Quyền nuôi con khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #191828 06/06/2012

    hoacdmn5

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền nuôi con khi ly hôn

    Tôi là giáo viên mầm non, chồng tôi là công an, vợ chồng tôi lấy nhau và có một con trai năm nay 4 tuổi. cuộc sống của gia đình không hạnh phúc, anh ấy không tôn trọng tôi, thường áp đặt tôi vào mọi việc, hay chửi bới, đánh đập tôi. anh ấy bắt tôi phải về quê chồng (Thanh Hóa) sống. hiện tại vợ chồng tôi đang ở Bình Dương. Vợ chồng thường hay cãi nhau, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Tôi muốn ly hôn, như vậy có được tòa chấp nhận không? tôi có được quyền nuôi con không? Tài sản tôi không cần gì hết, tôi chỉ cần con tôi
     
    3791 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #191832   06/06/2012

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Theo quy định của luật HNGĐ 2000 thì khi cuộc sống chung không thể kéo dài,mục đích hôn nhân không đạt được thì một trong hai bên vợ hoặc chồng có quyền làm đơn ly hôn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Căn cứ những nội dung bạn trình bày thì đời sống chung vợ chồng bạn đã trầm trọng vì những hành vi bạo lực gia đình do chồng bạn gây ra đây là căn cứ để bạn làm đơn yêu cầu ly hôn theo quy định. Đối với con chung thì khi ly hôn căn cứ vào điều kiện thu nhập, nuôi dưỡng, giáo dục con chung mà Tòa án sẽ quyết định việc giao con chung cho cha hoặc mẹ và xác định nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con chung. Chào bạn

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
  • #191849   06/06/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


                Chào chị! Trước tiên cho phép tôi gửi tới chị lời cảm thông, lời sẻ chia tới gia đình chị, trường hợp của chị tôi nghĩ anh chị nên cố gắng hòa giải, nếu không thì có thể nhờ gia đình người thân quen để người chồng chị thay đổi theo hướng tích cưc. Tại sao tôi lại khuyên chị như vậy, cũng chỉ là bởi anh chị có với nhau người con hãy để cho người con họ hưởng đầy đủ tình thương của người mẹ, sự che trở của người tra và sự đùm bọc, chăm sóc, quan tâm nuôi dưỡng từ hai người, tất cả vì tương lại của con chị. Nếu thiếu vắng tình thương của người cha đứa bé lớn nên có mặc cảm với xã hội so với những đứa bé cùng trang lứa khác.
              Nếu khi đã không còn hòa hợp được thì chị có thể viết đơn yêu cầu tòa án ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình tại Điều
               Điều 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
               Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.
              Vê nguyên tắc chị muốn được nuôi con khi ly hôn thì chị cần chứng minh chị có đầy đủ điều kiện về tài chính, chỗ ở, thu nhập hàng tháng của chị có đảm bảo việc nuôi dưỡng và chăm sóc người con tốt nhất thì tòa án sẽ căn cứ vào đó để giao con cho chị nuôi dưỡng.
               Tại Điều 92 Luật hôn nhân và gia định như sau
                Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
             1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
               2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
              Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

               Đôi điều ý kiến

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN - CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hotline: 0987.756.263/0947.347.268 - ĐT: 04.8585 7869