Quyền lợi khi trả tiền xây nhà giúp bố mẹ vợ

Chủ đề   RSS   
  • #581088 28/02/2022

    ltd240195

    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:30/06/2022
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 1340
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 17 lần


    Quyền lợi khi trả tiền xây nhà giúp bố mẹ vợ

    Mình muốn tư vấn về vấn đề là hiện tại nhà vợ mình đang làm nhà trên đất đứng tên bố mẹ vợ bằng tiền đi vay nợ. Sau này chắc chắn mình phải trả nợ cùng vợ khoản đó. Tức là mình vẫn mất tiền xây nhà nhưng không có quyền sở hữu căn nhà đó. Vậy mình phải làm thế nào để hợp lý số tiền mình đã bỏ ra để trả nợ tiền vay xây nhà? sau này nếu xảy ra chuyện gì mình có quyền lợi như thế nào?

     
    235 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #581090   28/02/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Quyền lợi khi trả tiền xây nhà giúp bố mẹ vợ

    Về vấn đề của bạn, tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu:

    "Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng."

    Căn cứ quy định trên, nếu tài sản đó sau khi xây nhà xong, đứng tên người vợ thì sẽ trở thành tài sản chung của hai vợ chồng. Tuy nhiên, nếu sau khi xây xong, đi đăng ký tài sản mà đứng tên bố mẹ vợ thì sẽ thuộc quyền của bố mẹ vợ mà không có phần của bạn. Lúc này, để đảm bảo quyền lợi của mình nếu có rủi ro xảy ra (vợ chồng bạn tranh chấp với bố mẹ vợ hay vợ chồng bạn ly hôn) thì khi không hòa giải được, các bên phải giải quyết tranh chấp tại Tòa. Lúc này, bạn phải cung cấp các chứng cứ, tài liệu, hồ sơ chứng minh bạn có đóng góp xây dựng nhà ở đó. Lúc này Tòa sẽ căn cứ tài liệu các bên cung cấp và đảm bảo quyền lợi dựa trên phần đóng góp của bạn.

    Cách chứng minh thì bạn phải cung cấp các chứng cứ, tài liệu, hồ sơ chứng minh bạn có đưa các khoản tiền đó cho bố mẹ để trả nợ xây nhà. Việc chứng minh có thể thể hiện qua tin nhắn, hình ảnh, video, âm thanh, chứng từ ngân hàng,... có thể hiện khoản tiền và mục đích chi tiền của bạn. Trong thực tế thì sẽ có nhiều cách khác nhau chứ văn bản không đề cập hướng xử lý cụ thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #581134   28/02/2022

    Quyền lợi khi trả tiền xây nhà giúp bố mẹ vợ

    Theo như thông tin bạn cung cấp thì việc hỗ trợ trả khoản nợ trên cùng với vợ là sự tự nguyện của bạn. Vì đây là tài sản đứng tên bố mẹ vợ bạn nên bạn không có nghĩa vụ phải thực hiện cùng vợ trả khoản vay đó. Vì vậy nếu có xảy ra tranh chấp sau này về việc chia tài sản là ngôi nhà và mảnh đất đó thì về mặt pháp lý tài sản thuộc về bố mẹ vợ bạn, bạn không có quyền được đòi lại. Theo đó để hạn chế được những rủi ro có thể phát sinh, hợp lý hóa được số tiền bạn trả nợ thay thì bạn nên làm một hợp đồng vay tiền để làm căn cứ xử lý tranh chấp sau này và lưu giữ những chứng từ, hóa đơn liên quan đến việc trả nợ để thuận tiện cho việc giải quyết trước tòa.
    Khi có tranh chấp xảy ra thì có hai phương pháp giải quyết phổ biến nhất hiện nay:
    Thứ nhất, hòa giải -  thương lượng là biện pháp tốt nhất đáp ứng những vấn đề đó, khi đã có tranh chấp xảy ra thì việc các bên có thể ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung và giải quyết trong êm đẹp, nếu sự tự do thỏa thuận không đem lại kết quả gì, thì phương thức mà các bên thường lựa chọn để giải quyết tranh chấp là giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
    Trình tự thủ tục khởi kiện vụ án dân sự sẽ căn cứ theo quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2015:
    Bước 1: Gửi đơn khởi kiện
    Gửi đơn khởi kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết trong trường hợp có bất động sản sẽ do Tòa án nơi có bất động sản thực hiện.
    Bước 2: Phân công thẩm phán xem xét đơn
    Tòa án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
    Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
    Thủ tục thụ lý vụ án.
    Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện.
    Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án.
    Bước 3: Thụ lý vụ án
    Trong vòng 05 ngày, nếu đơn yêu cầu đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án sẽ thông báo nộp lệ phí để tiến hành thụ lý. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án sẽ báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn yêu cầu giải quyết.
    Bước 4: Tiến hành hòa giải
    Về nguyên tắc, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu hòa giải thành công thì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử.
    Bước 5: Chuẩn bị xét xử
    Trong vòng 01 tháng để chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra các quyết định đình chỉ xét đơn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự… Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì có thể kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu nhưng không vượt quá 01 tháng.
    Bước 6: Mở phiên tòa sơ thẩm xét xử
    Phiên tòa phải được tiến hành đúng địa điểm cũng như thời gian đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra tiến hành xét xử hoặc được ghi trong giấy báo mở lại phiên tòa nếu phải hoãn phiên tòa.
     
    Báo quản trị |