Quy trình hình thành BLHS 2015

Chủ đề   RSS   
  • #429330 29/06/2016

    PhanDinhCong

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2013
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 10 lần


    Quy trình hình thành BLHS 2015

    Qua quan sát thực tiễn quy trình làm luật ở nước ta, tạm chia ra 17 công đoạn khi làm BLHS 2015 như sau:

    1. QH chọn cơ quan soạn thảo dự luật (BLHS 2015 do Bộ Tư pháp soạn thảo);

    2. Ban soạn thảo thành lập những tổ soạn thảo, các tổ này biên tập từng nội dung được giao;

    3. Sau khi có đầy đủ dự thảo thì ban soạn thảo sẽ nghiệm thu;

    4. Ban soạn thảo chủ trì việc lấy ý kiến các đoàn đại biểu QH và các ban ngành liên quan đến bộ luật;

    5. Lấy ý kiến (có thể lấy nhiều lần và chú trọng vào các vấn đề còn có ý kiến khác nhau);

    6. Ban soạn thảo họp để tiếp thu ý kiến của các nơi gửi về;

    7. Ban soạn thảo chỉnh sửa dự thảo sau khi đã tiếp thu ý kiến trình Chính phủ;

    8. Chính phủ trình dự thảo cho QH;

    9. QH giao dự án luật cho các ủy ban chuyên môn (BLHS thì giao cho Ủy ban Tư pháp) thẩm định dự án luật;

    10. Sau khi thẩm định, Ủy ban Tư pháp đưa dự án luật để UBTVQH cho ý kiến (có thể cho ý kiến một lần hoặc nhiều lần);

    11. Nếu thống nhất thì UBTVQH trình dự án luật ra QH;

    12. QH thảo luận và cho ý kiến về dự án luật (nếu là đạo luật lớn thì QH có thể cho lấy ý kiến nhân dân);

    13. Sau khi QH thảo luận, UBTVQH tiếp thu ý kiến của các đại biểu QH;

    14. UBTVQH trình lại cho QH;

    15. QH thông qua tại kỳ họp (thông qua theo nguyên tắc: Từng điều một, một vài điều, một vấn đề và cuối cùng là thông qua toàn bộ);

    16. Sau khi đại biểu bấm nút thì QH ban hành nghị quyết thi hành bộ luật;

    17. Chủ tịch nước công bố BLHS 2015.

    So sánh với luật hiện hành thì BLHS mới đồ sộ, chi tiết hơn rất nhiều. Nhưng càng chi tiết thì càng cần nhiều thời gian để rà soát, đối chiếu. Bởi đó không phải là tập hợp từng điều luật độc lập, riêng rẽ, mà chúng có liên hệ chặt chẽ, logic với nhau. Nhìn vào quy trình nêu trên, có thể thấy trách nhiệm của các chủ thể liên quan.

     
    6346 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PhanDinhCong vì bài viết hữu ích
    trang_u (29/06/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #429335   29/06/2016

    Longvigecam
    Longvigecam
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (436)
    Số điểm: 3295
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 133 lần


    Quy trình chuẩn.

    Tư vấn thủ tục đầu tư dự án, thành lập doanh nghiệp tại Hà nội, Ninh Bình. Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất.

    Cung cấp thông tin doanh nghiệp

    Mobile: 0983973514 Email: hanoilegal@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #429337   29/06/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    PhanDinhCong viết:

    Qua quan sát thực tiễn quy trình làm luật ở nước ta, tạm chia ra 17 công đoạn khi làm BLHS 2015 như sau:

    9. QH giao dự án luật cho các ủy ban chuyên môn (BLHS thì giao cho Ủy ban Tư pháp) thẩm định dự án luật;

    10. Sau khi thẩm định, Ủy ban Tư pháp đưa dự án luật để UBTVQH cho ý kiến (có thể cho ý kiến một lần hoặc nhiều lần);

    11. Nếu thống nhất thì UBTVQH trình dự án luật ra QH;

    12. QH thảo luận và cho ý kiến về dự án luật (nếu là đạo luật lớn thì QH có thể cho lấy ý kiến nhân dân);

    13. Sau khi QH thảo luận, UBTVQH tiếp thu ý kiến của các đại biểu QH;

    14. UBTVQH trình lại cho QH;

    15. QH thông qua tại kỳ họp (thông qua theo nguyên tắc: Từng điều một, một vài điều, một vấn đề và cuối cùng là thông qua toàn bộ);

    16. Sau khi đại biểu bấm nút thì QH ban hành nghị quyết thi hành bộ luật;

    So sánh với luật hiện hành thì BLHS mới đồ sộ, chi tiết hơn rất nhiều. Nhưng càng chi tiết thì càng cần nhiều thời gian để rà soát, đối chiếu. Bởi đó không phải là tập hợp từng điều luật độc lập, riêng rẽ, mà chúng có liên hệ chặt chẽ, logic với nhau. Nhìn vào quy trình nêu trên, có thể thấy trách nhiệm của các chủ thể liên quan.

    Quan trọng là từ bước số 9 đến bước 16 nè, vai trò của cơ quan thẩm định và cơ quan thông qua quan trọng lắm, nhiều khi người soạn thảo Luật người ta không thấy được lỗi sai của mình, thì người thẩm định và thông qua phải nhận thấy lỗi đó trước khi dân thấy. 

     
    Báo quản trị |  
  • #429347   29/06/2016

    PhanDinhCong
    PhanDinhCong

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2013
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 10 lần


    Thật ra Bộ luật hình sự có quá trình làm lâu dài. Có hai giai đoạn làm luật là giai đoạn soạn thảo (do Bộ Tư pháp chủ trì) và sau khi Quốc hội họp cho ý kiến lần thứ nhất thì dự thảo bộ luật được chuyển cho Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Do có sự chuyển đổi từ hai cơ quan khác nhau nên có cách nhìn nhận khác nhau, quan điểm kỹ thuật làm luật cũng khác nhau.

    Chính sách hình sự của Bộ luật hình sự là rất tốt, thể hiện được các tư tưởng mới, nhất là tư tưởng nhân đạo, hướng thiện, vì con người. Tuy nhiên, việc thể hiện các chính sách hình sự đó trong bộ luật đã thiếu chính xác, không đầy đủ. Kỹ thuật bị phá vỡ và sinh ra nhiều mâu thuẫn, bất cập, sai sót trong bộ luật.

    Thật ra các sai sót này không được phát hiện đầy đủ trong quá trình thảo luận. Quốc hội chủ yếu chỉ thảo luận ở nghị trường về chính sách lớn; trách nhiệm của những người soạn thảo là phải thể hiện cụ thể được các chính sách đó trong bộ luật, bảo đảm tính thống nhất, hệ thống và chính xác.

    Ví dụ Quốc hội thảo luận các nội dung lớn như chính sách với người chưa thành niên thế nào, tội phạm hóa, phi tội phạm hóa thế nào, có quy định trách nhiệm hình sự pháp nhân hay không, quá trình hạn chế áp dụng hình phạt tử hình, giảm hình phạt tù, tăng cường các hình phạt không phải tù ra sao...

    Còn diễn đạt về mặt kỹ thuật thì những người biên soạn có trách nhiệm thực hiện. Quốc hội không có thời gian và không thể làm luật theo kiểu rà soát tỉ mỉ về mặt kỹ thuật từng câu chữ, dấu chấm, dấu phẩy được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PhanDinhCong vì bài viết hữu ích
    trang_u (29/06/2016)
  • #429350   29/06/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Mình cũng đồng ý về các chính sách mới liên quan đến Bộ luật hình sự 2015 là tiến bộ, hoan nghênh tinh thần tiếp thu học hỏi, nhưng như comment trước mình nói người làm sai thì họ không thể nào phát hiện ra sai sót của mình, chỉ có người giám sát, thẩm định thì may ra phát hiện được sai sót đó thôi. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    PhanDinhCong (29/06/2016)
  • #429354   29/06/2016

    PhanDinhCong
    PhanDinhCong

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2013
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 10 lần


    Đây rõ ràng là một bài toán giáo dục, vì tin học văn phòng hiện nay không phải là một môn đại cương tại các trường đại học. Rất bất cập và tạo ra nhiều hậu quả đáng tiếc trong các công việc cần đánh máy văn bản.

     
    Báo quản trị |  
  • #429368   29/06/2016

    suponge
    suponge
    Top 200
    Male
    Lớp 3

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2015
    Tổng số bài viết (418)
    Số điểm: 4213
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 106 lần


    Đúng quy trình :)))))

     
    Báo quản trị |