Quyền hạn trách nhiệm của Văn phòng đại diện

Chủ đề   RSS   
  • #539291 25/02/2020

    nguyenthong1706

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Quyền hạn trách nhiệm của Văn phòng đại diện

    Kính thưa anh chị, kính thưa cộng đồng dân luật cho em hỏi: Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không? căn cứ vào đâu để giải thích? văn phòng đại diện có thể có tư cách pháp nhân trong trường hợp nào ? 

    Em cảm ơn

     
    2152 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthong1706 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #539299   25/02/2020

    Quyền hạn trách nhiệm của Văn phòng đại diện

    Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện thoe ủy quyền của lợi ích doanh nghiệp và bảo vệ các doanh nghiệp đó

    Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 về pháp nhân:

    Điều 74. Pháp nhân

    1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

    b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

    c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

    d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

    Theo đó Khoản 1 Điều 83 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định:

    “Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

    1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.”

    Như vậy, dựa vào những quy định trên thì văn phòng đại diện không phải là pháp nhân nên cũng không có tư cách pháp nhân.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn bongbong01 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/02/2020) nguyenthong1706 (04/03/2020)
  • #539871   29/02/2020

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Văn phòng đại diện trên thực tế được phân ra làm 2 loại chính là văn phòng đại diện của các công ty trong nước và văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên đặc điểm chung đó là văn phòng đại diện chỉ làm chức năng đại diện, xúc tiến thương mại (không thực hiện hoạt động kinh doanh) và không có tư cách pháp nhân.
     
    Đối với công ty trong nước; văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó (khoản 2 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014)
     
    Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép (khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005)
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    nguyenthong1706 (04/03/2020)
  • #579733   27/01/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1199)
    Số điểm: 8800
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Mình bổ sung thêm về sự khác nhau chi nhánh và văn phòng đại diện vì nhiều người còn chưa hiểu rõ bản chất bởi Chi nhánh công ty và văn phòng đại diện có những khác biệt về chức năng, hình thức hạch toán, hình thức kế toán và kê khai thuế, các loại thuế phải nộp.

    - Về chức năng: Nếu chi nhánh thực hiện chức năng kinh doanh và đại diện theo ủy quyền, thì văn phòng đại diện có chức năng giao dịch và tiếp thị theo ủy quyền.

    - Về hình thức hạch toán: Trong khi chi nhánh có thể chủ động chọn lựa hình thức hạch toán độc lập hay phụ thuộc thì văn phòng đại diện chỉ có hình thức hạch toán phụ thuộc.

    - Về hình thức kế toán và kê khai thuế: Chi nhánh công ty sẽ phức tạp hơn so với văn phòng đại diện.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #579766   28/01/2022

    Quyền hạn trách nhiệm của Văn phòng đại diện

    Theo quy định thì văn phòng đại diện không cách pháp nhân. Việc thành lập văn phòng đại diện nhằm mục đích thực hiện các công tác như quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại tại địa điểm được thành lập. Nói chung, đây đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. 

     
    Báo quản trị |  
  • #579868   28/01/2022

    Quyền hạn trách nhiệm của Văn phòng đại diện

    Căn cứ vào Khoản 2, Điều 44, Luật doanh nghiệp 2020 thì văn phòng đại diện được định nghĩa như sau: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn

    phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp”.

    Theo quy định trên, có thể xác định được văn phòng đại diện sẽ có những đặc điểm như sau:

    Không phát sinh nghĩa vụ thuế độc lập: Nghĩa vụ thuế của văn phòng đại diện phụ thuộc vào doanh nghiệp. Do đó, việc chi trả thuế sẽ do doanh nghiệp chủ quản tiến hành mà văn phòng đại diện không cần thực hiện nghĩa vụ này.Văn phòng đại diện có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động riêng và con dấu riêng để phục vụ các hoạt động trong nội bộ của văn phòng đại diện: Điều này chứng tỏ sự độc lập của văn phòng đại diện so với doanh nghiệp và nhờ quy định này, trong một số hoạt động, văn phòng đại diện có những quyền nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp chủ quản. Không được thực hiện chức năng kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự ủy quyền của doanh nghiệp đã mở văn phòng đại diện đó và đóng dấu của doanh nghiệp. 

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

    b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

    c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

    d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”.

    Do đó, văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #580824   27/02/2022

    Quyền hạn trách nhiệm của Văn phòng đại diện

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44  Luật doanh nghiệp 2020 thì văn phòng đại diện được định nghĩa như sau: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp”.

    Từ quy định trên, có thể xác định được văn phòng đại diện sẽ có những đặc điểm như sau:

    Không phát sinh nghĩa vụ thuế độc lập: Nghĩa vụ thuế của văn phòng đại diện phụ thuộc vào doanh nghiệp. Do đó, việc chi trả thuế sẽ do doanh nghiệp chủ quản tiến hành mà văn phòng đại diện không cần thực hiện nghĩa vụ này.Văn phòng đại diện có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động riêng và con dấu riêng để phục vụ các hoạt động trong nội bộ của văn phòng đại diện: Điều này chứng tỏ sự độc lập của văn phòng đại diện so với doanh nghiệp và nhờ quy định này, trong một số hoạt động, văn phòng đại diện có những quyền nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp chủ quản. Không được thực hiện chức năng kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự ủy quyền của doanh nghiệp đã mở văn phòng đại diện đó và đóng dấu của doanh nghiệp. 

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

    b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

    c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

    d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”.

    Thông qua các quy định trên có thể thấy văn phòng đại diện không phải là pháp nhân và không có các quyền, nghĩa vụ như một pháp nhân.

     

     
    Báo quản trị |