Quy trình, thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #607772 28/12/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1703 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Quy trình, thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức như thế nào?

    Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập còn được tiếp nhận vào viên chức trong một số trường hợp đặc cách. Vậy thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức như thế nào?

    Căn cứ vào điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức, yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng, Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định, sẽ xem xét tiếp nhận vào viên chức các trường hợp sau đây:

    Đối tượng 1: Có đủ 5 năm công tác trở lên, làm công việc chuyên môn phù hợp công việc dự kiến được tiếp nhận. Tức là, thời gian này phải là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tính thời gian tập sự, làm công việc chuyên môn phù hợp công việc ở vị trí dự kiến được tiếp nhận.

    Trong khi đó, Nghị định 115/2020/NĐ-CP đang yêu cầu có ít nhất 5 năm làm việc ở vị trí có yêu cầu trình độ từ đại học trở lên, phù hợp vị trí cần tuyển, có đóng BHXH bắt buộc. Đặc biệt, quy định cũ đã liệt kê cụ thể các đối tượng đáp ứng điều kiện này sẽ được tiếp nhận. Nhưng quy định mới thì không.

    Đối tượng 2: Cán bộ, công chức cấp xã đang làm việc ở vị trí việc làm dự kiến được tiếp nhận. Trong khi đó, ở quy định cũ, đây là một trong các đối tượng phải đáp ứng điều kiện đủ ít nhất 5 năm làm việc ở vị trí việc làm tương ứng vị trí dự kiến làm việc, có đóng BHXH bắt buộc.

    Đối tượng 3: Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp vị trí việc làm trong các lĩnh vực gồm: Nghệ thuật, thể dục thể thao, lĩnh vực văn hóa và các nghề truyền thống.

    Đối tượng 4: Người từng là cán bộ, công chức, viên chức sau đó chuyển công tác đến làm việc ở cơ quan khác nhưng vẫn làm công việc phù hợp với vị trí dự kiến được tiếp nhận (trong khi đó, quy định cũ liệt kê cụ thể các cơ quan khác mà người này được chuyển công tác đến).

    Theo đó, bổ sung thêm hai đối tượng:

    Đối tượng 5: Người đã tốt nghiệp tiến sĩ trở lên, đang làm việc ở trụ sở/chi nhánh cơ quan được thành lập ở nước ngoài hoặc cơ quan nước ngoài có chi nhánh, trụ sở ở Việt Nam, có chuyên ngành phù hợp, có đủ 3 năm công tác làm công việc chuyên môn trở lên phù hợp vị trí dự kiến tiếp nhận.

    Đối tượng 6: Người được cử đi học cử tuyển sau đó trở về công tác tại nơi cử đi học.

    Thủ tục tuyển dụng đặc cách viên chức như thế nào?

    Quy trình, thủ tục xem xét tiếp nhận vào viên chức

    Với các đối tượng được xem xét nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý (đối tượng 1, đối tượng 2 và đối tượng 6, sẽ thực hiện tiếp nhận theo quy trình nêu tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP dưới đây:

    Bước 1: Lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch

    Bước 2: Hội đồng thực hiện các công việc:

    Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ.

    Tổ chức sát hạch về hiểu biết chung, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được tiếp nhận.

    Bước 3: Báo cáo về kết quả kiểm tra, sát hạch.

    Bước 4: Ra quyết định tuyển dụng theo thẩm quyền.

    Hướng dẫn quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

    Trước đó, Chính phủ đã banh hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (có hiệu lực từ ngày 07/12/2023).

    Theo đó, Nghị định đã bỏ quy định thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp (giữ quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp);

    Đồng thời, tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định trường hợp đã được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Đề án thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày 07/12/2023 thì được tiếp tục thực hiện theo Đề án đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày 07/12/2023.

    Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP

    Để thực hiện đúng quy định của Nghị định, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ban, ngành, địa phương thống nhất triển khai một số nội dung như sau:

    (1) Đối với các Đề án đã được Bộ Nội vụ thống nhất và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án quyết định việc thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2023/NĐ-CP.

    (2) Đối với các Đề án chưa có ý kiến của Bộ Nội vụ thì thực hiện xét thăng hạng theo quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP (các khoản 16, 17, 19, 20 Điều 1 sửa đổi các Điều 32, 33, 39, 40 của Nghị định 115/2020/NĐ-CP). Xem thêm chi tiết tại Hướng dẫn quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

     
    475 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (27/01/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận