Quyền nuôi con sau ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #196658 26/06/2012

    thulan.kgvn

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền nuôi con sau ly hôn

    Xin chào luật sư !

    Đây là lần đầu tiên tôi đăng ký thành viên vào diễn đàn chỉ muốn nhờ luật sư tư vấn giúp anh tôi về quyền nuôi con sau ly hôn.

    Anh tôi và chị dâu tôi ở với nhau có 1 con trai hơn 4 tuổi. Hiện nay tình cảm và cuộc sống của 2 vợ chồng mâu thuẫn đến nỗi không thể sống chung với nhau được ( Do bên nhà chị dâu cũng không muốn chị tiếp tục sống với anh tôi ) nên anh tôi dù có muốn núi kéo để con cái không phải thiệt thòi vì cha me ly hôn cũng không thể sống chung với chị được nữa.

    Tôi thay anh tôi nhờ luật sư tư vấn giúp làm thế nào để dành được quyền nuôi con. Hiện tại anh tôi là kỹ sư có công việc làm ổn định và thu nhập ổn định trên 10 năm nay trong khi chị dâu chưa có việc làm ( nghỉ làm hơn 2 năm nay ). Khi 2 vợ chồng mâu thuẫn chị đã tự ý gom đồ đạt về quê và tự ý rước con tại trường mầm non về quê ngoại mà không có sự đồng ý của anh tôi. Sau đó rất nhiều lần anh tôi muốn dắt con về quê nội để thăm ông bà mà chị dâu không đồng ý và giằng co với anh tôi với ý định buột anh tôi ly hôn( có sự hối thúc của cha mẹ vợ anh tôi). Ngay cả khi các cô các chú của cháu điện thoại hỏi thăm cháu mà chị vẫn không cho các cô chú được nói chuyện hay được gặp cháu và chị đã dạy cháu không được tiếp xúc với bên Nội nhằm cắt đứt mối quan hệ với bên nội của cháu, chị đã gieo vào đầu cháu những ảnh hưởng không tốt về cha và các cô các chú kể cả ông bà nội.

    Trong khi ông bà nội nuôi cháu từ khi cháu được 4 tháng tuổi ( để anh chị đi làm việc ) đến khi cháu được 3 tuổi ông bà mới đưa con về TP.HCM để con được đi học ( Vì cha mẹ cháu làm việc tại TP.HCM trong thời điểm đó chị đã nghỉ làm được 1 năm ). Hiện tại sức khỏe của chị ko tốt ( máu nhiễm mỡ ) lúc khỏe, lúc không khỏe chị lại không có trình độ chuyên môn. Điều kiện sống dưới quê đến nay vẫn chưa cho cháu đi học trở lại.

    Như vậy trong trường hợp vợ chồng ly dị như của anh tôi phải làm thế nào để dành quyền nuôi con để con được phát triển 1 cách toàn vẹn trở thành công dân tốt, một lao động trí thức sau này có ích cho xã hội. Nhờ các luật sư tư vấn giúp tôi để tôi hướng dẫn anh tôi làm các thủ tục cần thiết. Hiện tại anh tôi bị áp lực từ nhiều phía nên không có thời gian để hỏi các luật sư.

     
    7898 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #196781   26/06/2012

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn ! Nếu anh bạn muốn giành quyền nuôi con thì trước tiên anh bạn phải làm thủ tục xin ly hôn và yêu cầu Tòa giao con cho mình, tuy nhiên quyết định của Tòa phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề khác nhau, liên quan đến tâm tư, hoàn cảnh và điểu kiện thực tế của các bên. Muốn thắng kiện, anh bạn phải chứng minh mình là người mang lại môi trường tốt nhất cho trẻ ( mà cái này cũng không phải đơn giản). Nhưng dù cho người nào thắng kiện, người kia vẫn có trách nhiệm chăm sóc và tham nom con theo quy định. Thân ái !!!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimlalaw vì bài viết hữu ích
    thulan.kgvn (27/06/2012)
  • #196859   27/06/2012

    thulan.kgvn
    thulan.kgvn

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào Luật Sư !

    Vậy để chứng minh những điều kiện như trên cần phải làm những thủ tục gì? Nhờ luật sư tư vấn giúp các thủ tục pháp lý cho anh tôi để tiến hành biện pháp ly hôn dành quyền nuôi con trong điều kiện tốt nhất cho trẻ.

    Anh tôi và tất cả thành viên trong đại gia đình tôi bao gồm các ông chú bà cô, ông bà nội và các cô chú của cháu đều mong cho cháu được học tập và phát triển ở môi trường được đào tạo và rèn luyện tốt nhất cho cháu. Tất cả các cô chú của cháu đều là cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ , giảng viên kể cả anh tôi cũng là kỹ sư - trưởng phòng kỹ thuật công ty TNHH dịch vụ tin học FPT tại TP.HCM. cho nên về điều kiện kinh tế và đào tạo cho cháu đều rất tốt để cháu phát triển 1 cách toàn diện. Trong khi bên ngoại hoàn toàn làm nông và các dì cậu đều không có trình độ chuyên môn cuộc sống nông dân không chú trọng đến việc phát triển của cháu sau này. Trong khi cháu đang được đi học thì bị mẹ cháu bắt về quê không cho cháu tiếp tục đi học... lại dạy cho cháu hình ảnh không tốt về cuộc sống, nhận thức - ghét bỏ cha, từ bỏ họ hàng bên nội. Chính vì thế tôi rất mong luật sư tư vấn giúp và hướng dẫn giúp anh tôi có được đầy đủ các thủ tục cũng như các hồ sơ pháp lý để nộp cho tòa án xin được dành quyền nuôi con.

    Còn 1 vấn đề nữa, anh chị tôi đăng ký kết hôn tại tỉnh kiên giang - Quê quán của anh tôi ( có hộ khẩu thường trú tại Kiên Giang ) Chị dâu thì không chịu nhập hộ khẩu về nhà tôi ( từ khi 2 người kết hôn - lấy lý do phân chi tài sản đất đai bên chị ). Điều này bên gia đình tôi không quan tâm và cũng để cho vợ chồng anh tôi tự quyết định đến nay chị vẫn không có tên trong hộ khẩu bên chồng. Vậy xin hỏi luật sư anh tôi sẽ phải nộp đơn xin ly hôn cho tòa án nào? tại nơi đăng ký kết hôn hay tại một trong 2 quê quán của chồng hoặc vợ ? xin luật sư tư vấn giúp.

    Chân thành cám ơn!

     

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #203241   24/07/2012

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn ! Việc chuẩn bị cái gì để có thể thuận lợi trong việc giành quyền nuôi con tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng người như công việc, nghề nghiệp, mức lương, điều kiện sống, quan hệ gia đình v.v...Nếu các thanh viên trong gia đình thành đạt thì cũng là một tình tiết có lợi, anh bạn nên trình các chứng cứ đó cho Tòa. Về thẩm quyền giải quyết thì anh bạn nên nộp đơn nơi vợ mình thực tế cư trú ( không nhất thiết phải là nơi có hộ khảu) để thuận lợi trong việc giải quyết vụ án. Thân !!!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Đào Kim Lân - Email: kimlalaw2000@yahoo.com