Quy định xử phạt VPHC trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet.

Chủ đề   RSS   
  • #14764 28/12/2008

    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Quy định xử phạt VPHC trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet.


    PHẦN I: HOÀN CẢNH RA ĐỜI, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH

    I. Hoàn cảnh ra đời của Nghị định
    II. Mục đích và ý nghĩa của việc ban hành Nghị định
    III. Một số nguyên tắc chung khi soạn thảo Nghị định

    PHẦN II: NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH

    I. Chương I: Quy định chung
    II. Chương II: Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt
    1. Vi phạm các qui định về giấy phép
    2. Vi phạm các quy định về thiết lập mạng Internet dùng riêng
    3. Vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ Internet
    4. Vi phạm các quy định về sử dụng dịch vụ Internet
    5. Vi phạm các quy định về đại lý Internet
    6. Vi phạm các quy định về sử dụng tên miền Internet
    7. Vi phạm các quy định về đăng ký, cung cấp tên miền Internet
    8. Vi phạm các quy định về đăng ký, sử dụng địa chỉ IP và số hiệu mạng
    9. Vi phạm các quy định an toàn, an ninh thông tin
    10. Vi phạm các quy định về giá cước, phí, lệ phí
    11. Vi phạm các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ
    12. Vi phạm các quy định về trò chơi trực tuyến (online games)
    13. Vi phạm các quy định về trang thông tin điện tử
    14. Vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến
    15. Vi phạm các quy định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại
    16. Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo
    17. Hành vi cản trở, chống đối nhân viên, cơ quan nhà nước thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra

    III. Chương III: Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.
    1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông
    2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền khác.
    3. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
    4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt

    IV. Chương IV: Khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm.

    V. Chương V: Điều khoản thi hành.

    PHẦN III: NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH SO VỚI NGHỊ ĐỊNH 55/2001/NĐ-CP

    1. Quy định rõ nguyên tắc xử phạt, trình tự, thủ tục, các hình thức xử phạt vi phạm
    2. Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Thanh tra chuyên ngành thông tin, truyền thông và thanh tra chuyên ngành khác
    3. Quy định cụ thể các hành vi vi phạm, mức xử phạt, các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả
    4. Bổ sung các quy định xử phạt về thông tin điện tử trên Internet, mạng xã hội trực tuyến, trò chơi trực tuyến
    5. Tăng cường quản lý hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin trên Internet
    6. Mức xử phạt được cân nhắc để đủ tính răn đe và phù hợp với quan điểm mới về phát triển Internet tại Việt Nam

    PHẦN IV: MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI ÁP DỤNG NGHỊ ĐỊNH

    1. Về phạm vi điều chỉnh của Nghị định.
    2. Vi phạm quy định về mạng dùng riêng.
    3. Vi phạm các quy định về đại lý Internet.
    4. Vi phạm các quy định về tài nguyên Internet.
    5. Vi phạm các quy định về trò chơi trực tuyến (online games)
    6. Vi phạm các quy định về thông tin điện tử
    7. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
    8. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
     
    5263 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #14765   19/12/2008

    haminhgiap
    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    PHẦN I: HOÀN CẢNH RA ĐỜI, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH.


    I. Hoàn cảnh ra đời của Nghị định.

    Trước khi Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet được ban hành,việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet được áp dụng như sau:

    - Đối với việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet: Áp dụng các quy định xử phạt tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet. Các hành vi vi phạm hành chính, mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 41 của Nghị định. Tuy nhiên, các hành vi được quy định chỉ là những hành vi tổng quát hay là những nhóm hành vi, do đó rất khó áp dụng trong thực tế. Mặt khác, trong cùng thời gian đó xuất hiện ngày càng nhiều hành vi vi phạm mới chưa được quy định tại các văn bản pháp luật, do đó Bộ Bưu chính Viễn thông trước đây đã ban hành thông tư hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

    Thông tư số 05/2004/TT-BBCVT ngày 16 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn thực hiện một số điều về xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại, tố cáo quy định tại chương IV Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet : Thông tư số 05/2004/TT-BBCVT đã quy định cụ thể các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực Internet và sử dụng dịch vu Internet. Ngoài ra, thông tư này còn quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và khiếu nại tố cáo.

    Thông tư số 03/2006/TT-BBCVT ngày 29 tháng 6 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 05/2004/TT-BBCVT : Việc sửa đổi, bổ sung các hành vi nhằm đưa ra các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định tại các văn bản pháp luật mới được ban hành, đó là Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT về đại lý Internet; Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA về quản lý trò chơi trực tuyến. Một số các quy định được hướng dẫn áp dụng các Nghị định các Nghị định xử phạt khác như : Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện ; Nghị định số 175/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại ; Nghị định số 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin.

    - Việc thanh tra, kiểm tra thông tin điện tử trên Internet : Trước đây lĩnh vực thông tin nói chung là do Bộ Văn hoá – Thông tin trước đây quản lý, sau khi thành lập Bộ Thông tin và truyền thông thì lĩnh vực này được chuyển về Bộ Thông tin và truyền thông quản lý. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thông tin chủ yếu dụng các quy định tại Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá – thông tin. Tuy nhiên, hiện nay do sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhiều loại hình thông tin điện tử trên Internet mới được ra đời như : dịch vụ mạng xã hội trực tuyến ; forum ; blog ; ... đã đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước phải có những quy định mới nhằm quản lý các loại hình thông tin điện tử trên Internet.

    Với quan điểm quản lý là tạo môi trường thông thoáng hơn nữa cho sự phát triển của Internet tại Việt Nam trong tình hình mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và mọi người dân đều được tham gia vào quá trình phát triển thông qua việc sử dụng các dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, ngày 28/8/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet thay thế Nghị định số 55/2001/NĐ-CP. Nội dung của Nghị định mới có nhiều thay đổi so với Nghị định 55/2001/NĐ-CP, đặc biệt là bổ sung nội dung quản lý về thông tin điện tử trên Internet. Với việc ban hành Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet thì Nghị định 55/2001/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành.

    Như vậy, để đảm bảo tăng cường chức năng quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng thời nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến Internet Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo Nghị định Quy định xử phạt VPHC trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.

    II. Mục đích và ý nghĩa của việc ban hành Nghị định.

    Nghị định của Chính phủ Quy định xử phạt VPHC trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet ban hành với nhiều nội dung được thay đổi, ngoài việc bổ sung các hành vi mới để phù hợp với quá trình phát triển, Nghị định còn loại bỏ bớt những quy định không còn phù hợp và không khả thi trong giai đoạn phát triển hiện nay của lĩnh vực Internet và thông tin điện tử trên Internet tại Việt Nam.
    Nghị định đã quy định các hành vi vi phạm và các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet nhằm đưa hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tuân thủ đúng pháp luật, đảm bảo công bằng và góp phần đảm bảo an toàn, an ninh trên mạng Internet.

    Trong quá trình soạn thảo Nghị định, Ban Soạn thảo đã cố gắng phân loại các nhóm hành vi và kết cấu vào các điều khoản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng Nghị định vào quá trình thanh tra kiểm tra.

    III. Một số nguyên tắc chung khi soạn thảo Nghị định.

    1. Nội dung Nghị định phải bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, phù hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, phù hợp với các qui định của WTO.

    2. Bám sát các quy định quản lý của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, phù hợp với chức năng quản lý nhà nước về Internet của Bộ Thông tin và Truyền thông.

    3. Cập nhật các quy định quản lý nhà nước mới nhất đã và đang được sửa đổi, bổ sung.

    4. Xác định mức xử phạt vi phạm hành chính hợp lý, đúng luật. Đảm bảo tính khả thi, đồng thời có tác dụng răn đe, phòng ngừa hành vi vi phạm.
     
    Báo quản trị |  
  • #14766   19/12/2008

    haminhgiap
    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    PHẦN II. NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH.

    Nghị định bao gồm 5 chương 33 Điều được kết cấu như sau:

    I. Chương I: Quy định chung.

    Chương này bao gồm 5 điều (từ Điều 1 đến Điều 5) quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt và các hình thức xử phạt.

    Nội dung cơ bản của chương này đó là xác định rõ các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet; quy định các đối tượng áp dụng đó là các tổ chức cá nhân là người Việt Nam, tổ chức cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm; đồng thời Nghị định cũng hướng dẫn việc áp dụng các nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt phù hợp với quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Đối với quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về Internet và các biên pháp khắc phục hậu quả, ngoài các quy định chung theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính Nghị định còn quy định một số các hành thức xử phạt bổ sung mang tính đặc thù của lĩnh vực Internet và thông tin điện tử trên Internet như: Buộc xoá bỏ nội dung thông tin điện tử trên Internet; Buộc thu hồi tên miền, địa chỉ Internet và số hiệu mạng.

    II. Chương II: Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt.

    Đây là chương chính của Nghị định bao gồm 17 Điều (từ Điều 6 đến Điều 22) quy định các nhóm hành vi vi phạm và các hình thức xử phạt cụ thể như sau:

    1. Vi phạm các qui định về giấy phép
    Các hành vi vi phạm các quy định về giấy phép được xây dựng trên cơ sở tham khảo các quy định trước đây tại các Nghị định 55/2001/NĐ-CP và 56/2006/NĐ-CP. Các hình thức và mức xử phạt được điều chỉnh lại cho phù hợp với quy định quản lý mới về lĩnh vực Internet và thông tin điện tử trên Internet, đảm bảo tính khả thi và răn đe đối với các hành vi vi phạm. Cụ thể như sau:

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại khi một trong các giấy phép sau bị mất hoặc bị hư hỏng:
    a) Giấy phép cung cấp dịch vụ Internet;
    b) Giấy phép thiết lập mạng Internet dùng riêng;
    c) Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp;
    d) Giấy phép xuất bản báo điện tử.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng quá hạn đến 30 ngày đối với một trong các giấy phép được nêu tại Khoản 1 Điều này.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xoá làm thay đổi nội dung giấy phép hoặc kê khai thông tin không trung thực để được cấp một trong các giấy phép được nêu tại Khoản 1 Điều này.

    4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp không có giấy phép hoặc sử dụng quá hạn giấy phép trên 30 ngày.

    5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối hành vi không có giấy phép hoặc sử dụng quá hạn giấy phép trên 30 ngày đối với mạng Internet dùng riêng phải cấp phép.

    6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ Internet cho công cộng không có giấy phép hoặc sử dụng quá hạn giấy phép cung cấp dịch vụ Internet trên 30 ngày;
    b) Xuất bản báo điện tử không có giấy phép hoặc sử dụng quá hạn giấy phép trên 30 ngày.

    7. Hình thức xử phạt bổ sung:
    a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
    b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại khoản 4, 5, và 6 Điều này.

    8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc thu hồi tên miền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này.

    2. Vi phạm các quy định về thiết lập mạng Internet dùng riêng
    Các hành vi vi phạm các quy định về thiết lập mạng Internet dùng riêng được xây dựng căn cứ vào các quy định quản lý tại Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet ; Thông tư số ....../2008/TT-BTTTT về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Cụ thể như sau :

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không thực hiện đúng các quy định trong giấy phép thiết lập mạng đối với mạng Internet dùng riêng phải cấp phép;
    b) Cung cấp dịch vụ Internet cho các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của mạng Internet dùng riêng.

    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không dừng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho thành viên của mạng Internet dùng riêng khi phát hiện thành viên đó vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet hoặc theo văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    b) Thiết lập trạm trung chuyển Internet đối với mạng Internet dùng riêng không phải cấp phép.

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Các mạng Internet dùng riêng kết nối trực tiếp với nhau;
    b) Kết nối trạm trung chuyển của mạng Internet dùng riêng với trạm trạm trung chuyển Internet của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet hoặc với trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX).

    4. Hình thức xử phạt bổ sung:
    Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.

    3. Vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ Internet
    Các hành vi vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ Internet được xây dựng căn cứ vào các quy định quản lý tại Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet ; Thông tư số ....../2008/TT-BTTTT về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Cụ thể như sau :

    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Ngừng hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ Internet mà không thông báo cho người sử dụng dịch vụ biết trước, trừ trường hợp bất khả kháng;
    b) Từ chối cung cấp dịch vụ Internet khi không có lý do chính đáng;
    c) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khi cung cấp đường truyền dẫn viễn thông hoặc phân tách mạch vòng nội hạt.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không cung cấp đường truyền dẫn viễn thông hoặc không phân tách mạch vòng nội hạt cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khi được yêu cầu mà không có lý do chính đáng;
    b) Không ban hành hợp đồng mẫu để thực hiện thống nhất trong toàn doanh nghiệp;
    c) Không chấm dứt cung cấp dịch vụ Internet khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    d) Không có Website sử dụng tên miền quốc gia “.vn” để giao dịch với khách hàng khi cung cấp dịch vụ điện thoại Internet.

    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không thiết lập đường truyền dẫn kết nối đến trạm trung chuyển Internet quốc gia đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet đồng thời là doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng;
    b) Làm đại lý dịch vụ điện thoại Internet cho doanh nghiệp nước ngoài;
    c) Thông báo không đúng quy định thời điểm bắt đầu chính thức cung cấp dịch vụ và kế hoạch triển khai cung cấp dịch vụ cho Bộ Thông tin và Truyền thông.

    4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp các dịch vụ Internet cho công cộng không đúng theo quy định của giấy phép;
    b) Thực hiện trung chuyển lưu lượng Internet quốc tế khi chưa được phép của Bộ Thông tin và Truyền thông;
    c) Ngăn chặn các thông tin trong nước đi vào, ra mạng của mình qua Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định;
    d) Cung cấp các loại hình dịch vụ điện thoại Internet không đúng theo quy định;
    đ) Cung cấp dịch vụ điện thoại Internet mà không có hệ thống tính cước hoặc hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng hoặc hệ thống quản lý dịch vụ đặt tại Việt Nam.
    e) Không thông báo thời điểm bắt đầu chính thức cung cấp dịch vụ và kế hoạch triển khai cung cấp dịch vụ cho Bộ Thông tin và Truyền thông.

    5. Hình thức xử phạt bổ sung:
    Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này.

    6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 và điểm c khoản 4 Điều này.

    4. Vi phạm các quy định về sử dụng dịch vụ Internet
    Các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng dịch vụ Internet được xây dựng căn cứ vào các quy định quản lý tại Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Tuy nhiên Nghị định này chỉ quy định các hành vi mới, còn lại các hành vi khác đã được quy định rất đầy đủ tại Nghị định số 63/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các quy định cụ thể như sau:

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Sử dụng hoặc hướng dẫn người khác sử dụng các dịch vụ Internet bị cấm theo quy định của pháp luật;
    b) Người sử dụng dịch vụ kinh doanh lại các dịch vụ Internet.

    2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet thì bị xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

    3. Hình thức xử phạt bổ sung:
    Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Vi phạm các quy định về đại lý Internet
    Các hành vi vi phạm các quy định về đại lý Internet được xây dựng căn cứ vào các quy định quản lý tại Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Cụ thể như sau:

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ nội qui sử dụng dịch vụ Internet tại địa điểm cung cấp dịch vụ theo quy định.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không bảo đảm các quy định, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy; vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người sử dụng dịch vụ;
    b) Hệ thống thiết bị Internet không đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo quy định;
    c) Thiết lập hệ thống thiết bị Internet ngoài địa điểm đã đăng ký trong hợp đồng để làm đại lý Internet;
    d) Để khách hàng sử dụng dịch vụ ngoài giờ quy định.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Để người sử dụng dịch vụ vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
    b) Không ký hợp đồng đại lý đối với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ Internet cho người sử dụng không thu cước.

    6. Vi phạm các quy định về sử dụng tên miền Internet
    Các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng tên miền Internet được xây dựng căn cứ vào các quy định quản lý tại Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet và Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet (Bổ sung sửa đổi trên cơ sở bản đã ban hành kèm theo quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT ngày 11/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). Cụ thể như sau :

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tên miền cấp cao khác tên miền ".vn" mà không thông báo hoặc thông báo thông tin không chính xác hoặc thay đổi thông tin mà không thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan Đảng, Nhà nước trừ các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” hoặc không lưu trữ trong các máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam;
    b) Cấp tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 ".vn" cho các đối tượng không phải là thành viên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mình khi chưa là Nhà đăng ký tên miền quốc gia ".vn".

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc thu hồi tên miền đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

    7. Vi phạm các quy định về đăng ký, cung cấp tên miền Internet
    Các hành vi vi phạm các quy định về đăng ký, cung cấp tên miền Internet được xây dựng căn cứ vào các quy định quản lý tại Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet và Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet (Bổ sung sửa đổi trên cơ sở bản đã ban hành kèm theo quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT ngày 11/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). Cụ thể như sau :

    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam không hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền quốc tế thực hiện việc thông báo trên môi trường mạng với Bộ Thông tin và Truyền thông các thông tin theo quy định;
    b) Ngăn cản trái phép tổ chức, cá nhân chuyển đổi Nhà đăng ký tên miền “.vn”;
    c) Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam không báo cáo việc cập nhật danh sách tên miền quốc tế đang quản lý với Bộ Thông tin và Truyền thông thông qua môi trường mạng theo đúng quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Nhà đăng ký tên miền ".vn" vi phạm một trong các hành vi sau:

    a) Không duy trì hoặc không thiết lập các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh trong suốt quá trình sử dụng tên miền cho tổ chức, cá nhân đã đăng ký tên miền quốc gia “.vn”;
    b) Đăng ký giữ chỗ hoặc đầu cơ tên miền dưới mọi hình thức khi cung cấp tên miền quốc gia “.vn”;
    c) Cản trở tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền hợp pháp;
    d) Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không chính xác về tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền “.vn”.

    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không đăng ký hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông khi trở thành Nhà đăng ký hay đại lý bán lẻ của tổ chức cung cấp tên miền quốc tế ở nước ngoài;
    b) Không phối hợp hoặc phối hợp không đầy đủ với cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến tên miền.

    4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp tên miền quốc tế mà không đáp ứng một trong các điều kiện để trở thành Nhà đăng ký tên miền quốc tế do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

    8. Vi phạm các quy định về đăng ký, sử dụng địa chỉ IP và số hiệu mạng
    Các hành vi vi phạm các quy định về đăng ký, sử dụng địa chỉ IP và số hiệu mạng được xây dựng căn cứ vào các quy định quản lý tại Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet và Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet (Bổ sung sửa đổi trên cơ sở bản đã ban hành kèm theo quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT ngày 11/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). Cụ thể như sau :

    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Vi phạm các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về đăng ký, sử dụng địa chỉ IP, số hiệu mạng;
    b) Xin cấp địa chỉ IP hoặc số hiệu mạng trực tiếp từ các tổ chức quốc tế để sử dụng tại Việt Nam mà không được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép bằng văn bản.
    c) Không thực hiện định tuyến và quảng bá các vùng địa chỉ do Việt Nam cấp theo hướng dẫn của Trung tâm Internet Việt Nam.

    2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi định tuyến cho các vùng địa chỉ IP quốc tế do các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang từ nước ngoài về Việt Nam sử dụng mà không được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc thu hồi địa chỉ IP, số hiệu mạng đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này.

    9. Vi phạm các quy định an toàn, an ninh thông tin
    Các hành vi vi phạm các quy định an toàn, an ninh thông tin được xây dựng căn cứ vào các quy định quản lý tại Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Tuy nhiên trong quá trình thanh tra và xử lý vi phạm cần phải căn cứ vào các quy định của các văn bản pháp luật có liên quan về an toàn, an ninh thông tin. Cụ thể như sau:

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không ngừng cung cấp dịch vụ khi thiết bị truy nhập đầu cuối gây mất an toàn cho hệ thống thiết bị Internet;
    b) Phổ biến mật khẩu hoặc khoá mật mã hoặc thông tin riêng của tổ chức, cá nhân bị đánh cắp.

    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không phối hợp hoặc phối hợp không đầy đủ với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và điều tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động Internet;
    b) Không triển khai hoặc triển khai không đầy đủ các trang thiết bị và phương án kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm an toàn mạng lưới và an ninh thông tin theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp hoặc các nhiệm vụ công ích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền huy động.

    4. Hình thức xử phạt bổ sung:
    a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
    b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

    10. Vi phạm các quy định về giá cước, phí, lệ phí
    Nghị định chỉ quy định một số hành vi vi phạm về giá cước, phí, lệ phí có tính đặc thù và chuyên ngành dựa vào các quy định quản lý tại Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, Quyết định số 39/2007/QĐ-TTg về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông. Cụ thể như sau :

    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không thông báo giá cước theo quy định;
    b) Không đăng ký giá cước theo quy định;
    c) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet không hạch toán riêng dịch vụ Internet;
    d) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet không xác định giá thành dịch vụ Internet theo quy định.
    đ) Thu cước dịch vụ Internet không đúng với mức giá cước đã công bố.

    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành giá cước dịch vụ Internet.

    3. Đối với các hành vi vi phạm về giá cước, phí, lệ phí trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet được áp dụng theo các Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và lĩnh vực phí, lệ phí.

    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc thu hồi số tiền đã thu sai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

    11. Vi phạm các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ
    Các hành vi vi phạm các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ đước xây dựng căn cứ vào các quy định quản lý tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet; Quyết định số 33/2006/QĐ-BBCVT ngày 06/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông nay là Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông. Trong quá trình xây dựng Ban Soạn thảo cũng có tham khảo thêm Dự thảo Nghị định Quy định về XP VPHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đang được Bộ Khoa học và Công nghệ soạn thảo. Cụ thể như sau:

    1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không công bố chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng trên trang tin điện tử của doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ Internet không thuộc danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng;
    b) Công bố hoặc tự công bố chất lượng dịch vụ không đúng thời hạn theo quy định;
    c) Công bố trên trang tin điện tử của doanh nghiệp hoặc niêm yết tại các điểm giao dịch không đúng với Bản công bố chất lượng dịch vụ và Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ trong hồ sơ công bố chất lượng dịch vụ đã gửi cơ quan quản lý nhà nước;
    d) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ văn bản kết quả giám sát, các số liệu giám sát trong thời hạn hai năm kể từ ngày lập kết quả giám sát;
    đ) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ văn bản kết quả kiểm tra, đo kiểm, đánh giá, các số liệu xây dựng kết quả kiểm tra, số liệu đo kiểm, đánh giá ít nhất là hai năm kể từ ngày lập kết quả kiểm tra, số liệu đo kiểm, đánh giá.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không công bố trên trang tin điện tử hoặc không niêm yết tại các điểm giao dịch của doanh nghiệp Bản công bố chất lượng dịch vụ và danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ của các dịch vụ Internet thuộc danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng;
    b) Không thực hiện việc tự kiểm tra hoặc tự giám sát chất lượng dịch vụ theo quy định;
    c) Thực hiện việc tự kiểm tra hoặc giám sát chất lượng dịch vụ không đúng với quy định hoặc thực hiện giám sát chất lượng dịch vụ không đúng với yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không ban hành quy chế tự kiểm tra hoặc quy chế tự giám sát chất lượng dịch vụ theo quy định;
    b) Không thực hiện giám sát chất lượng dịch vụ theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Cung cấp dịch vụ Internet thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng nhưng không có Bản tiếp nhận công bố chất lượng dịch vụ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
    b) Không thực hiện lại việc công bố chất lượng dịch vụ Internet khi có sự thay đổi liên quan đến các nội dung đã công bố;
    c) Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không chính xác tài liệu, số liệu cho việc đo kiểm, kiểm tra chất lượng dịch vụ Internet.

    5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ Internet có mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng dịch vụ đã công bố hoặc tự công bố.

    6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

    12. Vi phạm các quy định về trò chơi trực tuyến (online games)
    Theo kế hoạch Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Quyết định về quản lý trò chơi trực tuyến (online games) trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định này được xây dựng dựa vào các quy định quản lý của Dự thảo Quyết định của Thủ tướng về quản lý trò chơi trực tuyến (online games). Cụ thể như sau :

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Quảng cáo, giới thiệu các trò chơi trực tuyến chưa được phép lưu hành tại Việt Nam;
    b) Không xây dựng các quy định quản lý hoạt động trò chơi trực tuyến theo quy định của pháp luật khi cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến tại Việt Nam;
    c) Không cung cấp đầy đủ các thông tin về luật lệ trò chơi và các quy định quản lý hoạt động trò chơi trực tuyến trên trang chủ của trò chơi do doanh nghiệp thiết lập;
    d) Vi phạm một trong các điều kiện về cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến theo quy định của pháp luật.

    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc không thông báo trên trang chủ của trò chơi trước thời điểm ngừng cung cấp dịch vụ ít nhất ba tháng;
    b) Cung cấp trò chơi trực tuyến có nội dung không đúng với quy định tại quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến hoặc làm đại lý cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến tại Việt Nam khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép;
    b) Để người sử dụng cung cấp các nội dung trong trò chơi và trên diễn đàn của trò chơi những nội dung vi phạm các điều cấm trong Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.

    4. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
    b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc xoá bỏ nội dung thông tin điện tử đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.

    13. Vi phạm các quy định về trang thông tin điện tử
    Các hành vi vi phạm các quy định về trang thông tin điện tử được xây dựng dựa vào các quy định quản lý tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Cụ thể như sau:

    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định trong giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp;
    b) Cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm quy định của pháp luật;
    c) Vi phạm một trong các quy định về quản lý thông tin điện tử trên Internet đối với các trang thông tin điện tử không phải xin giấy phép.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Đưa xuất bản phẩm lên trang thông tin điện tử khi không được sự đồng ý của Nhà xuất bản;
    b) Cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp không đúng với nội dung thông tin được quy định trong giấy phép.

    3. Các hành vi vi phạm hành chính khác về trang thông tin điện tử được áp dụng theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, báo chí và xuất bản.

    4. Hình thức xử phạt bổ sung:
    Tước quyền sử dụng giấy phép từ 90 ngày đến 180 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc xóa bỏ nội dung thông tin điện tử trên Internet đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này.

    14. Vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến
    Các hành vi vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến được xây dựng dựa vào các quy định quản lý tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Cụ thể như sau:

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy chế cung cấp, sử dụng và trao đổi thông tin do doanh nghiệp ban hành.

    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng quy chế cung cấp, sử dụng và trao đổi thông tin theo quy định.

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp các thông tin có liên quan đến người sử dụng dịch vụ theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến khi chưa có thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận về việc đã nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

    5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc ngăn chặn và loại bỏ các nội dung thông tin vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

    6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc xóa bỏ nội dung thông tin điện tử trên Internet đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

    15. Vi phạm các quy định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại
    Các hành vi vi phạm các quy định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại được xây dựng dựa vào Quy định về giải quyết khiếu nại và hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và Internet được ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ-BBCVT ngày 05/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông nay là Bộ Thông tin và Truyền thông. Cụ thể như sau :

    1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không niêm yết công khai quy trình giải quyết khiếu nại liên quan đến dịch vụ Internet tại các điểm giao dịch;
    b) Giải quyết khiếu nại liên quan đến dịch vụ Internet không đảm bảo thời gian theo quy định.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không ban hành quy trình giải quyết khiếu nại liên quan đến dịch vụ Internet;
    b) Không giải quyết khiếu nại của khách hàng theo quy định của pháp luật.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không xem xét giải quyết hoặc không báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

    16. Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo
    Các hành vi vi phạm các quy định về chế độ báo cáo được xây dựng dựa vào các quy định quản lý tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Cụ thể như sau:

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi chậm báo cáo đến 15 ngày so với quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo chậm trên 15 ngày so với quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    b) Báo cáo không trung thực theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    17. Hành vi cản trở, chống đối nhân viên, cơ quan nhà nước thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra
    Các hành vi cản trở, chống đối nhân viên, cơ quan nhà nước thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra được xây dựng dựa vào các quy định quản lý tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Cụ thể như sau:

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các tài liệu, giấy tờ, chứng từ có liên quan theo yêu cầu của người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra;
    b) Không khai báo hoặc khai báo không đúng về nội dung liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra của nhân viên, cơ quan nhà nước khi thi hành công vụ.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Tẩu tán tang vật vi phạm đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc tạm giữ;
    b) Tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật vi phạm đang bị niêm phong hoặc tạm giữ.

    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trì hoãn, trốn tránh không thi hành các quyết định hành chính về thanh tra và xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc thu hồi tang vật, phương tiện đã bị tẩu tán đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

    III. Chương III: Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.

    Chương này bao gồm 6 điều (từ Điều 23 đến Điều 28) quy định thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.

    1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông

    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được căn cứ vào khoản 12 Điều 1 Pháp lênh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/4/2008. Cụ thể như sau:

    1. Thanh tra viên chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đang thi hành công vụ có thẩm quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
    c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
    d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a và c khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
    đ) Thực hiện các quyền quy định tại điểm 2 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh Sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và khoản 2 Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

    2. Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
    c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
    d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
    đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a, c, d, đ khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
    e) Thực hiện các quyền quy định tại điểm 1 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh Sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

    3. Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
    c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
    d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
    đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a, c, d, đ khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
    e) Thực hiện các quyền quy định tại điểm 1 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh Sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

    2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền khác.
    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác được quy định tại Nghị định này bao gồm: Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành khác (Điều 24) ; Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 25) ; Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường (Điều 26).

    Đối với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành khác (Điều 24) thì trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước được Chính phủ quy định, Thanh tra viên và Chánh Thanh tra các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong việc cung cấp hoặc sử dụng các dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

    3. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

    Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 27 của Nghị định này. Cụ thể như sau:

    1. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

    2. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các Điều 23, 24, 25 và 26 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

    3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc quy định tại điểm 3 khoản 17 Điều 1 Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

    4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
    Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt được quy định tại Điều 28 của Nghị định này. Cụ thể như sau:

    1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

    2. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và khoản 27 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

    3. Các vụ việc vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt trong thời hạn pháp luật quy định.


    IV. Chương IV: Khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm.

    Chương này bao gồm 3 Điều (từ Điều 29 đến Điều 31) quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Khởi kiện hành chính và xử lý vi phạm.

    V. Chương V: Điều khoản thi hành.

    Chương này bao gồm 2 điều (từ Điều 32 đến Điều 33) quy định về hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành.
     
    Báo quản trị |  
  • #14767   19/12/2008

    haminhgiap
    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    PHẦN III : NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH SO VỚI NGHỊ ĐỊNH 55/2001/NĐ-CP.

    1. Quy định rõ nguyên tắc xử phạt, trình tự, thủ tục, các hình thức xử phạt vi phạm

    Dự thảo Nghị định hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, trình tự, thủ tục và các hình thức xử phạt hành vi vi phạm, đây là các nội dung chưa được quy định ở Nghị định 55/2001/NĐ-CP.

    Việc nắm rõ nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, trình tự, thủ tục và các hình thức xử phạt nhằm giúp cho các tổ chức thanh tra chuyên ngành, các cơ quan có thẩm quyền xử phạt thực hiện việc xử phạt hành chính theo đúng trình tự, thủ tục thống nhất và đúng theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt được thực hiện nghiêm minh, chính xác, kịp thời, không bỏ sót hành vi vi phạm, cũng không xử lý oan sai và không tùy tiện khi tiến hành xử phạt.

    2. Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Thanh tra chuyên ngành thông tin, truyền thông và thanh tra chuyên ngành khác

    Internet là lĩnh vực được ứng dụng ở rất nhiều các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như giáo dục, đào tạo, y tế, thương mại... Do đó, dự thảo Nghị định đã phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông và thanh tra chuyên ngành khác. Điều này nhằm tránh sự chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt hành vi vi phạm.

    3. Quy định cụ thể các hành vi vi phạm, mức xử phạt, các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả

    Dự thảo Nghị định đã quy định chi tiết 17 nhóm hành vi với 90 hành vi vi phạm và đưa vào 09 khung tiền phạt khác nhau tương ứng với các hành vi vi phạm. Dự thảo Nghị định cũng kết cấu các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả vào cùng một điều với hình thức phạt chính. Đây là điểm khác biệt cơ bản về hình thức so với Nghị định 55/2001/NĐ-CP. Điều này tạo sự thuận lợi trong quá trình áp dụng luật, đồng thời đảm bảo tính thống nhất và tránh sự tùy tiện trong quá trình áp dụng.

    4. Bổ sung các quy định xử phạt về thông tin điện tử trên Internet, mạng xã hội trực tuyến, trò chơi trực tuyến

    Dự thảo Nghị định bổ sung mới các hành vi vi phạm hành chính về trang thông tin điện tử, việc đưa xuất bản phẩm lên trang thông tin điện tử; các hành vi vi phạm trong việc cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, dịch vụ trò chơi trực tuyến (online games). Đây là lĩnh vực ứng dụng Internet có khả năng tác động lớn đến xã hội và là các nội dung chưa được quy định ở Nghị định 55/2001/NĐ-CP. Điều này nhằm tạo hành lang pháp lý đảm bảo việc cung cấp, sử dụng thông tin trên môi trường Internet và các dịch vụ có ảnh hướng lớn đến xã hội tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

    5. Tăng cường quản lý hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin trên Internet

    Dự thảo Nghị định được xây dựng theo hướng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về cung cấp và sử dụng thông tin điện tử trên Internet để hạn chế những tác động xấu mà thông tin điện tử trên Internet mang lại cho xã hội.

    6. Mức xử phạt được cân nhắc để đủ tính răn đe và phù hợp với quan điểm mới về phát triển Internet tại Việt Nam

    Với quan điểm là tạo điều kiện thông thoáng hơn để kích thích sự phát triển của lĩnh vực Internet tại Việt Nam, do đó thay vì một số quy định trước đây mang tính chất tiền kiểm thì nay chuyển sang hậu kiểm. Tương ứng với việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm là tăng nặng mức xử phạt đối với các hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không trung thực với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
     
    Báo quản trị |  
  • #14768   19/12/2008

    haminhgiap
    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    PHẦN IV. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI ÁP DỤNG NGHỊ ĐỊNH.


    1. Về phạm vi điều chỉnh của Nghị định.

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 “Các hành vi vi phạm hành chính trong việc cung cấp hoặc sử dụng các dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet thì áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.”. Trong xu hướng phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin và Internet hiện nay, ngày càng nhiều các ngành và lĩnh vực khác được ứng dụng trên môi trường Internet ví dụ như: cung cấp các dịch vụ đào tạo từ xa qua môi trường Internet; cung cấp dịch vụ chữa bệnh qua Internet; thanh toán qua mạng; … Việc phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm trong việc cung cấp hoặc sử dụng các dịch vụ ứng dụng chuyên ngành này cần phải áp dụng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực có liên quan.

    2. Vi phạm quy định về mạng dùng riêng.

    Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet thì mạng dùng riêng được chia làm hai loại: mạng dùng riêng phải cấp phép và mạng dùng riêng không phải cấp phép như sau:  

    1. Các mạng Internet dùng riêng phải có Giấy phép thiết lập mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp:

    a) Mạng Internet dùng riêng mà các thành viên của mạng là các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có cùng tính chất hoạt động hay mục đích công việc và được liên kết với nhau thông qua điều lệ hoạt động hoặc văn bản quy định cơ cấu tổ chức chung hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung giữa các thành viên;
    b) Mạng Internet dùng riêng có đường truyền tự xây dựng.

    2. Ngoài các mạng Internet dùng riêng quy định tại khoản 1 Điều này, các mạng Internet dùng riêng khác không cần phải có Giấy phép thiết lập mạng nhưng phải tuân theo các quy định của pháp luật về kết nối, tiêu chuẩn, chất lượng, giá cước, tài nguyên Internet và an toàn, an ninh thông tin.


    Như vậy trong quá trình áp dụng Nghị định cần phân biệt rõ hành vi nào là quy định chung cho cả hai loại mạng dùng riêng, hành vi nào chỉ quy định cho một loại mạng dùng riêng.

    3. Vi phạm các quy định về đại lý Internet.

    So với quy định trước đây, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet đã lược bỏ bớt một số quy định không khả thi như: trẻ em dưới 14 tuổi phải có người bảo hộ, xuất trình chứng minh thư, …

    Một số hành vi đã được quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính khác thì không đưa vào Nghị định này như đối với hành vi “Đại lý Internet không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” thì được áp dụng quy định xử phạt tại khoản 2 Điều 10 đối với thương nhân là tổ chức kinh tế hoặc khoản 2 Điều 11 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP đối với thương nhân là hộ kinh doanh.

    Đối với hành vi “Không ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ” thì việc xử phạt được áp dụng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.

    Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet thì “Các tổ chức, cá nhân là chủ các khách sạn, nhà hàng, văn phòng, sân bay, bến xe, v.v… khi cung cấp dịch vụ Internet cho người sử dụng không thu cước dịch vụ trong phạm vi các địa điểm nói trên đều phải ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và thực hiện đầy đủ các quy định về đại lý, trừ các quy định liên quan đến giá cước đối với người sử dụng dịch vụ ». Do đó, đối với các đối tượng này vẫn tiến hành thanh, kiểm tra như đối với đại lý Internet. Đối với hành vi không ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp thì bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định này.

    4. Vi phạm các quy định về tài nguyên Internet.

    Việc quy định các hành vi vi phạm về tên miền, địa chỉ IP và số hiệu mạng được căn cứ vào Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet (Bổ sung, sửa đổi trên cơ sở bản đã ban hành kèm theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT ngày 11/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông.

    Trong quá trình Thanh tra, kiểm tra ngoài việc áp dụng các quy định tại các Điều 11, 12 và 13 của Nghị định này thì cần phải áp dụng thêm các quy định tại Điều 19 Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

    5. Vi phạm các quy định về trò chơi trực tuyến (online games)

    Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang trong quá trình soạn thảo Quyết định của Thủ tướng về quản lý trò chơi trực tuyến. Các quy định xử phạt vi phạm hành chính về trò chơi trực tuyến quy định tại Nghị định này được tham khảo một số các quy định trước đây và tham khảo ý kiến của đơn vị chủ trì soạn thảo Quyết định của Thủ tướng về quản lý trò chơi trực tuyến.

    Trong thời gian tới khi Quyết định của Thủ tướng về quản lý trò chơi trực tuyến được ban hành thì Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn.

    6. Vi phạm các quy định về thông tin điện tử

    Nghị định này chỉ quy định một số các hành vi mang tính đặc thù trong lĩnh vực Internet. Các hành vi vi phạm hành chính khác về trang thông tin điện tử thì được áp dụng theo Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá – thông tin và Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin (vi phạm trong việc cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số).

    7. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

    Thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này đã được cập nhật những quy định mới của Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008.

    Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành khác thì trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước được Chính phủ quy định, Thanh tra viên và Chánh Thanh tra các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong việc cung cấp hoặc sử dụng các dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

    8. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt

    Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 quy định trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC khác với quy định của Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
     
    Báo quản trị |