Quyền được chết - Một phần của Nhân quyền?.

Chủ đề   RSS   
  • #152438 03/12/2011

    dungabcluat
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2011
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2089
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 118 lần


    Quyền được chết - Một phần của Nhân quyền?.

    Dòng chữ lạ trên ngực cụ bà 81 tuổi
    Dòng chữ trên ngực bà Joy Tomkins

    Dòng chữ lạ trên ngực cụ bà 81 tuổi

    Thứ Bẩy, ngày 10/09/2011, 08:19
    Không muốn được các bác sĩ cứu sống nếu bị đi cấp cứu, cụ bà Joy Tomkins, 81 tuổi ở Anh đã xăm dòng chữ "Đừng hồi tỉnh" trên ngực và "PTO" sau lưng.

    Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sửVideo chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!

    Sau cái chết từ từ của người chồng Malcolm, bà Joy quyết định không muốn được hồi tỉnh trong lúc cấp cứu. Người mẹ của hai đứa con, hiện vẫn chưa tới mức ốm liệt giường, đã tới một cơ sở xăm hồi tháng 1 năm nay, trả 5 bảng để xăm dòng chữ trên nhằm đảm bảo rằng các bác sĩ sẽ tôn trọng quyền được chết của bà.

    Dòng chữ "Đừng hồi tỉnh" vắt ngang ngực bà Joy và ba ký tự "PTO" cùng một mũi tên được xăm sau lưng để các bác sĩ biết đường đọc dòng chữ phía trước ngực nếu bà bị ngã sấp mặt xuống đất.

    Joy Tomkins, bà của 6 đứa cháu, bị viêm khớp, tiểu đường và chứng tắc động mạch hôm 7/9 nói, bà không muốn phải chịu một cái chết chậm, từ từ.

    "Tôi không muốn dở sống dở chết, tôi muốn chết luôn. Ai cũng phải chết nhưng tôi không muốn sống thực vật. Tôi tưởng mình sẽ qua đời ở tuổi 70 nhưng vẫn sống vui tới tận bây giờ. Tôi sợ rằng các chuyên gia y tế với các phương tiện chăm sóc tốt sẽ làm tôi sống trong khi tôi lại muốn chết. Tôi không muốn nằm liệt giờ này qua giờ kia, suốt nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm trước khi chết. Tôi không muốn gia đình nhớ tới mình như một gánh nặng".

    "Mẹ chồng tôi sống tới năm 106 tuổi và trong suốt 6 năm cuối đời, bà thà chết còn sướng hơn. Bà rất khổ sở. Tôi không muốn làm ai khó chịu nhưng đó là thứ tôi nghĩ nhiều trong lúc này. Tôi không thay đổi ý định và con cái đều ủng hộ tôi. Đó là lý do tại sao tôi đi xăm. Đầu óc tôi vẫn còn minh mẫn. Tôi không ước nguyện được chết nhưng tôi không muốn sống trong đau đớn".

    Bà Joy Tomkins, sống ở Downham Market, Norfolk, từng làm thư ký biên tập tại tạp chí Punch ở đường Fleet, London, cho tới khi nghỉ ở nhà để chăm con vào năm 27 tuổi. Chồng bà là Malcolm, 51 tuổi, viên chức, qua đời năm 1981 sau 7 năm chiến đấu với hội chứng Conn - người bệnh có tuyến thượng thận phát triển quá mức.

    Cụ bà Joy nói, do ban đầu các bác sĩ chẩn đoán sai nên mọi phương pháp chữa trị đều thất bại, do đó, chồng bà phải chịu đựng một cái chết từ từ, đau đớn.

    Dòng chữ lạ trên ngực cụ bà 81 tuổi, Phi thường - kỳ quặc, chuyen la,chuyen la co that,chuyen la the gioi,xam minh,cu ba,anh,tin tuc

    Cùng năm đó, bà Joy đã làm di chúc nói không muốn được hồi sinh trong trường hợp bị cấp cứu. Cụ bà cũng quyết định xăm dòng chữ "Đừng hồi tỉnh" để khẳng định lại ý nguyện sau khi chứng kiến cảnh mẹ chồng, chồng phải hứng chịu cái chết từ từ.

    Bà Joy Tomkins không phải là người già đầu tiên xăm những dòng chữ về quyền được chết. Năm 2003, Frances Polack, 85 tuổi, cũng xăm dòng chữ tương tự trên ngực của bà. Nữ cựu y tá này cho biết, bà làm vậy để ngăn các bác sĩ và người thân khỏi gặp rắc rối khi chiều theo ý nguyện được chết của bà.

    Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp

    ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com

     
    6841 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #153191   06/12/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    theo em nếu công nhận quyền được chết là một quyền cơ bản của công dân thì rất tốt.
    tuy nhiên nếu công nhận chúng ta sẽ phải bỏ một số điều luật trong bộ luật hình sự vì cái tội giúp người khác tự sát bởi nếu đây là quyền thì giúp người khác tự sát không phải là tội.
     
    Báo quản trị |  
  • #153251   07/12/2011

    hi.metoo
    hi.metoo

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 9 lần


      Con người đc quyền quyết định những gì cho chính họ, đã nói là quyền rồi thì đương nhiên là phải công nhận chứ, nếu ko công nhận thì đó là sự áp đặt của NN đối với công dân. em nghĩ, Nhà nước mà ko công nhận quyền đc chết là thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý, giải quyết những vấn đề nảy sinh khi quyền này đc công nhận.


    Rút ngắn khoảng cách, nới rộng vòng tay.

     
    Báo quản trị |  
  • #153447   07/12/2011

    vietnguyenlaw
    vietnguyenlaw
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2010
    Tổng số bài viết (224)
    Số điểm: 1572
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 68 lần


    Tôi nghĩ không cần thiết, có lẽ những người muốn chết đều muốn sống và muốn sống tốt hơn nữa, nhưng khát khao đó lại chính là tiêu cực.

    Nguyễn Văn Ninh

    Tel: 0932017127 | Mail: ninhnguyenlaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #153582   08/12/2011

    dungabcluat
    dungabcluat
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2011
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2089
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 118 lần


    vietnguyenlaw viết:
    Tôi nghĩ không cần thiết, có lẽ những người muốn chết đều muốn sống và muốn sống tốt hơn nữa, nhưng khát khao đó lại chính là tiêu cực.

    Tôi không đồng ý xác định việc này là tiêu cực.
    Có người kể lại cho tôi nghe ở Hà Lan, 1 người mắc bệnh nan y, không thể kéo dài cuộc sông, sau khi lấy xác nhận của 5 chuyên gia y tế thuộc lĩnh vực đó, có quyền yêu cầu bác sĩ tiêm thuốc để hỗ trợ chết.
    Người thân sắp mất, chúng ta cũng cần nhẹ nhàng, tĩnh lặng để người ra đi được thanh thản.
    Bệnh nhân sắp lâm chung, các bác sĩ cũng rút các thiết bị y tế để người đi được thanh thản.
    Nghiên cứu tâm lý hiện đại và cuốn " Tử thư Tây tạng" cũng đều nói về việc người sắp mất cực kỳ hoang mang vì không biết nơi mình sắp phải đến.
    Vậy, ta có 2 giải pháp: 
    1./ Chứng kiến cảnh đau đớn cùng cực, kéo dài của người bệnh nan y hoặc lay, đập, sốc điện ... cố vớt vát 1% rất hy hữu hoặc kéo dài tình trạng sống dở chết dở của người bệnh. Dù người bệnh có đau đến đâu, nhưng mình được tiếng tốt là tận tình.
    2./ Tạo điều kiện tốt nhất để người sắp mất thanh thảnh, nhẹ nhàng, an tâm ra đi.
    Mở đường cho con người được lựa chọn cách phù hợp, pháp luật không nên bó buộc.
    Trân trọng cảm ơn mọi người đã quan tâm.

    Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp

    ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dungabcluat vì bài viết hữu ích
    panda128 (15/12/2011)
  • #155571   15/12/2011

    panda128
    panda128

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 2 lần


    dungabcluat viết:
    vietnguyenlaw viết:
    Tôi nghĩ không cần thiết, có lẽ những người muốn chết đều muốn sống và muốn sống tốt hơn nữa, nhưng khát khao đó lại chính là tiêu cực.

    Tôi không đồng ý xác định việc này là tiêu cực.
    Có người kể lại cho tôi nghe ở Hà Lan, 1 người mắc bệnh nan y, không thể kéo dài cuộc sông, sau khi lấy xác nhận của 5 chuyên gia y tế thuộc lĩnh vực đó, có quyền yêu cầu bác sĩ tiêm thuốc để hỗ trợ chết.
    Người thân sắp mất, chúng ta cũng cần nhẹ nhàng, tĩnh lặng để người ra đi được thanh thản.
    Bệnh nhân sắp lâm chung, các bác sĩ cũng rút các thiết bị y tế để người đi được thanh thản.
    Nghiên cứu tâm lý hiện đại và cuốn " Tử thư Tây tạng" cũng đều nói về việc người sắp mất cực kỳ hoang mang vì không biết nơi mình sắp phải đến.
    Vậy, ta có 2 giải pháp: 
    1./ Chứng kiến cảnh đau đớn cùng cực, kéo dài của người bệnh nan y hoặc lay, đập, sốc điện ... cố vớt vát 1% rất hy hữu hoặc kéo dài tình trạng sống dở chết dở của người bệnh. Dù người bệnh có đau đến đâu, nhưng mình được tiếng tốt là tận tình.
    2./ Tạo điều kiện tốt nhất để người sắp mất thanh thảnh, nhẹ nhàng, an tâm ra đi.
    Mở đường cho con người được lựa chọn cách phù hợp, pháp luật không nên bó buộc.
    Trân trọng cảm ơn mọi người đã quan tâm.

    Cái này cũng tùy trường hợp chứ anh! Có những người sống thực vật một thời gian dài sau đó tỉnh dậy và sống thêm được rất nhiều thời gian nữa mà. Tuy 2 giải pháp mà anh đưa ra là 2 cách nhìn nhật khác nhau của vấn đề nhưng quả thực cách anh nói ở giải pháp t1 vẫn mang tính tiêu cực quá!
    Cập nhật bởi panda128 ngày 15/12/2011 10:28:42 CH
     
    Báo quản trị |