Quy trình tử hình bằng tiêm thuốc độc

Chủ đề   RSS   
  • #474805 15/11/2017

    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


    Quy trình tử hình bằng tiêm thuốc độc

    Quy trình này được quy định tại Nghị định 82/2011/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 47/2013/NĐ-CP.

    1. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự.
     
    2. Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.
     
     
    3. Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau:
     
    a. Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình;
     
    b.Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra;
     
    c. Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình.
     
    Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ;
     
    - Thuốc đưa ra sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.
     
    - Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.
     
     
    4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:
     
    - Chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng);
     
    - Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;
     
    - Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo trình tự như sau:
    • Bước 1: Tiêm 05 grams Sodium thiopental (Thuốc dùng để gây mê)
    Sau mũi tiêm gây mê này, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu chưa bị mê thì tiếp tục thực hiện tiêm gây mê cho đến khi mê.
    • Bước 2: Tiêm 100 miligrams Pancuronium bromide (dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp).
    • Bước 3: Tiêm 100 grams Potassium chloride (dùng để ngừng hoạt động của tim).
    - Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai.
    Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết, thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba.
     
    5. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.
     
    6. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
     
    7. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.

     

    Cập nhật bởi TRUTH ngày 15/11/2017 01:53:54 CH
     
    41307 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #476762   30/11/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Trong trường hợp tiêm lần thứ ba mà người bị thi hành án vẫn chưa chết thì xử lý sao nhỉ? Qua đây mình cũng hy vọng từ quá trình xét xử đến lúc thi hành án tử hình được tiến hành nhanh hơn vì trên thực tế, các tử tù trước khi chịu thi hành án đã phải chấp hành án tù tầm 3 đến 10 năm, thậm chí có người là mười mấy năm.

     
    Báo quản trị |  
  • #476765   30/11/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1397)
    Số điểm: 11672
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì tử hình phải bằng hình thức tiêm thuốc độc để gây ra tê liệt rồi dẫn đến cái chết cho người bị xử tử hình. Đứng trên góc độ nhân đạo thì pháp luật Việt Nam đã làm được, nhưng đứng trên ngân sách quốc gia thì hơi khó. Bởi theo như mình tìm hiểu được thì một lần tiêm thuốc độc phải tốn đến hàng trăm triệu đồng, như vậy có đáng cho một tên tử từ và đáng cho ngân sách quốc gia?

     
    Báo quản trị |  
  • #476840   01/12/2017

    Việc tử hình bằng hình thức tiêm thuốc theo mình đã quá nhân đạo với nhiều đối tượng, vì không tạo ra những cảnh man rợ như đầu rơi, máu chảy, phạm nhân gào thét đau đớn. Biện pháp tử hình này là cách "chết nhẹ nhàng", "chết không đau đớn". Một số chuyên gia y học còn so sánh cách thi hành hình phạt tử tội này giống như người tự sát, uống thuốc ngủ hoặc uống thuốc độc chết.
     
    Báo quản trị |  
  • #476845   01/12/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    HÌnh thức tử hình này nhẹ nhàng hơn nhiều so với tội ác mà phạm nhân gây ra cho người bị hại. Ví như tử tù Nguyễn Hải Dương vừa bị thi hành án gần đây, giết hại dã man cả gia đình, bản thân cũng muốn chết và đã được ra đi một cách nhẹ nhàng. Nhưng mình ko phản đối cách thi hành án này bởi đây là sự nhân đạo của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #476849   01/12/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Đúng là mình thấy việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc của Việt Nam đã phần nào nhân đạo hóa trong việc xử lý tội phạm. Tuy nhiên thì mỗi lần tiêm thuốc độc là tiêu tốn cả mấy trăm triệu tiền ngân sách bỏ ra vì hiện nay Việt Nam chưa chế tạo ra thuốc độc của mình nên phải nhập từ nước ngoài, chắc có lẽ tương lại ko xa sẽ chế tạo thành công để giảm thiểu tối đa ngân sách

     

     
    Báo quản trị |  
  • #480631   30/12/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Đa phần các nước trên thế giới đều đã chuyển sang hình thức tử hình này. Đây xem như là sự khoan hồng cuối cùng và lòng nhận đạo giữa con người với con ngừơi. Cũng giảm nhẹ việc gây ám ảnh cho những người thi hành án tử hình.

     
    Báo quản trị |  
  • #498415   31/07/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Việc bãi bỏ hình phạt tử hình bằng xử bắn mà thay vào tiếm thuốc độc cho thấy sự nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí để thi hành hình phạt tử hình bằng tiêm thuốc độc không hề rẻ và ngân sách là điều cản trở thực hiện. 

     
    Báo quản trị |  
  • #514046   21/02/2019

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 58 lần


    Quy trình tiêm thuốc độc vào tử tù

    Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2013/NĐ-CP sửa đổi điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 82/2011/NĐ-CP, việc đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định, thực hiện theo trình tự 3 bước sau:

    Bước 1: Tiêm thuốc làm mất trí giác.

    Sau khi tiêm mũi thuốc thứ nhất xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất trí giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất trí giác.

    Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động

    Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim

    Sau khi tiêm mũi thứ 3, kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai.

    Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết, thì đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba.

    Cũng theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 82/2011/NĐ-CP thì việc tiêm thuốc có thể tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp. Và cơ quan thi hành án hình sự đã chọn phương pháp tiêm thuốc tự động.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #514067   22/02/2019

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc được cho là phương thức ưu việt nhất hiện nay, giúp tử tù ít đau đớn nhất và đã được áp dụng ở một số nước trên thế giới từ nhiều thập kỷ trước. Tử hình bằng tiêm thuốc vẫn là một phương pháp có tính ưu việt nhất định. Cách hành quyết này có phần nhân đạo hơn tử hình bằng súng, treo cổ (thời xưa). Nhờ tính chất nhẹ nhàng, gọn ghẽ nên tử hình bằng tiêm thuốc đã phần nào che giấu “sự xấu xí của cái chết”.
     
    Báo quản trị |  
  • #514069   22/02/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc quá nhẹ nhàng và nhân đạo đối với tử tù hiện nay. Vì vậy trong nhân dân vẫn nảy sinh một vài vấn đề về sự ác độc và mất nhân tính của tử tù khi xuống tay sát hại hay dùng các biện pháp kinh khủng đối với nạn nhân để cướp đoạt tính mạng, nhân dân phẫn nộ và luôn yêu cầu và mong muốn bằng chính những hành động ác độc đó tra tấn lại trên chính kể xuống tay, như vậy mới thấy rằng việc này là cùng hung cực ác như thế nào. Lẽ nào tiêm thuốc độc quá nhẹ nhàng mà chúng không phải chịu những đau đớn bở nạn nhân mà chúng đã xuống tay.

     
    Báo quản trị |  
  • #524153   29/07/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Tôi thấy giá thuốc để tử hình lên đến hàng trăm triệu cho mỗi mũi tiêm, thật sự quá tốn kém. Đặc biệt là ngày nay do sử dụng ma tuy tràn lan dẫn đến mất kiểm soát bản thân, cùng với đó là internet khiến không biết bao nhiêu người phải chết oan, án tử hình thì dày đặc, vậy số tiền để mua thuốc tử hình cũng chiếm một phần không nhỏ nguồn ngân sách, chính vì lẽ đó nên sử dụng hình thức nào khác nhân đạo mà mức giá có thể thấp hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #569793   31/03/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Tuy là hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc nhân đạo nhẹ nhàng hơn là xử bắn như trước, nhưng cái giá phải trả cho 3 liều thuốc độc này không hề rẻ tí nào, thật sự quá tốn kém cho ngân sách nước nhà. Mình nghĩ rằng cần phải có giải pháp để giải quyết vấn đề này mang lại hiệu quả hơn trong thi hành án tử hình trong tương lai gần.

     
    Báo quản trị |