Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia tổ chức kiểm kê định kỳ để xác định số lượng tài sản cố định khi nào? Yếu tố khách quan được loại trừ khi đánh giá hoạt động của Quỹ Đổi là gì?
Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia tổ chức kiểm kê định kỳ để xác định số lượng tài sản cố định khi nào?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 36 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về việc quản lý tài sản của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia:
Theo đó, đối với việc kiểm kê tài sản và đánh giá lại tài sản cố định của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia thì:
Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia phải tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để xác định số lượng tài sản cố định trong các trường hợp sau:
(i) Khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm;
(ii) Sau khi xảy ra thiên tai, địch họa hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Quỹ;
(iii) Theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Lưu ý: đối với tài sản thừa, thiếu, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật;
Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia phải thực hiện đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản thực hiện theo quy định đối với từng trường hợp cụ thể.
Thêm vào đó, một trong những vấn đề cần lưu ý là Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia có trách nhiệm xây dựng Quy chế quản lý hoạt động mua sắm và quản lý tài sản cố định, trình Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia phê duyệt theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia và các quy định pháp luật có liên quan.
Trong đó, Quy chế quản lý hoạt động mua sắm và quản lý tài sản cố định phải:
- Xác định rõ việc phối hợp của từng bộ phận quản lý trong Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia,
- Quy định rõ trách nhiệm bồi thường của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát, gây tổn thất tài sản, thiệt hại cho Quỹ.
Yếu tố khách quan được xem xét, loại trừ khi đánh giá hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia là những yếu tố nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về việc đánh giá kết quả hoạt động và xếp loại Quỹ:
Theo đó, các yếu tố khách quan được xem xét, loại trừ khi đánh giá hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia là:
- Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, biến động kinh tế - chính trị, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác;
- Thay đổi về chính sách liên quan làm ảnh hưởng đến đối tượng được hỗ trợ tài chính và kết quả hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.
Mặt khác, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của Quỹ hàng năm bao gồm:
Chỉ tiêu 1: Mức độ hoàn thành theo kế hoạch về số lượng, quy mô, lĩnh vực và hiệu quả các nhiệm vụ, dự án do Quỹ hỗ trợ tài chính;
Chỉ tiêu 2: Tăng trưởng về dư nợ cho vay và bảo lãnh để vay vốn, doanh số hỗ trợ vốn và hỗ trợ lãi suất vay cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các nhiệm vụ, dự án;
Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nợ xấu;
Chỉ tiêu 4: Tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn điều lệ và kinh phí hoạt động, tài sản của Quỹ, chế độ báo cáo.
Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hỗ trợ tài chính bảo đảm an toàn vốn điều lệ đối với hoạt động nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về nguyên tắc hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia:
Theo đó, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hỗ trợ tài chính bảo đảm an toàn vốn điều lệ đối với hoạt động cho vay ưu đãi và bảo lãnh để vay vốn.
Ngoài ra, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia xét chọn, hỗ trợ tài chính cho các nhiệm vụ, dự án nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ công khai, minh bạch và bình đẳng.
Tóm lại, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia phải tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để xác định số lượng tài sản cố định trong các trường hợp sau:
(i) Khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm;
(ii) Sau khi xảy ra thiên tai, địch họa hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Quỹ;
(iii) Theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;