Quyền nuôi con sau khi ly hôn được giải quyết như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #612722 13/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    Quyền nuôi con sau khi ly hôn được giải quyết như thế nào?

    Ly hôn là một trong những quyết định khó khăn nhất mà các cặp vợ chồng có thể đối mặt. Khi quyết định ly hôn, một trong những vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết là quyền nuôi con.

    Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quyền nuôi con sau khi ly hôn được giải quyết như thế nào?

    Trong quá trình ly hôn, việc quyết định ai sẽ nuôi con luôn là một thách thức lớn đối với cả hai bên. Quyền lợi của con cái phải được đặt lên hàng đầu, và các quyết định liên quan đến quyền nuôi con phải đảm bảo rằng con cái sẽ được chăm sóc và nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất. 

    (1) Quyền nuôi con sau khi ly hôn được giải quyết như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    - Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình , Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    - Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con

    + Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con

    + Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con

    Xem thêm bài: Người cha có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn không?

    Theo Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đề cập:

    Khi xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây:

    + Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột.

    + Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi.

    + Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ.

    + Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con.

    + Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con.

    + Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con.

    + Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.

    Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình và khoản 3 Điều 208 của Bộ luật Tố tụng dân sự phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

    + Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình.

    + Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con.

    +Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con.

    “Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” quy định tại khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Ví dụ: Trường hợp người mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, không còn khả năng đi lại thì Tòa án không giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    - Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    - Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Trường hợp điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người cha không tốt hơn điều kiện của người mẹ hướng dẫn tại khoản 3 Điều 81 thì Tòa án quyết định giao con cho mẹ trực tiếp nuôi.

    Như vậy, sau khi ly hôn, vợ, chồng tự  thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. 

    Trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam quy định con  dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng

    Xem thêm bài: Người cha có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn không?

    (2) Cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

    Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

    - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    Bên cạnh đó, mức cấp dưỡng nuôi con quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

    - Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    - Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Như vậy, cha mẹ sau khi ly hôn không trực tiếp nuôi dưỡng con cái thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, mức cấp dưỡng có thể do hai vợ/chồng tự thỏa thuận trong trường hợp không thỏa thuận được có thể nhờ Tòa án giải quyết

    Tóm lại, sau khi ly hôn vợ, chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. 

    Trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam quy định con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng.

    Bên cạnh đó, cha mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng do hai bên tự thỏa thuận trong trường hợp không thỏa thuận được có thể nhờ Tòa án giải quyết.

     

     
    1162 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (22/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận