Chào bạn bichhien789!
"Cầm đồ" thực ra là cầm cố tài sản. Tức là người sở hữu tài sản giao cho bên nhận cầm đồ tài sản có giá trị để thỏa thuận và nhận về một khoản tiền, có lãi suất. Giao dịch này phải được lập thành hợp đồng. Thông thường, trong điều khoản hợp đồng có giới hạn thời gian của việc cầm cố. Nếu hết thời hạn, bên nhận cầm cố có quyền định đoạt đối với tài sản mình đang "cầm".
Trước đây, Bộ Thương mại có ban hành Thông tư số13/1999/TT-BTM ngày 19/05/1999 hướng dẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhằm thi hành Nghị định số11/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/03/1999 về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, ngày 04/01/2007 Bộ Thương mại ban hành Quyết định số01/2007/QĐ-BTM về việc Công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực thì Thông tư13/1999/TT-BTM được bãi bỏ.
Do vậy từ năm 2007, hoạt động cầm đồ chỉ được điều chỉnh bởi các quy định từ Điều 326 đến 341 Bộ luật Dân sự, là các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của bên cầm cố và bên nhận cầm cố liên quan đến việc thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng hoặc tài sản.
Bên cạnh đó, Nghị định số72/2009/NĐ-CP ngày 03/09/2009 của Chính phủ, quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, dịch vụ cầm đồ nằm trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định này nhưng lại chỉ có những quy định chung chung như "chủ doanh nghiệp phải có đạo đức tốt, cơ sở đủ điều kiện phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự...".
ngày 12/07/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội thì hành vi nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu hoặc đăng ký nhưng không có các giấy tờ đó; cầm cố, thế chấp tài sản mà không có hợp đồng theo quy định thì bị phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng. Hành vi cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do các hành vi vi phạm pháp luật khác mà thì bị phạt tiền từ 5 đến 15 triệu đồng. Hành vi nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác bị phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng...
Đối với trường hợp của bạn thì theo quy định hiện hành, thủ tục cầm đồ đối với xe gắn máy, mô tô, ô tô,... phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Phải có giấy chứng nhận đăng ký xe (Cà vẹt xe);
2. Phải lập hợp đồng (cầm cố/cầm đồ) hợp đồng này có thể kiêm luôn khế ước nhận nợ (trong đó quy định các nội dung như tài sản cầm cố/đồ là gì? Thời hạn cầm cố/đồ bao lâu? Lãi suất bao nhiêu? Phương thức xử lý tài sản?...
3. Lãi suất cầm đồ/cố không quá 3%/tháng. Trường hợp cho vay dưới 10 ngày thì lãi suất không quá 0,3%/ngày.
Nếu hết thời hạn quy định trong hợp đồng mà bên cầm đồ/cố không đến để thanh toán các khoản nợ (gốc và lãi) phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng và nhận lại tài sản thì bên nhận cầm đồ/cố có quyền thanh lý (bán tài sản) cầm để thu hồi vốn.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì trường hợp hàng hóa, tài sản đem cầm có giá trị từ trên 500.000 đồng, khi thanh lý (bán tài sản) cầm phải thực hiện bằng hình thức đấu giá công khai theo quy định của pháp luật...(Từ trước tới nay Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản TP.HCM chưa từng tổ chức đấu giá bất cứ tài sản gì của các doanh nghiệp cầm đồ). Khi thanh lý tài sản qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá thì Trung tâm này sẽ xuất hóa đơn bán hàng VAT cho người mua để làm thủ tục sang tên. (Nếu theo quy định này thì chắc không có đơn vị nào kinh doanh dịch vụ cầm đồ muốn thanh lý tài sản bằng hình thức bán đấu giá công khai do quá phức tạp mà lại tốn phí, tốn thời gian).
Vậy thì xử lý tài sản ra sao?
- Nếu chủ sở hữu xe đi cầm còn liên lạc được và chịu hợp tác thì yêu cầu họ ký giấy mua bán trực tiếp cho người mua để làm thủ tục trước bạ sang tên xe. Tuy nhiên phần lớn trường hợp không thể liên lạc hoặc liên lạc được chủ sở hữu xe, nhưng họ bỏ luôn tài sản cầm cố và không chịu hợp tác nên không thể thanh lý tài sản bằng cách yêu cầu chủ sở hữu xe ký giấy bán xe cho người mua, do vậy thông thường các tiệm cầm đồ khi bán xe, họ sẽ tự làm một giấy cam kết là xe không tranh chấp cho người mua để họ yên tâm mang về sử dụng, không cần sang tên???
- Nếu người mua một mực yêu cầu phải sang tên, thì chủ hiệu cầm đồ đành bán nhanh cho "thương lái" thanh lý cho nó lành khỏi sợ phiền hà thủ tục giấy tờ vậy!
Vài lời trao đổi cùng bạn!