Quy trình Kiểm sát giải quyết vụ án kinh doanh thương mại, lao động

Chủ đề   RSS   
  • #502562 18/09/2018

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Quy trình Kiểm sát giải quyết vụ án kinh doanh thương mại, lao động

    Là nội dung được đưa ra tại dự thảo quy trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án nhân dân

    Quy trình Kiểm sát giải quyết vụ án kinh doanh thương mại, lao động theo thủ tục sơ thẩm được tóm tắt như sau:

    2.1. Kiểm sát việc thụ lý vụ án

    Khi nhận được thông báo thụ lý vụ án Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên được phân công kiểm sát việc thụ lý vụ án phải vào sổ thụ lý, lập phiếu kiểm sát theo quy định tại Điều 196 BLTTDS.

    2.2. Lập hồ sơ kiểm sát:

    Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công có trách nhiệm lập hồ sơ kiểm sát.

    Hồ sơ kiểm sát phải được lập, đánh số bút lục theo thời gian và lập bảng kê danh mục tài liệu theo quy định của VKSND tối cao.

    2.3. Kiểm sát việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án; yêu cầu Tòa án xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ

    Kiểm sát viên, Kiểm tra viên tiến hành kiểm sát về trình tự, thủ tục, về nguồn chứng cứ bảo đảm tài liệu, chứng cứ được thu thập hợp pháp, khách quan, đầy đủ, làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật.

    Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa bảo đảm cho việc giải quyết vụ án thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát để kịp thời yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung

    2.4. Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

    Viện kiểm sát kiểm sát việc Tòa án gửi quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, văn bản thông báo về việc không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cho Viện kiểm sát cùng cấp

    Khi nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc văn bản thông báo không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục; các trường hợp áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

    Trường hợp phát hiện vi phạm về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát để thực hiện quyền kiến nghị theo quy định tại Điều 140 BLTTDS.

    2.5. Kiểm sát việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án

    Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát chặt chẽ thời hạn gửi quyết định tạm đình chỉ của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 214 BLTTDS; các căn cứ Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS và các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Khi phát hiện vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị.

    Trường hợp tại phiên tòa, khi Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về quyết định tạm đình chỉ..

    Khi thực hiện kiểm sát việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải lập phiếu kiểm sát đồng thời kiểm sát chặt chẽ việc Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 215 BLTTDS.

    2.6. Kiểm sát việc đình chỉ giải quyết vụ án

    Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát chặt chẽ thời hạn gửi quyết định đình chỉ của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 217 BLTTDS; các căn cứ Tòa án ra quyết định đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 217 BLTTDS và các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Khi phát hiện vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị.

    Trường hợp tại phiên tòa, khi Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về quyết định đình chỉ. Nếu phát hiện vi phạm thì sau phiên tòa, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị.

    Khi thực hiện kiểm sát việc đình chỉ giải quyết vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải lập phiếu kiểm sát.

    2.7. Kiểm sát Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

    Khi nhận được quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thành phần tham gia hòa giải, nội dung và kết quả hòa giải thành theo quy định tại các Điều 205, 206, 207, 208, 209, 210, 211 và 212 của BLTTDS. Khi phát hiện vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà báo cáolãnh đạo Viện kiểm sát có thẩm quyền để thực hiện quyền kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm.

    Trường hợp có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì báo cáo bằng văn bản với lãnh đạo Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

    Khi kiểm sát việc hòa giải tại phiên tòa theo thủ tục rút gọn, Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ nguyên tắc, trình tự, thủ tục, nội dung hòa giải theo quy định tại khoản 3 Điều 320 BLTTDS, kịp thời phát hiện vi phạm trong việc hòa giải để thực hiện quyền kiến nghị theo quy định tại Điều 21 BLTTDS.

    2.8. Nghiên cứu hồ sơ vụ án;

    Thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án để tham gia phiên toà, phiên họp tại Tòa án cấp sơ thẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 220BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 4 TTLT số 02/2016.

    Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án của Tòa án và của những người tham gia tố tụng; xem xét yêu cầu khởi kiện, các điều kiện khởi kiện, thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án; kiểm tra, đánh giá khách quan, toàn diện tài liệu, chứng cứ, việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để lập hồ sơ vụ án của Tòa án theo quy định tại Điều 204 BLTTDS.

    Trường hợp phát hiện Tòa án chưa thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát để thực hiện quyền yêu cầu Toà án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ

    2.9. Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án

     Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, Kiểm sát viên phải Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án. Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải có ý kiến vào Tờ trình. Tờ trình được thực hiện theo mẫu do VKSND tối cao ban hành và được lưu vào hồ sơ kiểm sát. Người nghiên cứu hồ sơ phải ký nháy vào cuối mỗi trang và ký, ghi rõ họ tên vào cuối tờ trình.

    2.10. Kiểm sát Quyết định đưa vụ án ra xét xử

    Khi nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện kiểm sát Quyết định theo quy định tại Điều 220 BLTTDS. Trường hợp phát hiện vi phạm thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị theo quy định.

    2.11. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa sơ thẩm

    Tại phiên tòa Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của những người tham gia tố tụng kể từ khi thụ lý vụ án đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.

     Kiểm sát viên kiểm sát về căn cứ, thời hạn, thẩm quyền, nội dung quyết định hoãn, quyết định tạm ngừng phiên tòa của Hội đồng xét xử theo quy định tại Điều 233, Điều 259 BLTTDS. Trường hợp phát hiện vi phạm thì yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục hoặc sau phiên tòa báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kiến nghị khắc phục vi phạm.

    Trường hợp có căn cứ để tạm ngừng, hoãn phiên tòa, Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng, hoãn phiên tòa

    ...

    Sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên thực hiện quyền xem biên bản phiên tòa.

    2.12. Báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm

    Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay kết quả xét xử vụ án với lãnh đạo Viện kiểm sát. Báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm lập theo mẫu và được gửi theo quy định của VKSND tối cao.

    2.13. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm

    Trường hợp phát hiện vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà báo cáo bằng văn bản vớilãnh đạo Viện kiểm sát để xem xét kháng nghị hoặckiến nghị theo thẩm quyền.

    Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét kháng nghị phúc thẩm theo thẩm quyền.

    Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện vi phạm nghiêm trọng hoặc tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sátcó thẩm quyền xem xét kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

    Viện kiểm sát ở cấp sơ thẩm phải sao gửi ngay bản án, quyết định kèm theo Phiếu kiểm sát bản án, quyết định, thông báo việc kháng cáo (nếu có) cho Viện kiểm sát ở cấp phúc thẩm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền.

    Đối với bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát ở cấp sơ thẩm sao gửi bản án, quyết định kèm theo phiếu kiểm sát bản án, quyết định đó cho Viện kiểm sát cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ, VKSND tối cao theo Quy định của Viện trưởng VKSND tối cao.

     

    Xem chi tiết dự thảo để biết được quy trình đối với vụ án hành chính trong phiên phúc thẩm, giám đốc thẩm:

     

     
    3780 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận