Quyền nuôi con của người chồng khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #81075 27/01/2011

    vinhqb73

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:27/01/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền nuôi con của người chồng khi ly hôn

    Xin chào các luật sư!

    Tôi cưới vợ đã 8 năm và đã có 2 con trai rất kháu khỉnh (1 con 7 tuổi và 1 con 1 tuổi), nhưng quan hệ vợ chồng không suôn sẻ, luôn trục trặc nên chẳng không hạnh phúc. Giờ tôi muốn li hôn nhưng rất lo sẽ không được nuôi con.

    Vậy tôi muốn hỏi Tòa sẽ căn cứ vào đâu để chia con nếu hai bên không thỏa thuận được? Và tôi có chắc chắn được nuôi 1 con hay không?
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/01/2011 11:43:35 AM
     
    5362 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #81113   27/01/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    Bạn không phải lo lắng quá nhiều về việc nuôi con nếu vợ chồng phải ly hôn. Pháp luật quy định việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là nghĩa vụ, đồng thời là quyền bình đẳng của cha mẹ.

    Khi ly hôn, vợ chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con , quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn và thỏa thuận đó được Tòa án công nhận nếu nó không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

    Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định việc giao con cho ai nuôi (có xem xét đến nguyện vọng của con từ đủ 9 tuổi trở lên), quyền và nghĩa vụ của người kia như thế nào. Nếu vợ chồng chỉ có một con thì thông thường Tòa án sẽ giao cho người mẹ nuôi. Điều này pháp luật không bắt buộc, nhưng nó phù hợp với truyền thống của xã hội ta.

    Thuận lợi của bạn là vợ chồng có hai con. Nên nếu khi ly hôn, bạn có nguyện vọng được nuôi một con thì Tòa án sẽ xem xét. Nếu bạn có đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trưởng thành và bạn không bị Tòa án hạn chế các quyền trên, thì Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu của bạn.

    Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ nuôi nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác. Vì vậy, Tòa án sẽ giao cho bạn nuôi người con 7 tuổi.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #601626   02/04/2023

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Quyền nuôi con của người chồng khi ly hôn

    Chào Anh về vấn đề của Anh thì tôi có một số thông tin trao đổi như sau:

    Căn cứ Điều 8Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

    "Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

    Theo đó,đối với con đủ 07 tuổi thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con xem con muốn ở với ai để chỉ định người đó trực tiếp nuôi dưỡng.

    Đối với con dưới 01 tuổi thì người mẹ trực tiếp nuôi.
    Tuy nhiên, trong trường hợp anh chứng minh được người mẹ không đủ điều kiên nuôi dạy tốt con như là: thường xuyên đánh đâp, kinh tế không ổn định, môi trường bên vợ không đủ tốt để nuôi dạy trẻ,... thì khi đó anh có thể giành quyền trực tiếp nuôi con.

     
    Báo quản trị |