Quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất tại VN của người nước ngoài, Việt kiều

Chủ đề   RSS   
  • #20059 11/11/2008

    Samuel

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 785
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất tại VN của người nước ngoài, Việt kiều

    Thưa luật sư.
    Tôi muốn hỏi về việc người việt mang quốc tịch nước ngoài, khi về việt nam muốn mua 1 căn hộ, thì có được phép đứng tên làm chủ sở hữu căn hộ đó hay không(đối với căn hộ hay 1 căn hộ chung cư). Theo tôi được biết thì chỉ có người mang quốc tịch việt nam mới được đứng tên chủ sở hữu, còn đối với người mang quốc tịch nước ngoài thì không. liệu có phải là như vậy không. Còn nếu nhờ người thân trong gia đình đứng tên sở hữu, thì sau này tôi có mất quyền làm chủ nếu như người đó bán căn hộ mà tôi đã mua và nhà đứng tên chủ sở hữu căn hộ đó.
    Rất mong nhận được sự trả lời.
    Cập nhật bởi rongcon83 ngày 17/03/2010 12:52:05 PM
     
    52436 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #22337   05/08/2009

    einsvina
    einsvina

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sở hữu nhà đất khi sắp nhập quốc tịch nước ngoài

    #ccc" align="center">

    Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu!

    Các bài viết không dấu sẽ bị xem là bài viết vi phạm!
    Bài viết vi phạm sẽ bị xóa!

    Xin được trình bày rõ hơn:
    Em gái tôi đang đứng tên chủ quyền 1 số nhà đất nhưng chuẩn bị nhập quốc tịch nước ngoài do đã lấy chồng Hàn quốc được 2 năm. Xin hỏi là khi làm thủ tục đổi quốc tịch nước ngoài thì có cần thay đổi chủ quyền nhà đất đó hay không ? nếu không đổi thì chủ quyền đó có hợp pháp hay không ? Xin  vui lòng tư vấn. Xin cám ơn

    Theo Luật Quốc tịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1-7 sắp tới đây, để được hưởng các quyền, lợi ích và nghĩa vụ như công dân VN, em bạn mà chưa mất quốc tịch VN cần phải đăng ký giữ quốc tịch VN với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm từ ngày 1-7.

    Cập nhật bởi quoctranllc vào lúc 26/06/2009 17:59:26

    Xin cám ơn ý kiến tư vấn của bạn – Nhưng xin được hỏi rõ thêm là khi đăng ký giữ quốc tịch VN với cơ quan đại diện VN ở nước ngoài thì có nghĩa là hoãn nhập quôc tịch nước ngoài phải không ? Trường hợp không thể hoãn được thì các giấy tờ chủ quyền nhà đất có còn hiệu lực không ? Hoặc phải bắt buộc sang tên cho người khác ? Xin vui lòng góp ý và chỉ dẫn dùm. Vô cùng cám ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #22338   30/06/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


     

    Hiện tại, khi chưa nhập quốc tịch ROK, em của bạn vẫn có một quốc tịch là quốc tịch VN. Cô ấy cứ tiến hành làm thủ tục nhập quốc tịch ROK bình thường, không việc gì phải hoãn. Đạo luật Quốc tịch của nước sở tại không quy định đối với trường hợp nhập quốc tịch ROK thuộc diện đơn giản hoá (hôn nhân), khi đăng ký giữ quốc tịch VN thì phải hoãn nhập quc tịch ROK. Sau khi có quốc tịch ROK, cô ấy đến cơ quan đại diện nêu trên để đăng ký giữ quốc tịch VN. Ngày nào còn mang quốc tịch Việt Nam thì ngày đó cô ấy vẫn là công dân Việt Nam. Bạn yên tâm nhé.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #22339   30/06/2009

    HaiVy88
    HaiVy88
    Top 500
    Female
    Mầm

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2009
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 39 lần


    Thưa bác quoctranllc,
    không biết luật quốc tịch của Hàn Quốc có bắt buộc phải bỏ quốc tịch gốc không ạ?
    Nếu bắt buộc bỏ quốc tịch gốc, mới cho nhập như nhiều nước khác thì sao bác?

     
    Báo quản trị |  
  • #22340   30/06/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


     

    Chào chú haivy88 & einsvina,

     

    Nguyên tắc của luật quốc tịch ROK là công dân ROK chỉ có 1 quốc tịch ROK. Trường hợp kết hôn với công dân ROK, cô em nói trên có thể giữ quốc tịch VN trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 2 năm kể từ ngày có quốc tịch ROK.

     

    Sau khi có quốc tịch ROK, cô ấy chưa có đầy đủ các quyền công dân của nước sở tại. Để có đầy đủ các quyền công dân đó, cô ấy phải hoàn tất thủ tục hậu nhập tịch trong đó có thủ tục từ bỏ quốc tịch VN trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có quốc tịch ROK. Nếu không thì quốc tịch ROK của cô ấy tự động mất hiệu lực.

     

    Tuy nhiên, trong trường hợp gặp những trở ngại không thể tránh được trong việc hoàn tất thủ tục nêu trên, cô ấy có quyền xin bảo lưu quốc tịch ROK. Theo quy định, có hai trường hợp được bảo lưu quốc tịch ROK:

     

    (1) Nếu thủ tục xin thôi quốc tịch của VN kéo dài trên 6 tháng khiến không thể hoàn tất thủ tục từ bỏ quốc tịch VN trong thời hạn quy định, nhưng cô ấy đã làm thủ tục, nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch VN. Trường hợp này cô ấy phải nộp cho Bộ trưởng Bộ tư pháp ROK văn bản, tài liệu chứng minh về vấn đề trên.

     

    (2) Trường hợp cô ấy sống ở nước ngoài (không phải là ROK và VN), hoặc mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị xuất cảnh sang ROK để sinh sống lâu dài, hoặc trường hợp vì bất cứ lý do đặc biệt nào khác được Bộ trưởng Bộ tư pháp ROK công nhận. Trường hợp này cô ấy phải nộp cho Bộ trưởng Bộ tư pháp ROK văn bản giải thích những tình huống trở ngại đó.

     

    Nếu rơi vào một trong hai trường hợp vừa nêu, cô ấy sẽ được cấp Công văn xác nhận về việc tạm hoãn thủ tục từ bỏ quốc tịch nước ngoài. Sau đó, cô ấy vẫn phải tiếp tục hoàn tất thủ tục từ bỏ quốc tịch VN của mình trong thời hạn 02 năm kể từ ngày có quốc tịch ROK.

     

    Trong thời gian hai năm này, em gái của bạn einsvina có thời gian để giải quyết vấn đề tài sản của mình ở VN.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #22341   06/07/2009

    HaiVy88
    HaiVy88
    Top 500
    Female
    Mầm

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2009
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 39 lần


    Cám ơn Bác quoctranllc đã giải thích, nhưng cháu còn thắc mắc một điều nữa, là nếu không còn quốc tịch Việt Nam nữa, thì theo luật mới ban hành là:

    - Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b (Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài) khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”

    Như vậy theo ý Bác là trong thời gian còn quốc tịch Việt Nam phải tranh thủ bán các tài sãn còn lại hoặc sang tên cho người khác sao? Không có các nào khác để giử trọn số tài sãn mà em gái của bạn einsvina đang đứng tên chủ quyền? Xin Bác giúp ý kiến thêm. Chân thành cám ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #22342   05/08/2009

    phamthanhtaimd
    phamthanhtaimd
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2008
    Tổng số bài viết (437)
    Số điểm: 2279
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần


    Chào Luật sư!
    Sau khi đọc nội dung trao đổi trên đây, tôi cũng có một chút thắc mắc cần bạn giải thích cụ thể.
    Tôi không rõ nếu khi người đó thôi quốc tịch Việt Nam mà còn sở hữu (đứng tên) một số tài sản đặc biệt như nhà, đất thì sẽ giải quyết phần tài sản này như thế nào? Nếu sau này mới tiến hành chuyển nhượng có được không?

    Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài

    - Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

    ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.

    ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477

    Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com

    Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com

     
    Báo quản trị |  
  • #23155   28/10/2009

    hochoi2007
    hochoi2007

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sỡ hữu nhà khi đi định cư nước ngoài

    Hiện tại vợ chồng Tôi đang đứng chủ quyền 1 căn nhà ở Gò Vấp. Nếu đúng như kế hoạch thì sang năm 2010, gia đình Tôi sẽ sang Úc định cư; Nên nhờ Quý luật sư tư vấn hộ:

    - Tôi muốn giữ nguyên tên vợ chồng Tôi trên giấy chủ quyền như vậy có được không? Sau khi Tôi đi định cư tại Úc, Nhà nước Việt Nam có còn công nhận Tôi & vợ Tôi là chủ sở hữu tài sản đó không? 

    - Nếu được thì theo điều nào, khoản nào của Luật, Nghị định, Thông tư nào? Chúng Tôi cần phải làm gì để được Nhà nước Việt Nam công nhận Tôi & vợ Tôi là chủ sở hữu tài sản đó

    - Nếu không được thì theo điều nào, khoản nào của Luật, Nghị định, Thông tư nào?

    - Ngoài ra khi đã sang định cư tại nước ngoài, nếu Mẹ Tôi ở Việt Nam có viết di chúc để lại bất cứ tài sản nào khác cho Tôi thì Tôi có được quyền thừa hưởng không? Nếu được thì dựa theo quy định trong Luật, Nghị định, Thông tư nào?

    Vài dòng nhờ tư vấn hộ.

    Chân thành cảm ơn.

    Thân chào.

     
    Báo quản trị |  
  • #23156   28/10/2009

    Tuanlawyer1298
    Tuanlawyer1298
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2009
    Tổng số bài viết (472)
    Số điểm: 2530
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 78 lần


       Đặt giả thiết bạn đi công tác nước ngoài, công việc bắt buộc bạn phải ở bên đó và không biết khi nào bạn mới trở về VN. Như vậy ,quyền sở hữu đối với ts của bạn có lý do gì bị chấm dứt? Theo tôi bạn chỉ cần uỷ quyền cho người nào đó đáng tin cậy quản lý sử dụng tài sản của bạn( chỉ chiếm hữu , sử dụng - không định đoạt) theo một thời hạn nhất định nào đó . Khi hết thời hạn này bạn lại tiến hành uỷ quyền tiếp. Bạn có quyền hưởng di sản thừa kế  cho dù bạn  ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Chỉ sợ bạn từ chối nhận thừa kế nghĩa vụ thôi.
     Tôi thấy có vẻ bạn là người có học, có tiền sao không yêu cầu văn phòng luật sư  tư vấn bằng văn bản , hay tư vấn trực tiếp ? Khi bạn trả tiền cho họ rồi thì có thể yêu cầu viện dẫn nghị định nào, thông tư nào và tại sao..... nữa . Còn ở đây, bản thân tôi đã học và làm việc được trên 15 năm chỉ có thể tư vấn cho bạn như vậy thôi .
     Mong bạn thông cảm nhé! Ls Nguyễn Đình Tuấn.

    Luật Sư Nguyễn Đình Tuấn, Giám đốc Công ty luật Nhật Chiêu - Đoàn luật sư Hà Nội

    - Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách.

    - Dịch vụ luật sư gia đình cho người giàu.

    - Các dịch vụ pháp lý khác.

    ĐT 0903293928; 043.7197039 Email: lstuannd@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #23491   29/12/2009

    bolidelonely
    bolidelonely

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Người nước ngoài đứng tên quyền sử dụng đất

    $0 $0Tôi muốn nhờ các luật sư tư vấn giúp một số vấn đề:$0 $01. Một đôi vợ chồng, chồng là người nước ngoài và vợ là công dân VN, liệu đôi vợ chồng này có thể đứng tên chung trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?$0 $02. Trong trường hợp người chồng này không được đứng tên thì có cách nào đảm bảo quyền lợi của người chồng trong viêc sử dụng định đoạt quyền sử dụng đất này không?$0 $03. Tiền mua quyền sử dụng đất này được lấy ra từ tài sản chung của vợ chồng, nhưng chỉ có người vợ đứng tên. Khi ly hôn, người chồng có được chia phần quyền tài sản này không.$0 $0Đôi vợ chồng này đã đăng ký kết hôn hợp pháp, đất mua sau khi kết hôn và cả hai vợ chồng thường trú ở Việt nam.$0 $0
     
    Báo quản trị |  
  • #23492   29/12/2009

    vietquanvs
    vietquanvs

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


       Theo quy định tại điểm c khoản 3 điều 43 Nghị định 181/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai. thì :
       Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất mà vợ hoặc chồng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai thì chỉ ghi họ, tên vợ hoặc họ, tên chồng là cá nhân trong nước.
    Như vậy, có thể thấy rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ chỉ ghi tên người vợ.
     
    Báo quản trị |  
  • #44673   04/02/2010

    quan_lawyer
    quan_lawyer

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục mua nhà cho người nước ngoài - một thách thức khi đến cơ quan hành chính

    Xin ý kiến anh chị em luật sư:
    em la nguoi Yen Bái hien nay em co 1 người nuoc ngoai ho mua dat cua nguoi viet nam roi, ho muon sang ten cho ho co duoc khong, em hoi tren  phong dia chinh yen Binh - huyen yên Binh - Yen bai ho tra loi la khong lam duoc, vay rat mong anh chị em tu van giup em, neu anh co cac giay to lien quan den thu tuc anh  chi vui lòng gui cho em tham khao dc khong? rat mong duoc su hop tac cua anh chị em.
    em Vi Thi Phuo, Yên Bái
     
    Báo quản trị |  
  • #44674   04/02/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Nghị định 51/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 (có hiệu lực từ ngày 1/8/2009) hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết 19/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

    Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn về giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện được mua, được thừa kế, được tặng cho và sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài; trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam……. (điều 1)

    Tại điều 5 quy định Giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện được mua, được thừa kế, được tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam áp dụng đối với cá nhân nước ngoài.

    Theo đó, ngoài điều kiện Cá nhân nước ngoài phải có hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, còn phải kèm theo một trong các Giấy tờ chứng minh đối tượng được mua, được thừa kế, được tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:

     

    - Đối với trường hợp là người vào đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thì phải có tên trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc trong giấy tờ tương ứng với hoạt động đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) còn thời hạn từ một năm trở lên hoặc có giấy tờ chứng minh là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý của doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam;

    - Trường hợp là người được các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật doanh nghiệp thuê giữ các chức danh tổng giám đốc, giám đốc và cấp phó của doanh nghiệp hoặc trưởng, phó các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp thì phải có hợp đồng thuê giữ chức danh quản lý hoặc có quyết định bổ nhiệm được lập bằng tiếng Việt;

    - Trường hợp là người có công đóng góp với đất nước thì phải có Huân chương hoặc Huy chương của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng;

    - Trường hợp là người có đóng góp đặc biệt cho đất nước thì phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực cá nhân nước ngoài có đóng góp và gửi tới Bộ Xây dựng xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ có văn bản cho phép;

    - Trường hợp là người vào Việt Nam làm việc trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, xã hội, luật sư thì phải có văn bằng chứng minh có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo một trong các giấy tờ sau đây:

    + Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

    + Giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

    - Trường hợp là người có kỹ năng đặc biệt thì phải có giấy tờ xác nhận về chuyên môn, kỹ năng của hiệp hội, hội nghề nghiệp Việt Nam hoặc của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực mà người nước ngoài có chuyên môn, kỹ năng kèm theo giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải có giấy phép hành nghề) hoặc Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật không yêu cầu phải có giấy phép hành nghề);

    - Trường hợp là người kết hôn với công dân Việt Nam thì phải có giấy tờ chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân của vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam.

    Và Giấy tờ chứng minh điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (khoản 2 điều 5) gồm:


    Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc giấy tờ chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp và không thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23 tháng 8 năm 1993 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    Điều 9 Nghị định cũng quy định, đối với người đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải nộp 1 bộ hồ sơ hợp lệ tại sở xây dựng nơi có căn hộ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, sở xây dựng thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký. Thời hạn cấp giấy chứng nhận tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian bổ sung giấy tờ (nếu có).


    Nghị định còn nêu rõ những trường hợp đang có sở hữu 1 nhà ở tại Việt Nam thì không được sở hữu các nhà ở khác trong phạm vi toàn quốc.

    Bạn nghiên cứu thêm Nghị định 51 và Nghị quyết 19 để biết chi tiết hơn và đối chiếu với trường hợp của bạn nhé.

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 03/11/2010 10:19:25 AM Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 03/11/2010 10:18:32 AM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #45755   03/03/2010

    vuvivi2006
    vuvivi2006

    Sơ sinh

    Leipzig, Germany
    Tham gia:23/02/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    trả chủ quyền cho chính chủ?

    nhờ ls và các bạn tư vấn giùm.
    tôi là người viêt nam đinh cư ở nước ngoài .năm 2003 tôi có mua một mảnh đất và làm nhà trọ cho thuê đến nay,nhưng vì điều kiện lúc đó tôi đã nhờ anh chị tôi đứng tên chủ quyền và sử dụng căn nhà đó mọi lợi tức anh chị tôi hưởng.Tới nay chính phủ đã mở rộng cho đối tượng người VN định cư ở nước ngoài được mua nhà tại VN.......nay tôi muốn anh chị tôi chuyển tên chủ quyền cho tôi  nhằm tránh dủi do sau này,nhưng đã vấp phải mâu thuẫn.Anh chỉ tôi yêu cầu nếu trả lải nhà cho tôi với điều kiện tôi phải hỗ trợ lo chỗ ở mới như trong bản cam kết anh chị tôi viết cùng thành viên trong gia đình đã ký.vậy xin hỏi ls và các bạn anh chị tôi có đúng ,tôi có lấy lại đươc nhà?và có phải bồi thường anh chị tôi?

    xin cảm ơn tư vấn của ls và các bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #45756   28/02/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Germany > Leipzig Tham gia: 23/02/2010 Xem tất cả chủ đề Xem tất cả bài viết trả chủ quyền cho chính chủ?

    Đó là việc gia đình và cách tốt nhất là hai bên nên tự thõa thuận với nhau, tuy nhiên nếu không thễ giãi quyết nội bộ thi bạn phãi khỡi kiện ra tòa đễ giành lại quyền lợi cho mình.Bạn cần lưu ý là ra tòa thì phãi có chứng cứ chứ không thễ chĩ nói suông và trong 1 số trường hợp có thễ bạn sẽ bị xữ lý về hành vi mua đất trái phép ( chỉ được hưỡng phần giá trị, chỉ được nhận lại phần vốn ban đầu và bị thu hồi giá trị chênh lệch v.v....) đồng thời bạn cũng có thể phãi hỗ trợ cho người giữ đất theo đúng các hợp đồng mà các bên đã ký kết ( nếu có ).

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #45757   01/03/2010

    vuvivi2006
    vuvivi2006

    Sơ sinh

    Leipzig, Germany
    Tham gia:23/02/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào anh Đào Kim Lân,chào các bạn
    Rất cám ơn về tư vấn của anh.tất nhiên việc gia đình ra toa giài quyết là bước đường cùng,nhưng hiểu biết thêm chút luật thì ko thừa.chứng cứ của tôi có chỉ là tờ cam kết của chị và các thành viên trong gia đình ký,công nhận rằng đó là đất và nhà của tôi như vậy có đủ ko?.còn trường hợp nếu bị sử lý hành vi mua đất traí phép thì có làm trong điều luật nào ko? cho toi thông tin này.Người giữ đất giữ nhà hộ có lợi tức hàng tháng từ  mảnh đất và căn nhà đó thì tòa có tính ko?và tính như thế nào?chúng tôi chỉ có hợp đồng mồm với nhau thôi.mong anh Lân và các bạn tư vấn cho tôi một lần nữa.nếu có tài liệu niên quan cho tôi xin.

    chân thành cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #45758   02/03/2010

    minhnguyetlam
    minhnguyetlam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2008
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Gửi bạn vuvivi2006,

    Theo hướng dẫn nghiệp vụ của Tòa án Nhân dân Tp HCM về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà đất nhưng nhờ người khác đứng tên hộ, tương tự trường hợp của bạn, nếu có phát sinh tranh chấp thì giải quyết như sau:
    (Lưu ý cách giải quyết này chỉ được áp dụng khi bạn chứng minh được bạn là chủ sở hữu thực sự tài sản và nhờ người khác đứng tên hộ. Bạn có thể chứng minh bằng các biên nhận chuyển tiền, các nhân chứng chứng kiến việc bạn mua nhà đất, giao nhận tiền... )

    - Trường hợp bạn thuộc đối tượng được quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sơ hữu đất ở thì Tòa án công nhận quyền sở hữu nhà đất mà bạn đã bỏ tiền ra mua.
    - Trường hợp bạn không thuộc diện được quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: Tòa án sẽ tiến hành định giá lại nhà đất, xem xét nếu người đứng tên dùm có nhu cầu mua lại thì Tòa công nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất cho họ và buộc họ trả lại cho bạn đúng số tiền mà bạn đã bỏ ra để mua trước đây. Nhưng nếu giá trị nhà đất lúc xét xử lớn hơn số tiền lúc mua thì bạn và người đứng tên dùm mỗi bên được hưởng 1/2 giá trị chênh lệch. Còn nếu giá trị nhà đất lúc xét xử nhỏ hơn lúc mua thì bạn chỉ được nhận lại số tiền theo mức đã định giá lúc xét xử.

    Nếu bạn có ký vào bản cam kết hỗ trợ nơi ở cho người đứng tên dùm thì bạn phải thực hiện, còn kg thì tùy lòng hảo tâm của bạn thôi, chẳng ai có thể ép buộc bạn. Đây là giao dịch dân sự, bạn sẽ chẳng bị xử lý gì đâu, bạn yên tâm đi.

    Đôi lời tham khảo cho bạn.
    Chúc bạn mau giải quyết được những rắc rối.

     
    Báo quản trị |  
  • #45759   02/03/2010

    vuvivi2006
    vuvivi2006

    Sơ sinh

    Leipzig, Germany
    Tham gia:23/02/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào các bạn.
    chào chị Minh Nguyệt,cám ơn chị đã tư vấn cho tôi.
    xin hỏi chị giá lúc mua và lúc xét xử được tính như thế nào?
    giá lúc mua tính theo hợp đồng mua bán hay tính theo giá qui định của nhà nước?
    giá trị lúc xét xử cũng vậy?

    chúc sức khỏe chị và luôn thành đạt trong cuộc sống.
     
    Báo quản trị |  
  • #45760   03/03/2010

    minhnguyetlam
    minhnguyetlam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2008
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Gửi bạn vuvivi,
    Về nguyên tắc, giá lúc mua là giá tính theo Hợp đồng mua bán. Trường hợp giá ghi trên Hợp đồng không đúng (thấp hơn) với giá thực tế bạn đã mua thì còn tùy Tòa án xem xét... Giá lúc xét xử là giá (kết quả) định giá do Hội đồng định giá của Tòa án xác định.

    Cám ơn lời chúc của bạn nhé, chúc mọi việc suôn sẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #45775   09/03/2010

    weather
    weather

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sở hữu nhà do cha mẹ để lại có yếu tố nước ngoài

    Xin chào luật sư tư vấn!
    Cho tôi được hỏi về trường hợp của chú tôi như sau:
    Chú tôi hiện sống tại Mỹ và gửi tiền về Việt Nam cho bà nội tôi xây 1 căn nhà, do bà nội tôi đứng tên. Nay bà nội tôi tuổi đã cao, muốn để lại căn nhà đó cho chú tôi đứng tên sở hữu, được sự đồng thuận của tất cả các người con là các cô, chú, bác và ba tôi.
    Như vậy về phương diện pháp luật, gia đình tôi nên tiến hành các thủ tục gì để chú tôi được đúng tên sở hữu căn nhà đó? Theo như tôi được biết thì việt kiều muốn sở hữu nhà tại Việt Nam pải làm thủ tục xin giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam và phải cư trú tại VN từ 3 tháng trở lên. Nếu trường hợp chú tôi được bà nội tôi tặng cho hoặc viết di chúc thừa kế, thì có nằm trong trường hợp trên không?
    Và nếu chú tôi không thể về Việt Nam cư trú 3 tháng trở lên thì có thể ủy quyền cho các cô chú tôi tại Việt Nam làm thủ tục thay được không?
    Rất mong được sự tư vấn của quý vị. Xin chân thành cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #45776   09/03/2010

    huukientran
    huukientran

    Sơ sinh

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn. Bạn không cho biết chú của bạn có còn giữ quốc tịch Việt nam không nên không trả lời cụ thể cho bạn được. Nếu chú bạn còn quốc tịch VN thì thực hiện chuyển quyền bình thường như 2 công dân VN với nhau. Nếu như chú bạn không còn quốc tịch VN mà lại không về ở VN được thì gia đình bạn nên để người khác đứng tên quản lý. Khi nào có điều kiện thì thay đổi sang cho chú bạn. Lưu ý: cần chọn người đủ tin tưởng để đứng tên thay.
    Thân ái chào bạn.
     
    Báo quản trị |