Quyền được bảo vệ hình ảnh và danh dự, nhân phẩm?

Chủ đề   RSS   
  • #558260 20/09/2020

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 141 lần


    Quyền được bảo vệ hình ảnh và danh dự, nhân phẩm?

    Trong quá trình làm ăn, kinh doanh tư nhân, nhưng đối thủ cạnh trạnh trực tiếp trong làm ăn sử dụng mạng xã hội với lời lẽ làm giảm uy tín của mình. Trường hợp cụ thể là sử dụng mạng zalo để đăng bài viết, trong bài viết không nói cụ thể tên tuổi, hoặc tên cửa hàng của mình nhưng có hình ảnh tên tuổi của mình để minh họa. Vậy trường hợp này mình có thể áp dụng luật tố tụng dân sự hay không?

     
    1668 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #558265   20/09/2020

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Theo như anh nêu thì bên đối thủ có sử dụng hình ảnh, thông tin của anh mà chưa được sự đồng ý. Căn cứ Bộ luật dân sự 2015:

    Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

    1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

    Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

    Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 

    3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

    Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

    1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

    2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

    Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

    3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

    4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

    5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

    => Trường hợp này nếu như không thể thỏa thuận được với nhau; anh có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự anh nhé.

    Trình tự anh căn cứ theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015; theo đó anh gửi đơn khởi kiện và các hồ sơ, chứng cứ chứng minh thiệt hại đến Tòa án nơi bị đơn (đối thủ) đang cư trú hoặc có trụ sở.

    Lưu ý: Anh có thể áp dụng quy định tại Điều 592 Bộ luật  Dân sự 2015 để yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có đủ căn cứ:

    "Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

    c) Thiệt hại khác do luật quy định.

    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định".

     
    Báo quản trị |