Quy trình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại

Chủ đề   RSS   
  • #612704 13/06/2024

    thuthaopt20

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/04/2024
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Quy trình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại

    Theo Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại không có khả năng phục hồi.

    Tài sản kết cấu hạ tầng chợ được xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác mà công trình đó không còn hoặc bị hư hỏng mà không có khả năng phục hồi theo công năng sử dụng của tài sản.

    1Thẩm quyền quyết định xử lý

    Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý;

    - Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý

    2. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ

    Theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:

    Cơ quan, đơn vị có tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP lập hồ sơ đề nghị xử lý tài sản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cùng cấp. Hồ sơ gồm:

    - Văn bản đề nghị xử lý tài sản (trong đó xác định cụ thể tài sản xử lý thuộc trường hợp nào theo quy định tại khoản 1 Điều này): 01 bản chính.

    - Danh mục tài sản đề nghị xử lý (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản): 01 bản chính.

    • Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.

    Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định xử lý tài sản. Hồ sơ báo cáo gồm:

    - Tờ trình của cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc của liên ngành về việc xử lý tài sản: 01 bản chính.

    - Danh mục tài sản đề nghị xử lý (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản): 01 bản chính.

    - Biên bản họp liên ngành hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan, đơn vị có liên quan: 01 bản sao.

    - Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này: 01 bản sao.

    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định xử lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị xử lý tài sản không phù hợp. Nội dung chủ yếu của Quyết định xử lý tài sản gồm:

    - Tên cơ quan, đơn vị có tài sản bị mất, bị hủy hoại;

    - Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản); lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại;

    - Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

    Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho việc khắc phục hậu quả, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng chợ để đảm bảo khôi phục hoạt động.

    Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng chợ bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc bồi thường thiệt hại tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định 60/2024/NĐ-CP.

    Tài sản kết cấu hạ tầng chợ khi bị hủy hoại, bị mất cần được khắc phục nhanh chóng và cũng đã được phân rõ thẩm quyền xử lý cũng như trình tự thủ tục xử lý hậu quả. Từ đó để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.

     
    116 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận