rõ ngày nộp đơn và ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được chấp nhận hợp lệ để người đó chấm dứt việc sử dụng giống cây trồng hoặc tiếp tục sử dụng.
     
    3. Trong trường hợp đã được thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng giống cây trồng thì khi Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp, chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người đã sử dụng giống cây trồng phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng."
     
    ==> Theo đó, nếu giống cây trồng đã được các hộ dân trồng trước khi Công ty Hoàng Phát nộp đăng ký ký bảo hộ thì lúc này công ty có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc đã nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Khi đã thông báo và Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp thì công ty mới có thể yêu cầu người đã sử dụng giống cây trồng trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng. Còn nếu không thông báo thì cũng không có căn cứ yêu cầu khoản tiền đền bù cho giống cây trồng đã thực hiện trồng trước khi được cấp bằng bảo hộ.
     
    Ngoài ra, tại Khoản 24 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 cũng có nêu các trường hợp không bị xem là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng như sau:
     
    - Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;
     
    - Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thử nghiệm;
     
    - Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng khác, trừ trường hợp quy định tại Điều 187 của Luật này;
     
    - Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình..."
     
    Theo đó, nếu các hộ dân thuộc các trường hợp trên thì sẽ không bị công ty Hoàng Phát yêu cầu nộp phí bản quyền.
     
    Còn nếu không thuộc các trường hợp đã nêu ở trên thì khi công ty Hoàng Phát được cấp văn bằng bảo hộ, công ty có các quyền liên quan đến giống cây trồng và có quyền yêu cầu phí bảo quyền. Bạn có thể tham khảo thêm điều kiện được bảo hộ đối với giống cây trồng theo Điều 157 trở đi của Luật Sở hữu trí tuệ (có sửa đổi) nhằm xác định xem công ty Hoàng Phát có đáp ứng điều kiện cấp hay không.
    Cập nhật bởi MewBumm ngày 28/02/2023 06:21:43 CH chính tả
     
    Báo quản trị |  
  • #599607   28/02/2023

    Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng đã có trước khi bảo hộ

    Chào bạn, đối với câu hỏi của bạn mình có một số ý kiến như sau:

    Căn cứ Khoản 5 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

    “Điều 4. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    5. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

    …”

    Như vậy, giống cây trồng mới do tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu thì mới có quyền đối với giống cây trồng đó

    Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

    “Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

    4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.”

    Như vậy, quyền đối với giống cây trồng chỉ được xác lập khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng

    Mặt khác, Điều 194 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2022 quy định:

    “Điều 194. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng

    1. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định.

    2. Trường hợp quyền đối với giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển nhượng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.

    3. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

    4. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng tạo ra từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ.”

    Như vậy, khi nhận chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng thì bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định. Do đó, nếu Công ty Hoàng Phát đã nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng là thanh long ruột đỏ tên LĐ 1 thì có các quyền đối với giống cây trồng này.

     
     
    Báo quản trị |