Quyền của cổ đông

Chủ đề   RSS   
  • #500314 23/08/2018

    Ssthusuong

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Quyền của cổ đông

    Cổ đông có quyền quyết định mọi vấn đề trong công ty không?
     
    1570 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500326   23/08/2018

    Không bạn nhé.

    Quyền của cổ đông được thể hiện qua:

    1. Chính mình (tức là quyền của từng cổ đông riêng rẽ)

    - Các quyền quy định tại Khoản 1 Điều 114 Luật doanh nghiệp

    - Các quyền tại Khoản 2 Điều 114 LDN nếu thỏa mãn điều kiện nắm giữ từ 10% cổ phần trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỷ lệ nhỏ hơn theo Điều lệ.

    - Quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ tại Khoản 3 LDN nếu thỏa mãn điều kiện nắm giữ từ 10% cổ phần trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỷ lệ nhỏ hơn theo Điều lệ.

    - Quyền khác được quy định tại Điều lệ Công ty

    2. Nhóm cổ đông (nắm giữ từ 10% cổ phần trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỷ lệ nhỏ hơn theo Điều lệ)

    - Các quyền tại Khoản 2 Điều 114 LDN

    - Quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ

    - Quyền khác được quy định tại Điều lệ Công ty

    3. Đại hội đồng cổ đông (toàn bộ cổ đông có quyền biểu quyết)

    - Quyền quy định tại khoản 2 Điều 135 LDN

    - Chấp thuận Hợp đồng, giao dịch theo quy định tại Điều 162 LDN (các HĐ, giao dịch thuộc đối tượng thuộc KHoản 1 Điều 162 và có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản của DN ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn theo Điều lệ)

    Về cơ bản quản lý trong công ty cổ phần sẽ là: ĐHĐCĐ -> HĐQT->(BKS), TGĐ/GĐ. Ngoài thẩm quyền của TGĐ thì sẽ là thẩm quyền của HĐQT, ngoài thẩm quyền của HĐQT thì mới thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thuhong91 vì bài viết hữu ích
    Ssthusuong (24/08/2018)
  • #500592   26/08/2018

    Trong công ty cổ phần thì có 3 loại cổ đông phổ biến:

    + Cổ đông sáng lập (không bắt buộc phải có);

    + Cổ đông phổ thông (bắt buộc phải có và số lượng tối thiểu là 3);

    + Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức (không bắt buộc phải có).

    -> Tùy vào mỗi loại cổ đông và số cổ phần mà họ sở hữu thì họ sẽ có những quyền hạn khác nhau. CỔ đông không có quyền quyết định mọi vấn đề của công ty nhưng Đại hội đồng cổ đông thì có thể quyền này bởi vì Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty cổ phần căn cứ theo Khoản 1 Điều 135 Luật doanh nghiệp 2014

     
    Báo quản trị |  
  • #500608   26/08/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2014 thì quyền của cổ đông phổ thông được quy định cụ thể tại Điều 114, ngoài ra còn các quyền khác như: Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông (Điều 129); Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 136); Công khai các lợi ích liên quan và công khai thông tin về công ty cổ phần (Điều 159).

    Cổ đông ưu đãi không được hưởng quyền đầy đủ trong các quyền theo quy định tại Điều 116. Cổ đông ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đã hoàn lại đều không có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, không có quyền biểu quyết và cũng không có quyền để cử người vào Hội đồng quản trị và ban kiểm soát (Điều 117, Điều 118).

     
    Báo quản trị |