Quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện?

Chủ đề   RSS   
  • #607667 22/12/2023

    huongpham3797

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/11/2022
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện?

    Quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện? Viện trưởng do ai bổ nhiệm? Có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
     

    Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do ai bổ nhiệm? Có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?

    Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được đề cập tại Điều 67 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, cụ thể như sau:

    Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

    Cũng theo quy định này, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    - Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao khi có yêu cầu;

    - Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

    Về nhiệm kỳ của Viện nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

    bo-nhiem-vtvks

    Quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện?

    Tại tiểu mục 4 Mục III Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 có nêu quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được thực hiện như sau:

    Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, báo cáo và đề xuất chủ trương, số lượng và nhân sự trình Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

    - Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, thảo luận, thống nhất (Nghị quyết) về chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự để kiện toàn lãnh đạo đơn vị.

    Thành phần: Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ.

    Bước 2: Trên cơ sở kết quả của bước 1 Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội nghị.

    Thành phần: Lãnh đạo, Chi ủy viên và toàn thể công chức trong đơn vị (Hội nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập tham gia).

    Bước 3: Trên cơ sở kết quả của bước 1, 2 Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, nhận xét, đánh giá và giới thiệu nhân sự (Nghị quyết) về việc bổ nhiệm và có văn bản hiệp y với cấp ủy địa phương về việc bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

    Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1

    Bước 4: Sau khi có văn bản hiệp y của cấp ủy địa phương về việc bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có tờ trình đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, bổ nhiệm.

    Đơn vị quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp huyện theo nhóm hoặc khối đơn vị thì khi thực hiện quy trình bổ nhiệm, nhân sự đưa ra hội nghị cũng theo nhóm hoặc khối đã quy hoạch. Ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nhận xét, đánh giá nhân sự nổi trội trong số quy hoạch để lựa chọn (có số dư) giới thiệu ra hội nghị để lấy phiếu tín nhiệm và chịu trách nhiệm về nhận xét, đánh giá nhân sự theo quy định.

    Lưu ý:

    Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì Ban cán sự đảng phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị.

    - Trình tự bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ có hướng dẫn thực hiện sau./.

    Như vậy, quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được thực hiện như trên.

     

     

     
    738 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận