QUYỀN BIỂU TÌNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM

Chủ đề   RSS   
  • #447944 24/02/2017

    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    QUYỀN BIỂU TÌNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM

    Luật biểu tình được đưa ra xem xét từ lâu nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để cơ sở để đưa vào báo cáo Quốc Hội, chính thức xem xét và thông qua.

     

    Dự thảo Luật biểu tình được Chính phủ giao cho Bộ Công an soạn thảo đã xong và gửi xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan nhưng do một số vấn đề nhạy cảm, các bộ, ngành không đưa ra ý kiến nhanh chóng nên thời hạn xem xét Luật biểu tình phải lùi lại. Hôm nay, chúng ta cùng nhau thảo luận một chút về “quyền biểu tình” của công dân Việt Nam để hiểu rõ hơn về khó khăn, tính cần thiết khi xây dựng dự thảo luật này.

     

    “Quyền biểu tình” của công dân được nhắc đến trong Điều 25 Hiến pháp 2013:

    Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

     

    Cho nên đây được xem là quyền của công dân, nên dù có Luật biểu tình hay không thì công dẫn vẫn đương nhiên được biểu tình nhưng khi chưa có một quy định cụ thể để quản lý vấn đề này thì việc biểu tình rất dễ dẫn đến việc bạo loạn, sử dụng bạo lực. Chính quyền cần Luật biểu tình để quản lý hoạt động biểu tình, hướng hoạt động biểu tình sao cho vừa có ích cho đất nước, vừa đảm bảo được quyền của công dân. Người biểu tình cần Luật để thực hiện quyền công dân của mình, có căn cứ pháp luật để đấu tranh, cần thiết thì khởi kiện nếu chính quyền vi phạm. Luật biểu tình sẽ có những điều khoản cụ thể bắt buộc người biểu tình và chính quyền phải tuân theo, đồng thời kèm theo chế  tài để đảm bảo cho Luật được tôn trọng.

     

    Biểu tình của công dân rất dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá Nhà nước, phá hoại an ninh chính trị, gây bất ổn xã hội nên một bộ phận các bộ, người dân còn dè dặt, ngại nói đến quyền biểu tình và hiểu sai về biểu tình. Biểu tình được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung có các đặc điểm sau:

    -         Là hành động bất bạo lực.

    -         Có sự tham gia của một số lượng người nhất định.

    -         Biểu tình nhằm thể hiện quan điểm của người tham gia biểu tình về một hay nhiều vấn đề nào đó.

    Nhiều người cho là biểu tình có sử dụng bạo lực và các hành vi gây rối trật tự công cộng nên ngại bàn tán và đặt ra vấn đề. Nhưng việc nhìn nhận đây là một quyền của công dân là cần thiết và nên xem xét vì đây là nhân quyền, con người có quyền bày tỏ ý kiến về vấn đề nào đó họ muốn nhưng trong một giới hạn cho phép và giới hạn này được nêu ra khi xây dựng Luật biểu tình. Luật Biểu tình sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc giải tỏa những căng thẳng, bức xúc trong xã hội, qua đó tạo ra sự đồng thuận xã hội nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, là căn cứ pháp lý để chúng ta đấu tranh chống lại những xuyên tạc về dân chủ, nhân quyền ở nước ta của các thế lực thù địch.

     

    Nếu có quan điểm khác, mời bạn comment bên dưới đề cùng trao đổi.

    Cập nhật bởi minhcuong1704 ngày 25/02/2017 11:57:46 SA
     
    26500 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (31/01/2021) duchoa1708 (17/02/2020) duongthuy2210 (25/02/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447976   25/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Vì hiện tại chưa có Luật chuyên ngành điều chỉnh nên việc thực hiện quyền biểu tình của công dân vẫn chưa được thực thi. Nhà nước phải có được những quy định rõ ràng, cụ thể, làm sao để đảm bảo được quyền công dân, lại không bị các thế lực đối lập dựa vào quyền này mà gây mất trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (25/02/2017)
  • #454030   21/05/2017

    Hi vọng Luật biểu tình được sớm thông qua nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân, bên cạnh đó nhà làm luật cần phải tiên đoán trước những bất lợi khi ban hành luật như một số thế lực lợi dụng để kích động nhân dân biểu tình...

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538929   17/02/2020

    duchoa1708
    duchoa1708

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo ý kiến cá nhân của mình thì nhà nước nên ban hành Luật Biểu Tình dựa trên những nguyên tắc như sau: 

    + Thứ nhất, cần phải hiểu được biểu tình là gì? Biểu tình là hành động đưa ra quan điểm hay ý kiến của một tập thể, một cộng đồng, hay còn gọi là quan điểm của nhiều công dân về một vấn đề nào đó. Và hành động để biểu hiện ra những quan điểm đó phải được quản lý chặt chẽ, mọi hành động đều nằm trong một giới hạn nhất định. Như vậy, những nguyên tắc của Luật Biểu Tình nên được xây dựng dựa trên chính phạm vi của khái niệm này.

    Ví dụ như: Không được sử dụng bạo lực để nhằm gây tổn thất đến các tài sản của nhà nước và chính quyền, không được kích động hay gây tác động xấu về mặt tư tưởng của những công dân khác nhằm chống phá nhà nước (phản động),...

    + Thứ hai, về phía nhà nước thì nhà nước cần có những biện pháp nhằm bảo vệ các công dân về mặt tư tưởng cũng như giúp các công dân tránh khỏi những thế lực phản động. Và nhà nước cũng cần có những phương pháp răn đe, phương pháp mang tính bắt buộc đối với những công dân nào hay thế lực thù địch với mục đích tuyên truyền tư tưởng sai trái, gây tổn thất về an ninh chính trị. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duchoa1708 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/02/2020)
  • #567353   31/01/2021

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Hy vọng trong tương lai cần thiết phải thúc đẩy thông qua Luật về biểu tình để một mặc phù hợp với các cơ sở hiến định tại Hiến pháp cũng như đảm bảo các quyền tự do căn bản mà mọi công dân đều được thụ hưởng, đây là một trong nhưng vấn dề tiên quyết cho việc thực thi và thúc đẩy Nhân quyền.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nghuynhminhkhoi vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (31/01/2021)
  • #567383   31/01/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9980
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên vì việc biểu tình rất dễ dẫn đến bạo loạn, chống phá nhà nước nên các cơ quan chức năng vẫn chần chừ không thông qua. Hi vọng rằng trong tương lại sẽ sớm có Luật Biểu tình để người dân thực hiện quyền của mình theo đúng pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #567386   31/01/2021

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Dù không biết là tương lai sẽ có Luật Biểu tình hay không nhưng đối với bản thân mình thì vẫn luôn hi vọng về một nhà nước pháp quyền, quản lý và điều phối kinh tế xã hội ngày càng tốt đẹp và phát triển hơn. Cũng không muốn trong tương lai xảy ra những cũng biểu tình không đáng có như các quốc gia trên thế giới.

     
    Báo quản trị |  
  • #569651   30/03/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1142)
    Số điểm: 8320
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Có thể nói biểu tình là một trong những hình thức để người dân thể hiện ý chí, phản ánh quan điểm và công khai gửi đến Nhà nước. Biểu tình là một trong số các quyền tự do dân chủ của công dân.

    Do vậy, bảo đảm quyền biểu tình cho công dân là trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước cần ban hành pháp luật bảo đảm cho công dân thực hiện quyền tự do dân chủ, đồng thời bảo đảm trật tự, an toàn xã hội cho chính người dân. (Biểu tình ở đây khác với bạo loạn)

     

     
    Báo quản trị |