Quy trình kiểm toán nội bộ theo Thông tư 70/2022/TT-BTC

Chủ đề   RSS   
  • #595179 03/12/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2141)
    Số điểm: 74886
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Quy trình kiểm toán nội bộ theo Thông tư 70/2022/TT-BTC

    Bộ Tài chính ban hành Thông tư 70/2022/TT-BTC ngày 16/11/2022 Quy định về quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài.

    Kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức. Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.

    Theo đó, Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định rõ nguyên tắc và quy trình kiểm toán nội bộ, như sau:

    Nguyên tắc kiểm toán nội bộ

    (1) Tính độc lập:

    - Tổ chức và hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ phải độc lập với các bộ phận của tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai;

    - Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc tại các bộ phận của tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai;

    - Kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong quá trình xác định phạm vi và nội dung kiểm toán, khi thực hiện đánh giá và báo cáo kết quả kiểm toán.

    kiem-toan-noi-bo

    (2) Tính khách quan:

    - Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải bảo đảm tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến;

    - Các ghi nhận trong báo cáo kiểm toán nội bộ phải được phân tích cân trọng và dựa trên cơ sở các dữ liệu, thông tin thu thập được;

    - Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được thực hiện kiểm toán đối với quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trinh mà người này chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, chính sách nội bộ, thu tục, quy trình đó;

    - Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được tham gia kiểm toán các hoạt động, các bộ phận mà người này chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó trong thời hạn 02 năm kể từ khi có quyết định không thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó;

    - Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải kịp thời báo cáo cho Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính khách quan khi thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ. Trường hợp phát hiện người làm công tác kiểm toán nội bộ có thể không bảo đảm thực hiện nguyên tắc về tính khách quan trong hoạt động kiểm toán nội bộ, Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài để có giải pháp phù hợp;

    - Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá.

    - Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

    Quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ

    Về quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ 

    (1) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải ban hành quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ.

    (2) Quy chế kiểm toán nội bộ phải bao gồm các nội dung sau:

    - Mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và mối quan hệ với các bộ phận khác;

    - Các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc bảo đảm chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.

    (3) Quy trình kiểm toán nội bộ hướng dẫn chi tiết các nội dung:

    - Phương thức đánh giá, phân loại mức độ rủi ro (thấp, trung bình, cao) làm căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ;

    - Phương thức lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán;

    - Cách thức lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.

    Xem chi tiết tại Thông tư 70/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

     
    1417 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (25/04/2023) ThanhLongLS (05/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595695   22/12/2022

    Quy trình kiểm toán nội bộ theo Thông tư 70/2022/TT-BTC

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, theo mình thì kiểm toán nội bộ là một quan sát viên độc lập nhằm đảm bảo hoạt động của công ty, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế riêng của công ty. Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, kiểm toán nội bộ có chức năng tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro. Do đó, việc ban hành quy chế kiểm toán nội bộ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

     
    Báo quản trị |