Quyền nuôi con khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #485038 21/02/2018

    nguyenquocsy123

    Male
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Quyền nuôi con khi ly hôn

    Luật sư cho con hỏi giờ 2 vk ck li dị vạy bên nào dc quyen giữ con zạy

     
    4551 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenquocsy123 vì bài viết hữu ích
    trang_u (21/02/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #485044   21/02/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Chào bạn , điều này còn tùy thuộc vào tuổi của con bạn và các yếu tố, điều kiện hoàn cảnh của 2 bên nữa nhé.

    Xét về độ tuổi, nếu con dưới 3 tuổi thì quyền nuôi con thuộc về người mẹ theo Luật hôn nhân gia đình 2014:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    ...

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

     
    Báo quản trị |  
  • #485071   21/02/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Giả sử tại thời điểm tiến hành nộp đơn con chưa đủ 3 tuổi, sau khi tiến hành thụ lý hồ sơ thì con được 3 tháng, thời điểm xét xử con hơn 3 tuổi vậy tòa sẽ lấy mốc căn cứ nào để xem xét độ tuổi đứa con để trao quyền nuôi con cho người mẹ nhỉ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #485075   21/02/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    bên cạnh trường hợp đối với con dưới 36 tháng tuổi thì mình thấy còn trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên phải xem thêm ý kiến của con, trường hợp này thì chỉ có là tham khảo thêm ý kiến của con trước khi quyết định. Mặc dù không phải quyền hoàn toàn của con nhưng phải thêm nguyện vọng lựa chọn của con.

     
    Báo quản trị |  
  • #485105   21/02/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Bên cạnh con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, con trên 7 tuổi thì Tòa hướng dẫn cho con chung viết ra nguyện vọng là muốn theo ai, rồi Tòa sẽ căn cứ vào đó mà giải quyết con chung theo ai.

     
    Báo quản trị |  
  • #485128   21/02/2018

    Chào chị Thuongtommy92,

    Em đã tìm hiểu các quy định của pháp luật nhưng chưa tìm thấy quy định nào quy định cụ thể vấn đề chị đặt ra. Việc này căn cứ vào quyết định của Tòa án nơi thụ lý vụ án và thông thường Tòa án sẽ căn cứ vào thời điểm giải quyết cuối cùng để làm căn cứ tính tuổi cho con trong trường hợp của chị đặt ra tức là thời điểm Tòa án tiến hành đưa vụ án a xét xử.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimtam1912 vì bài viết hữu ích
    Thuongtommy92 (22/02/2018)
  • #501360   02/09/2018

    Hai vợ chồng có thể thỏa thuận về việc ai sẽ nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Nếu không thỏa thuận được thì tòa sẽ xem xét dựa trên những yếu tố có lợi cho sự phát triển của con. Đối với con dưới 12 tháng tuổi sẽ ưu tiên giao cho mẹ chăm sóc. Đối với con trên 7 tuổi sẽ hỏi ý kiến con muốn sống với ai để tòa quyết định.

     
    Báo quản trị |