Quy định về triệu hồi sản phẩm có khuyết tật trong hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô

Chủ đề   RSS   
  • #607206 30/11/2023

    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 8990
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 85 lần


    Quy định về triệu hồi sản phẩm có khuyết tật trong hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô

    Theo Khoản 12 Điều 3 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT thì Sản phẩm có khuyết tật là sản phẩm có lỗi trong quá trình thiết kế, chế tạo, lắp ráp có khả năng gây nguy hiểm đến an toàn tính mạng và tài sản của người sử dụng cũng như gây ảnh hưởng xấu đến an toàn và môi trường của cộng đồng.

    1. Sản phẩm phải triệu hồi trong hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô

    Khoản 1 Điều 15 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định Doanh nghiệp phải triệu hồi các sản phẩm có khuyết tật do mình sản xuất, lắp ráp trong các trường hợp sau:

    - Sản phẩm vi phạm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành bắt buộc áp dụng cho đối tượng sản phẩm đó;

    - Sản phẩm gây ra nguy hiểm về tính mạng và tài sản do các lỗi kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo;

    - Sản phẩm dù chưa gây tổn thất về người và tài sản nhưng qua quá trình sử dụng có thể gây nguy hiểm trong một số điều kiện nhất định.

    Ngoài các trường hợp trên thì trong trường hợp phát hiện sản phẩm có lỗi, cơ sở sản xuất phải chủ động thực hiện khắc phục lỗi của sản phẩm do mình tạo ra.

    2. Triệu hồi sản phẩm có khuyết tật

    Việc triệu hồi sản phẩm có khuyết tật trong sản xuất, lắp ráp ô tô được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT như sau:

    - Triệu hồi do doanh nghiệp chủ động thực hiện bao gồm:

    + Tạm dừng xuất xưởng đối với các sản phẩm thuộc kiểu loại sản phẩm có khuyết tật;

    + Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện ra sản phẩm có khuyết tật, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu tạm dừng việc cung cấp sản phẩm có khuyết tật ra thị trường;

    + Trong thời gian không quá 14 ngày kể từ ngày xác định các sản phẩm có khuyết tật thuộc diện triệu hồi, doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan quản lý chất lượng về nguyên nhân xảy ra khuyết tật của sản phẩm, biện pháp khắc phục, số lượng sản phẩm triệu hồi và kế hoạch triệu hồi phù hợp;

    + Công bố công khai kế hoạch triệu hồi trên phương tiện thông tin đại chúng;

    + Sau thời gian không quá 30 ngày kể từ khi kết thúc việc triệu hồi, doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện triệu hồi tới Cơ quan Cơ quan quản lý chất lượng;

    + Chịu mọi chi phí liên quan đến việc triệu hồi sản phẩm.

    - Triệu hồi theo yêu cầu của Cơ quan Cơ quan quản lý chất lượng:

    Khi phát hiện ra sản phẩm của doanh nghiệp đã cung cấp ra thị trường có khuyết tật thuộc diện phải triệu hồi, Cơ quan Cơ quan quản lý chất lượng sẽ căn cứ theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, các thông tin, kết quả điều tra để xem xét và quyết định thực hiện các công việc sau đây:

    + Yêu cầu cơ sở sản xuất tạm dừng xuất xưởng kiểu loại sản phẩm có khuyết tật và báo cáo Cơ quan Cơ quan Cơ quan quản lý chất lượng về các thông tin liên quan đến sản phẩm có khuyết tật thuộc diện phải triệu hồi;

    + Căn cứ vào mức độ nguy hiểm và khẩn cấp của sản phẩm có khuyết tật để có yêu cầu cơ sở sản xuất thực hiện việc triệu hồi sản phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT.

    Như vậy, để đảm bảo an toàn cho người, tài sản và môi trường thì những sản phẩm hình thành trong hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô nếu có khuyết tật thuộc diện phải triệu hồi sẽ bị triệu hồi theo một trong hai cách thức: Hoặc do Doanh nghiệp chủ động thực hiện triệu hồi, hoặc bị triệu hồi theo yêu cầu của Cơ quan Cơ quan quản lý chất lượng.

     
    66 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận