Quy định về tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ

Chủ đề   RSS   
  • #296923 13/11/2013

    NhuNguyen1990

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    Quy định về tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ

    Dân Luật hưởng ứng ngày “Pháp luật Việt Nam” (09/11/2013)

    Liên quan đến lĩnh vực giao thông, mọi người thường quan tâm đến hành vi vi phạm, mức phạt vi phạm rất ít người chú ý đến quyền hạn và nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ (CSGT).

    Để hiểu thêm về vấn đề này, xin phân tích một vài điểm nổi bật từ Thông tư 65/2012/TT-BCA, cụ thể:

    Yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ khi tiếp xúc với nhân dân phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực.

    CSGT chỉ được dừng phương tiện trong những trường hợp:

    - Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

    - Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát;

    - Thực hiện kế hoạch, phương án công tác xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;

    - Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;

    - Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

    Sau khi kiểm soát xong cán bộ tuần tra, kiểm soát thông báo các hành vi vi phạm, hình thức và biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật cho người điều khiển phương tiện và những người trên phương tiện biết để chấp hành việc giám sát.

    Trường hợp sau khi kiểm soát không phát hiện vi phạm CSGT phải thông báo và nói lời: “Cảm ơn ông (bà, anh, chị,...) đã giúp đỡ lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ”.

    Với những quy định trên và thực tế kiểm soát, tuần tra và xử phạt vi phạm an toàn giao thông hiện nay, lực lượng CSGT không chỉ là người áp dụng pháp luật mà còn là phải giải thích pháp luật.

    Việc giải thích pháp luật nhầm nâng cao vai trò của CSGT đồng thời còn có khả năng tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho người tham gia giao thông.

    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 13/11/2013 08:30:18 SA
     
    73514 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn NhuNguyen1990 vì bài viết hữu ích
    Choi_Tre (20/11/2013) phamthanhhuu (18/11/2013) HuyenVuLS (13/11/2013) admin (13/11/2013) TRUTH (13/11/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #297877   18/11/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Có một vấn đề phát sinh và thường được nhiều người thắc mắc là sau khi bị CSGT thổi vào thì khi nào họ sẽ phải nói lỗi của người vi phạm?

    Trước khi xem giấy tờ xe họăc sau khi xem giấy tờ xe? Mà theo quy định thì sẽ không được thổi phạt nếu như người đó không có lỗi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    thanhdam51 (19/09/2014)
  • #297907   18/11/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    TRUTH viết:

     Mà theo quy định thì sẽ không được thổi phạt nếu như người đó không có lỗi.

    Mình chưa hiểu ý bạn ở đoạn này. Bạn nói rõ hơn được không?

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #297995   19/11/2013

    anhminhhh
    anhminhhh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2013
    Tổng số bài viết (192)
    Số điểm: 3407
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 60 lần


    BachThanhDC viết:

    TRUTH viết:

     Mà theo quy định thì sẽ không được thổi phạt nếu như người đó không có lỗi.

    Mình chưa hiểu ý bạn ở đoạn này. Bạn nói rõ hơn được không?

    Bởi lẽ, theo quy định tại Thông tư số 65/2012/TT-BCA:
     
    Điều 14. Các trường hợp được dừng phương tiện
    1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
    a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
    b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
    c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
    d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
    đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
     
    Ta thấy:
     
    - Khoản b, c, d quy định cán bộ được dừng phương tiện khi đang thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh, phương án bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, đồng nghĩa với việc cán bộ cần xuất trình văn bản hoặc chứng minh là có văn bản của cơ quan có thẩm quyền để là căn cứ cho việc thực hiện dừng phương tiện khi chủ phương tiện có yêu cầu xuất trình văn bản, chứng minh là có văn bản. Khi đó hành vi dừng phương tiện mới xem là hợp pháp.
     
    - Khoản đ quy định cán bộ được dừng phương tiện khi có tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện, đồng nghĩa với việc cán bộ cần chứng minh tin báo là có, khi chủ phương tiện có yêu cầu chứng minh. Khi đó hành vi dừng phương tiện mới xem là hợp pháp.
     
    - Khoản a, là trường hợp phổ biến nhất. Chúng ta thấy rằng có 2 trường hợp trong đó
     
    + Trường hợp thông qua phương tiện, kỹ thuật thiết bị nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật thì đã có các phương tiện, thiết bị nghiệp vụ thực hiện công việc chứng minh vi phạm, sau này sẽ có chứng minh trong hồ sơ vi phạm nên ta không cần bàn gì nhiều nữa nhé (Ví dụ: máy đo tốc độ, camera ghi hình ảnh v.v...)
     
    + Trường hợp trực tiếp phát hiện được các hành vi vi phạm pháp luật thì là điều gây tranh cãi, đây chính là mấu chốt của vấn đề mà bạn TRUTH muốn nói. Khả năng phát hiện của người cán bộ thực hiện nhiệm vụ có thể là khách quan hoặc chủ quan.
     
    Pháp luật không có quy định năng lực "trực tiếp phát hiện" bằng mắt thường của cán bộ thực hiện nhiệm vụ là chứng cứ, nên trong thực tiễn cán bộ dùng biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh để buộc chủ phương tiện TỰ thừa nhận vi phạm pháp luật, cũng có khi là chủ phương tiện tự nhận thấy hành vi vi phạm mà nghiêm túc chấp hành tốt.
     
    Nhưng cũng có khi chủ phương tiện không công nhận hành vi vi phạm, khi đó cán bộ thực hiện nhiệm vụ là người phải chứng minh hành vi của chủ phương tiện là "hành vi vi phạm pháp luật". Chứng minh được chủ phương tiện có hành vi vi phạm pháp luật rồi, khi đó hành vi dừng phương tiện mới xem là hợp pháp.
     
    Nếu cán bộ không chứng minh được hành vi vi phạm pháp luật, thì chưa được dừng phương tiện theo quy định tại Thông tư. Nếu đã dừng rồi thì là sai.
     
     
     
     
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhminhhh vì bài viết hữu ích
    TRUTH (21/11/2013) Mickeycute (21/11/2013)
  • #298077   19/11/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào các bạn!

    Không rõ có phải ý của bạn TRUTH là như trên không. Nhưng tôi thấy việc phân tích các quy định tại Điều 14 của Thông tư 65 như trên để khẳng định chỉ khi đã chứng minh được chủ phương tiện có hành vi vi phạm pháp luật rồi thì CSGT mới được dừng phương tiện là không thỏa đáng lắm.

    Thực ra vấn đề này hiện đang gây ra hai luông quan điểm khác nhau chính những người làm công tác pháp luật. Quan điểm thứ nhất giống như quan điểm của các bạn ở topic này. Quan điểm thứ hai thì ngược lại, không nhất thiết cứ phải chứng minh được vi phạm thì mới được dừng xe.

    Theo tôi thì quan điểm thứ hai mới là xác đáng, bởi những lẽ sau:

    - Trước hết: về mặt định nghĩa, theo từ điển Việt - Việt thì KIỂM SOÁT là việc xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định. 

    Như vậy, ở góc độ pháp luật thì hoạt động kiểm soát là hoạt động nhằm phát hiện, ngặn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong một lĩnh vực pháp luật nhất định. Ở lĩnh vực Luật giao thông đường bộ thì hoạt động kiểm soát giao thông đường bộ là hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến trật tự án toàn giao thông đường bộ. Với ý nghĩa đó thì ngoài việc dừng xe khi đã chứng minh được hành vi vi phạm để xử lý, thì lực lượng CSGT còn phải thực hiện việc dừng xe để phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm có thể xảy ra, nhằm hạn chế tối đa việc vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và các hậu quả kèm theo nó.

    Ví dụ: khi thực hiện việc tuần tra, kiểm soát giao thông, phát hiện thấy một người điều khiển xe mô tô chạy không bình thường (lúc này chưa chứng minh được hành vi vi phạm), lực lượng tuần tra có thể ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra xem người đó có sử dụng rượu, bia hay các chất kích thích khác trong khi điều khiển phương tiện hay không. Bằng việc làm này lực lượng tuần tra mới có thể phát hiện được vi phạm. Và nếu phát hiện có vi phạm (sử dụng rượu bia) đồng thời xử lý thì việc làm đó đã góp phần ngăn chặn được những vi phạm khác hoặc hậu quả khác có thể xảy ra nếu người đó tiếp tục điều khiển phương tiện.

    Hoặc ví dụ khác: khi phát hiện một chiếc xe ô tô chở khác chạy trên đường có hành khách đứng ở trong xe. Bằng chỉ quan sát qua thì không thể biết được liệu chiếc xe đó có chở quá số người quy định hay không. Vậy nên, bằng hoạt động kiểm soát thì lực lượng tuần tra phải dừng xe để kiểm tra cụ thể xem chiếc xe đó có chở quá số người quy định hay không.

    - Mặt khác: tại Thông tư số 65 cũng chứa đựng một số nội dung thể hiện CSGT có quyền dừng xe khi chưa chứng minh được hành vi vi phạm, Việc dừng xe trong trường hợp này là nhằm phát hiện ra những vi phạm để ngăn chặn, xử lý theo đúng nghĩa của hoạt động kiểm soát. Cụ thể:

    + Điểm c khoản 2 Điều 14 quy định: 

    2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

    a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;

    b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;

    c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

    Quy định này chứng minh rằng: CSGT có quyền thực hiện việc dừng xe rồi mới thực hiện việc kiểm soát. Thông qua hoạt động kiểm soát sẽ có thể phát hiện ra vi phạm. Và khi phát hiện ra vi phạm thì phải xử lý.

    + Điều 16 Thông tư quy định:

    Điều 16. Nội dung kiểm soát

    1. Thực hiện việc kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, gồm các nội dung sau:

    a) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, gồm: Giấy phép lái xe; giấy chứng nhận đăng ký xe; sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ và giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải. Khi kiểm soát phải đối chiếu giữa các giấy tờ với nhau và thực tế phương tiện về biển số, nhãn hiệu, loại phương tiện, trọng tải, màu sơn. Trường hợp cần thiết phải kiểm soát, đối chiếu với số máy, số khung của phương tiện;

    b) Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện

    - Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

    - Kiểm soát biển số phía trước, phía sau, đèn chiếu sáng (chiếu xa, chiếu gần), đèn xi nhan, gạt nước, gương chiếu hậu, đèn báo hãm, đèn hậu, đèn soi biển số, đèn lùi;

    - Kiểm soát và đánh giá về tình trạng kỹ thuật hệ thống lái, các đòn ba dọc, ba ngang, khớp nối; hệ thống phanh, các đường ống dẫn dầu hoặc dẫn hơi của hệ thống phanh; các đồng hồ trên bảng táplô (chú ý kiểm tra đồng hồ báo áp lực hơi đối với những phương tiện sử dụng hệ thống phanh hơi); thiết bị giám sát hành trình, thiết bị cứu hộ, cứu nạn (nếu có); các công tắc còi, đèn; hệ thống treo; hệ thống bánh lốp phương tiện về kích cỡ, độ mòn, áp lực hơi;

    - Kiểm soát việc trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy, giấy phép vận chuyển theo quy định của pháp luật đối với các phương tiện chở khách, chở xăng, dầu, chở hàng nguy hiểm.

    c) Kiểm soát hoạt động vận tải đường bộ

    - Kiểm soát quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật chuyên chở (dài, rộng, cao), chủng loại, trọng lượng hàng hoá hoặc số người trên phương tiện so với nội dung quy định tại các loại giấy tờ, tính hợp pháp của hàng hóa và các biện pháp bảo đảm an toàn;

    - Trường hợp có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật và người tham gia giao thông có cất dấu tang vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính thì được khám phương tiện vận tải, đồ vật và khám người theo thủ tục hành chính; khi tiến hành khám phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    2. Kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

    a) Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát và xử lý theo quy định. Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì hướng dẫn họ đến bộ phận xử lý để được xem;

    b) Trường hợp chưa dừng ngay được phương tiện để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định, Tổ trưởng tổ tuần tra, kiểm soát phải báo cáo Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên thực hiện việc thông báo đến chủ phương tiện, yêu cầu người vi phạm đến trụ sở Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết. Khi giải quyết vụ, việc phải cho người vi phạm xem bản ảnh hoặc kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm của họ; lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.

    3. Kiểm soát một số trường hợp cụ thể

    a) Kiểm soát phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm thì phải đưa phương tiện đến nơi xa khu vực dân cư; yêu cầu người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật, sau đó mới tiến hành kiểm soát theo quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Kiểm soát phát hiện người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng hoặc xe mô tô, xe gắn máy có dấu hiệu sử dụng rượu, bia thì sử dụng thiết bị đo nồng độ cồn trong khí thở để kiểm tra hoặc phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng từ cấp huyện trở lên để kiểm tra nồng độ cồn trong máu. Nếu có dấu hiệu sử dụng các chất ma tuý thì sử dụng thiết bị đo, thử chất ma tuý để xác định;

    c) Kiểm soát, xử lý trường hợp phương tiện chở quá trọng tải cho phép

    - Tập trung tổ chức tuần tra, kiểm soát ngay tại nơi phương tiện xuất phát, gần các khu vực bến, bãi, kho, cảng và các địa điểm có lắp đặt các trạm cân;

    - Chú ý quan sát thực tế hệ thống treo của phương tiện; kiểm tra các hóa đơn, chứng từ vận chuyển để phát hiện vi phạm. Nếu phát hiện trên phương tiện có dấu hiệu chở quá trọng tải cho phép, thì sử dụng cân trọng tải đã trang bị cho lực lượng Cảnh sát giao thông hoặc phối hợp với các trạm cân của các cơ quan, đơn vị trên tuyến để kiểm tra, xử lý;

    - Các trường hợp chở quá trọng tải cho phép khi phát hiện được, đều bắt buộc chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện phải hạ tải bảo đảm trọng tải theo quy định, xong mới cho phương tiện tiếp tục được lưu hành;

    - Trường hợp cố tình không chấp hành, thì lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với các lực lượng có liên quan tổ chức cưỡng chế việc hạ tải theo đúng quy định của pháp luật; chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm bảo quản hàng hóa và chịu mọi chi phí cho việc hạ tải.

    d) Kiểm soát đối với xe ô tô chở người chở quá số người quy định

    - Tập trung tổ chức tuần tra, kiểm soát gần nơi xe ô tô xuất phát, các bến xe, các điểm đón, trả khách;

    - Trực tiếp lên khoang chở người để kiểm tra và thông báo công khai các hành vi vi phạm. Chú ý kiểm tra kỹ để phát hiện các vi phạm về an toàn kỹ thuật của phương tiện, niên hạn sử dụng, độ tuổi của người điều khiển phương tiện, các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, các trường hợp phương tiện chạy dù, phương tiện không đủ các điều kiện kinh doanh vận tải khách theo quy định;

    - Trường hợp trên phương tiện chở quá số người quy định, yêu cầu chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện phải bố trí phương tiện khác để sang khách hoặc đưa phương tiện về bến xe gần nhất để sang khách; chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện phải chịu mọi chi phí cho việc sang khách và tiền vé cho khách tiếp tục hành trình còn lại. Sau khi chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện đã thực hiện sang khách, bảo đảm số lượng theo quy định mới cho phương tiện tiếp tục được lưu hành;

    - Trường hợp biết trước người điều khiển phương tiện là người phạm tội hoặc trên phương tiện có người phạm tội, đặc biệt là đối tượng thuộc loại nguy hiểm, có mang theo vũ khí, khi kiểm soát phải có phương án, đội hình chiến đấu cụ thể, cảnh giác, bình tĩnh, mưu trí, chủ động tìm biện pháp tiếp cận và tước vũ khí, bảo đảm an toàn cho mình và cho nhân dân trước khi tiến hành việc kiểm soát.

    Đọc qua Điều 16 này có thể thấy rất nhiều nội dung kiểm soát chỉ có thể dừng xe mới phát hiện được vi phạm.

    Như vậy, để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, lực lượng CSGT phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát giao thong đường bộ. Trong đó nội dung kiểm soát không chỉ là xử lý hành vi vi phạm (khi đã chứng minh được hành vi vi phạm), mà còn bao gồm cả việc phát hiện hành vi vi phạm để xử lý (khi chưa chứng minh được hành vi vi phạm). Và để phát hiện hành vi vi phạm thì trong rất nhiều trường hợp, chỉ có thể dừng xe mới phát hiện được.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    SAdmin (19/11/2013) TRUTH (21/11/2013)
  • #298376   21/11/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Em thấy anh BachThanh với bạn anhminh hiểu đúng ý em rồi đó.

    Đúng là trên thực tế dừng xe thì mới phát hiện nhiều trường hợp mang mã tấu, rồi buôn lậu hoặc vận chuyển ma túy trái phép. Chứ mà đợi cho đi sai hoặc vượt đèn đỏ thì có bao nhiêu tội phạm đã bị bỏ sót.

     
    Báo quản trị |  
  • #298448   21/11/2013

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    Nói như các bạn thì cứ được tuỳ tiện kiểm soát (vì tôi - cán bộ csgt, cho là ngả nghi xe có vấn đề), cứ phải xới tung tư trang người ta lên để mà kiểm tra phát hiện à? Tư duy pháp luật của các bạn quá "dễ dãi", thời nay là thời đại của tiến bộ khoa học - công nghệ, là thời dân chủ văn minh, cứ nghi là đc quyền dừng thì tôi cũng thua các bạn.

    Nếu khả nghi thì phải áp dụng khoa học - công nghệ hay các thiết bị tân tiến mà phát hiện, phòng ngừa, không làm được thế thì chịu chứ không được quyền dừng kiểm soát vớ vấn đâu, cứ áp dụng tư duy đấy thì sao mà theo kịp các nước văn minh, theo tôi châu Âu là một ví dụ, người ta chỉ phạt nguội là chính thôi, cứ vi phạm thì có trát của toà.

    Đi qua cảng sân bay thì cũng phải có máy soi hồng ngoại chứ chả lẽ phải mở từng vali ra một à? Còn nếu muốn dừng kiểm tra kiểm soát thì okie nhưng trước khi dừng xe thì csgt phải bấm đồng hồ rồi mới làm việc. Nếu không phát hiện được lỗi thì csgt phải bị nộp phạt tiền làm mất thời gian của chủ phương tiện, như thế mới công bằng, văn minh, mới khá lên được.

     
    Báo quản trị |  
  • #306286   13/01/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Mickeycute viết:

     Còn nếu muốn dừng kiểm tra kiểm soát thì okie nhưng trước khi dừng xe thì csgt phải bấm đồng hồ rồi mới làm việc. Nếu không phát hiện được lỗi thì csgt phải bị nộp phạt tiền làm mất thời gian của chủ phương tiện, như thế mới công bằng, văn minh, mới khá lên được.

    Cái chỗ này của bạn cần xem lại nè.

    Trên thực tế thì mọi người đều lý giải rằng chỉ khi phát hiện người tham gia giao thông vi phạm thì CSGT mới được phép dừng xe và buộc kiểm tra giấy tờ, cái này chẳng khác nào để bị ung thư rồi mới đi điều trị, sao lại không phòng ngừa từ trước.

    Tuy nhêin về phía quản lý nhà nước cũng có cái chỗ chưa được hay:

    - Người ta đang chạy ngòai đường tốc độ 40, 50 km/h mà cứ xông ra chặn đầu xe người ta không chỉ ảnh hưởng tới người bị yêu cầu dừng mà cả những người xung quanh nữa.

    - Thứ hai là nên phân biệt giữa việc bắt xe vi phạm và việc tổng kiểm tra:

    + Trường hợp xe lưu thông vi phạm luật giao thông thì bị phạt là đúng.

    + Trường hợp khác muốn kiểm tra tất cả các xe đang lưu thông thì nên có 1 khu vực chốt chặn trên đường khi đến khu vực đó thì tất cả xe đều phải tấp vào để kiểm tra.

     
    Báo quản trị |  
  • #306261   12/01/2014

    đừng để tiêu cực lấn át!

    Có một thực trạng đáng buồn cho một bộ phận thực thi pháp luật mà lại hay lách luật. Một ví dụ nhỏ,khi được dừng phươ ng tiện để kiểm tra, csgt thường dọa những lái xe không hiểu rõ luật lắm,(họ ) csgt thường bắt bẻ lỗi rất oái ăm.Ví dụ như sáng 12/1/2014 tại đông triều quảng ninh, cậu em tôi bị dừng xe kiểm tra ,sau khi không tìm ra lỗi gì thì (họ) csgt phán ( lỗi chở hành lý trên xe) xin thưa với các bạn xe em tôi là xe hợp đồng du lịch loại 16 chỗ, mà chuyên chở khách nước ngoài, theo các bạn va ly hành lý khách họ để đâu???.Chúng tôi rất bức súc với cách làm việc của csgt tại trạm đông triều trong đó có xe bán tải biển 80b của cục csgt tăng cường. Thử hỏi với xã hội hiện đại như ngày nay , từ hà nội đi hạ long chúng tôi phải đi mất 4 h đồng hồ, thật đáng sấu hổ với câu nói( vietnamese điểm đến hấp dẫn về du lịch) .Csgt làm mất thời gian của lái xe- khách bị trễ tàu biển, thử hỏi ai chịu trách nhiệm đây..??? 8h sáng xuất phát 12h30' là phải có mặt tại hạ long, nếu csgt kiểm tra gây mất thời gian thì đúng là có tiêu cực.Xin các anh csgt thương tình cho ngành du lịch nước nhà ,để việt nam ta còn sánh bước với bạn bè Quốc Tế.
     
    Báo quản trị |  
  • #370696   06/02/2015

    huy1991
    huy1991

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2014
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Thực tế hiện nay có ko ít cán bộ csgt không tuân thủ đúng đúng quy tắc của ngành như có thái độ kính trọng với người tham gia giao thông. Theo như điều 14 thì csgt chỉ có quyền ra hiệu dừng phương tiện đang lưu thông khi phát hiện lỗi vi pham (cụ thể là cần bằng chứng như hình ảnh, camera...). Trong trường hợp không phát hiện lỗi, csgt chỉ được ra hiệu dừng phương tiện khi có chuyên án được quyết định của thủ trưởng (phối hợp các đơn vị khác VD: chuyên ngành 141....). Thực trạng đáng buồn hiện nay khá nhiều csgt lợi dụng chức vụ xử phạt người tham gia giao thông ko đúng luật và có thái độ tiêu cực với ng dân, nhưng cũng ko vì thế mà có thể đánh đồng tất cả được, và thực tế cũng ko ít người tham gia giao thông ở nước ta vẫn chưa có ý thức và trách nhiệm khi tham gia giao thông. Đây là ý kiến cá nhân mình khi tham khảo pháp luật và hiện trạng thực tế

     
    Báo quản trị |  
  • #374649   17/03/2015

    pencil87
    pencil87

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2014
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Mình thấy muốn người dân chấp hành thì nên làm tới nơi tới chốn, đừng chỉ bắt nạt dân nghèo còn những người có quan hệ này nọ thì không sao hết, như thế người dân họ sẽ không phục đâu dẫn đến hành vi chống đối là ở chỗ đó. Cảnh sát giao thông nhiều quyền lắm, những chỗ cần có cảnh sát đừng thì chả thấy đâu, chỉ thấy đứng lấp 1 chỗ rồi bắt người khác, những lỗi nhỏ không đáng phạt thì phạt nặng..người nào quen biết thì cho đi.. haizz ngán ngẩm

     

     
    Báo quản trị |  
  • #374650   17/03/2015

    trunghieu6592
    trunghieu6592
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 3645
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 130 lần


    Luật đúng ra là thế mà khi thực hiện thì hoàn toàn khác. 

    CSGT họ được học nghiệp vụ, có vũ trang nên có đánh mình đi chăng nữa cũng chẳng ai biết, chẳng có bằng chứng. Gọi vào mà vớ vẩn là anh muốn chống ah... rồi 2 3 người quây lại, quay thì cũng chết mà không quay thì cũng chết. Cái này không chỉ ở LL CSGT mà còn có ở CSCĐ. Một số anh ấy năm luật còn chưa vững nữa là đi làm luật. Giá mà thi hành công vụ lúc nào cũng được giám sát bằng camera hoắc ghi âm thì .... người dân đâu cần hối lộ.

     
    Báo quản trị |  
  • #529927   30/09/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Không chỉ được dừng xe, kiểm tra giấy tờ mà họ còn có quyền xem cốp xe của bạn, đo nồng độ cồn của bạn, thậm chí câu lưu bạn, giam xe nếu bạn không đủ điều kiện để cầm volant, Do đó nên hợp tác là tốt nhất. Các nước tây phương không có phiền hà mà còn hợp tác với cãnh sát là điều tự nhiên mà thôi. Tây âu thì còn nhẹ, chứ Mỹ quốc là tay để trên volant khi bị thổi, hành động quá khích hay bất ngờ là nó nổ súng ngay

     
    Báo quản trị |  
  • #542249   29/03/2020

    Hiện nay có quy định cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ nhận hối lộ sẽ bị cho ra khỏi ngành. đây là một quy định nhằm giảm thiểu tình trạng  một bộ phận cảnh sát giao thông thường đi ăn đêm, gây khó khăn cho cánh tài xế, tăng chi phí của doanh nghiệp làm ăn chân chính.

     
    Báo quản trị |