Quyền nuôi con khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #525249 07/08/2019

    Zungzin

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Quyền nuôi con khi ly hôn

    Vợ chông em cưới nhau 2 năm và đã có 1 cháu trai vừa tròn 1 năm tuổi. Sau 2 năm chung sống 2 vợ chồng em cảm thấy tình cảm đã hết. Và dẫn đến ly hôn. E muốn hỏi vợ em theo luật sẽ được nuôi con. Nhưng bên nhà ngoại không đủ điêu kiện và trình độ học vấn thấp.kinh tế trước giờ mình em lo hết gd. Vợ em giờ không có nghề nghiệp . Bố mẹ vợ cũng lao động tự do, công việc vất vả và điều kiện không có. Môi trường không bằng bên nội. Em có công việc ổn định . Bố mẹ em đã nghĩ hưu đều có lương hưu . Với hiện trạng như vậy em có đủ điều kiện tốt hơn về mọi mặt thì e có thể được nuôi con không ạ . Mong các bác cho em biết em có thể được nuôi con không ạ
     
    2918 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Zungzin vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #525261   07/08/2019

    ls.nguyenxuantoan
    ls.nguyenxuantoan

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2016
    Tổng số bài viết (55)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

    “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Hiểu về các căn cứ để Tòa án phán quyết quyền nuôi con sẽ giúp bạn có được những lợi thế khi cạnh tranh quyền nuôi con với đối phương. Căn cứ để tòa án giao con cho bạn nuôi nấng sẽ dựa vào các điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần, nguyện vọng của con,…cụ thể như sau:

    - Điều kiện vật chất: tức là điều kiện về kinh tế đảm bảo để nuôi nấng và chăm sóc con. Người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có điều kiện vật chất đảm bảo. Điều kiện vật chất đảm bảo tức là cha hoặc mẹ phải đáp ứng được những nhu cầu cho con ở mức sống tối thiểu cho nhu cầu ăn, ở và học tập của con. Pháp luật không yêu cầu người trực tiếp nuôi con phải cho con cuộc sống cao cấp hay sung túc song cha, mẹ phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của trẻ. Ví dụ, để nuôi đứa trẻ 07 tuổi thì phải đảm bảo cho con được ăn uống đầy đủ, được vui chơi, học tiểu học. Điều kiện vật chất của cha hoặc mẹ sẽ được chứng minh qua thu nhập hàng tháng hoặc tình trạng tài chính ổn định. Người không chứng minh được tình trạng tài chính ổn định sẽ gặp bất lợi trong việc cạnh tranh quyền nuôi con. Tuy nhiên, không phải người có kinh tế tốt hơn sẽ được quyền nuôi con mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác.

    - Yếu tố tinh thần: bao gồm việc nuôi dưỡng con trong môi trường sống tốt để trẻ có khả năng phát triển toàn diện về sức khỏe và tinh thần và đảm bảo được quỹ thời gian để chăm sóc và giáo dục con.

    - Sức khỏe của cha mẹ: người trực tiếp nuôi dưỡng con phải là người có sức khỏe tốt hoặc điều kiện sức khỏe đảm bảo để chăm sóc cho con.

    - Đạo đức, nhân phẩm của người trực tiếp nuôi dưỡng: Tòa án sẽ xem xét đến yếu tố này khi quyết định quyền nuôi con. Người có tiền án, tiền sự sẽ gặp bất lợi khi xét theo yếu tố này.

    Để có thể giành được quyền nuôi con, bạn cần hiểu rõ cách Tòa án xem xét và phán quyết quyền nuôi con dựa vào những yếu tố nào. Từ đó bạn sẽ có cho mình những sự chuẩn bị để giành lợi thế trong cuộc chiến giành quyền nuôi con.

     

    Luật sư: Nguyễn Xuân Toán - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Điện thoại:098 7476 885 Email: toanvanchuong@gmail.com

    Địa chỉ: 33/20 Ngõ Văn Chương – Phường Văn Chương – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội – Việt Nam.

     
    Báo quản trị |  
  • #525264   07/08/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Điều 81,Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
     
    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
     
    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
     
    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
     
     Tính đến thời điểm hiện tại con anh thuộc trường hợp con dưới 36 tháng tuổi nên sẽ giao trực tiếp cho mẹ nuôi. Trừ trường hợp anh chứng minh được mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. các điều kiện đó được xác định :
     
    -Điều kiện về vật chất (kinh tế):
     
    + Thu nhập thực tế
     
    + Công việc ổn định
     
    + Có chỗ ở ổn đinh(nhà ở hợp pháp)
     
    + ... và các vấn đề khác.
     
    Theo đó nếu anh có điều kiện về tài chính hơn so với vợ, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.
     
    Để chứng minh được vấn đề này anh cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),...
     
    - Điều kiện về tinh thần:
     
    Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ...
     
    Như vậy, nếu anh chứng minh được người mẹ không đáp ứng được những điều kiện này thì Tòa án có thể xem xét lại việc giao con cho ai nuôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #525562   14/08/2019

    hoangha2308
    hoangha2308

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2019
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Chào bạn,

    Căn cứ vào Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi li hôn:

    “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

     

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

     

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

     

    Như thông tin bạn đã cung cấp, con bạn đang dưới 36 tháng tuổi và sẽ được vợ bạn trực tiếp nuôi, trừ trường hợp không đủ điều kiện trực tiếp trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc bạn và vợ bạn đã có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

     

    Tòa án sẽ xem xét các yếu tố sau đây để quyết định giao con cho ai nuôi:

    Điều kiện vật chất: ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập... mà mỗi bên dành cho con. Các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ. Tòa án không yêu cầu cha, hoặc mẹ phải cung cấp đời sống vật chất quá lớn cho đứa trẻ nhưng phải đảm bảo được yêu cầu tối thiểu như ăn uống đủ chất, có chỗ ở, đến tuổi quy định được đi học...

    Điều kiện tinh thần: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn của cha mẹ...

    Như vậy, để giành được quyền nuôi con bạn phải chứng minh mình có đủ khả năng nuôi con căn cứ vào các yếu tố sau:

    Chứng minh về kinh tế: Tòa án sẽ xem xét đến mức thu nhập bình quân một tháng của cha, mẹ, mức độ ổn định của nghề nghiệp. Theo như thông tin bạn cung cấp, việc bạn có công việc ổn định là một lợi thế. Tuy nhiên, nếu như bạn có mức thu nhập rất tốt nhưng nguồn thu nhập đó lại tạo ra  từ công việc bất hợp pháp, hoặc nghề nghiệp có rủi ro kinh tế cao thì Tòa án cũng chưa chắc công nhận quyền nuôi con cho bạn.

    Các giấy tờ chứng minh về tài sản là bằng chứng đáng tin cậy nhất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở...

    Chứng minh về nhân phẩm, đạo đức: Tòa án sẽ xem xét đến cách giáo dục con cái, lối sống, quan hệ của cha, mẹ đối với gia đình, xã hội.

    Chứng minh thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con : Việc xem xét đến thời gian của cha, mẹ có đủ để dành cho con không cũng là một yếu tố quan trọng. Cha, mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con thì con mới cảm nhận được sự yêu thương, chở che từ cha mẹ. Đó cũng là yếu tố chứng minh tình cảm của cha mẹ dành cho con.

    Lý do dẫn đến ly hôn dù là gì thì người chịu thiệt thòi nhất vẫn là đứa con nên hai bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Hy vọng những tư vấn của tôi có thể giúp ích cho bạn!

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangha2308 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/08/2019)