Quy định về thời gian ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải?

Chủ đề   RSS   
  • #611390 10/05/2024

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1201)
    Số điểm: 8840
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 97 lần


    Quy định về thời gian ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải?

    Có thể nói đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới bãi chôn lấp chất thải gửi một khoản tiền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi đóng bãi theo phương án cải tạo môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoạt động này thực chất là thực hiện việc kỹ quỹ, tuy nhiên về thời điểm nào thì xác định thời gian ký quỹ này theo quy định.

    Căn cứ Khoản 3 Điều 76 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường quy định Ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải như sau:

    1. Ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải là việc tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới bãi chôn lấp chất thải gửi một khoản tiền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi đóng bãi theo phương án cải tạo môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định.

    2. Khoản tiền ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải:

    -  Số tiền ký quỹ phải được tính toán bảo đảm đủ kinh phí để cải tạo môi trường tại bãi chôn lấp chất thải, căn cứ vào các nội dung cải tạo môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    -  Việc tính toán số tiền ký quỹ phải áp dụng định mức, đơn giá của địa phương tại thời điểm lập phương án cải tạo môi trường. Trường hợp địa phương không có định mức, đơn giá thì áp dụng theo định mức, đơn giá của bộ, ngành tương ứng. Trong trường hợp bộ, ngành không có đơn giá thì áp dụng theo giá thị trường;

    -  Tổng số tiền ký quỹ (chưa bao gồm yếu tố trượt giá) bằng tổng kinh phí của các hạng mục công trình cải tạo, đóng cửa đối với bãi chôn lấp chất thải, chi phí xử lý ô nhiễm, quan trắc môi trường và vận hành các công trình xử lý chất thải. Phương pháp tính và dự toán chi phí xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

    -  Số tiền ký quỹ hằng năm (chưa bao gồm yếu tố trượt giá) được tính bằng tổng số tiền ký quỹ chia đều cho các năm theo thời gian trong dự án đầu tư;

    -  Tổ chức, cá nhân nộp số tiền ký quỹ hằng năm phải tính đến yếu tố trượt giá và được xác định bằng số tiền ký quỹ hằng năm nhân với chỉ số giá tiêu dùng của các năm trước đó tính từ thời điểm phương án được phê duyệt. Chỉ số giá tiêu dùng hằng năm áp dụng theo công bố của Tổng cục Thống kê cho địa phương nơi triển khai dự án hoặc cơ quan có thẩm quyền;

    -  Tiền ký quỹ bảo vệ môi trường được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh và được hưởng lãi suất theo quy định của pháp luật kể từ ngày ký quỹ.

    3. Thời gian ký quỹ, xác nhận ký quỹ:

    -  Thời gian ký quỹ được tính từ ngày dự án đầu tư xử lý chất thải có hoạt động chôn lấp được cấp giấy phép môi trường đến khi kết thúc hoạt động chôn lấp;

    -  Ngay sau khi nhận ký quỹ, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận việc ký quỹ của tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải vào văn bản đề nghị ký quỹ của tổ chức, cá nhân. Nội dung xác nhận ký quỹ bảo vệ môi trường phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau: tổng số tiền ký quỹ được tính toán; thời hạn hoàn trả tiền ký quỹ thực hiện ngay sau khi bàn giao các công trình bảo vệ môi trường được cải tạo; thời hạn phong tỏa tài khoản (nếu có).

    4. Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ:

    -  Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh đã nhận ký quỹ có trách nhiệm hoàn trả số tiền ký quỹ và lãi suất tiền ký quỹ cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải sau khi nhận được văn bản đề nghị của chủ dự án đầu tư kèm theo hồ sơ đã hoàn thành nội dung xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường đối với bãi chôn lấp chất thải;

    -  Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh quản lý, sử dụng tiền ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật. Hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tiền ký quỹ;

    -  Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh đôn đốc các tổ chức, cá nhân vận hành và quản lý bãi chôn lấp chất thải thực hiện ký quỹ cải tạo môi trường đúng hạn; kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân trong trường hợp chậm ký quỹ theo quy định;

    -  Trường hợp chủ dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải, phá sản, đóng cửa bãi chôn lấp chất thải, khoản tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán chi phí xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải…

    Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và hoàn trả tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo quy định

    Căn cứ Điều 37 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường quy định Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và hoàn trả tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản như sau:

    1. Số tiền ký quỹ phải được tính toán bảo đảm đủ kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường căn cứ vào các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    2. Việc tính toán số tiền ký quỹ phải áp dụng định mức, đơn giá của địa phương tại thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Trường hợp địa phương không có định mức, đơn giá thì áp dụng theo định mức, đơn giá của bộ, ngành tương ứng. Trong trường hợp bộ, ngành không có đơn giá thì áp dụng theo giá thị trường.

    3. Tính toán số tiền ký quỹ:

    -  Tổng số tiền ký quỹ (chưa bao gồm yếu tố trượt giá) bằng tổng kinh phí của các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường. Phương pháp tính và dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

    -  Số tiền ký quỹ hằng năm (chưa bao gồm yếu tố trượt giá) được tính bằng tổng số tiền ký quỹ trừ đi số tiền ký quỹ lần đầu sau đó chia đều cho các năm còn lại theo thời gian trong dự án đầu tư hoặc giấy phép khai thác khoáng sản;

    -  Tổ chức, cá nhân nộp số tiền ký quỹ hằng năm phải tính đến yếu tố trượt giá và được xác định bằng số tiền ký quỹ hằng năm quy định tại điểm b khoản này nhân với chỉ số giá tiêu dùng của các năm trước đó tính từ thời điểm phương án, phương án bổ sung được phê duyệt. Chỉ số giá tiêu dùng hằng năm áp dụng theo công bố của Tổng cục Thống kê cho địa phương nơi khai thác khoáng sản hoặc cơ quan có thẩm quyền.

    4. Thời gian ký quỹ:

    -  Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản mới, thời gian ký quỹ được xác định theo dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nhưng tối đa không được quá 30 năm;

    -  Trường hợp tổ chức, cá nhân đã có giấy phép khai thác khoáng sản: thời gian ký quỹ xác định theo thời hạn còn lại trong giấy phép khai thác khoáng sản tính từ thời điểm phê duyệt phương án;

    -  Trường hợp giấy phép khai thác có thời hạn khai thác khác với thời gian đã tính trong phương án đã phê duyệt thì tổ chức, cá nhân điều chỉnh nội dung và tính toán số tiền ký quỹ theo thời gian trong giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp và gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án để xem xét, điều chỉnh.

    5. Phương thức ký quỹ:

    -  Trường hợp tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 01 năm thì thực hiện ký quỹ một lần. Mức tiền ký quỹ bằng 100% số tiền được phê duyệt, có tính yếu tố trượt giá tại thời điểm ký quỹ;

    -  Trường hợp tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 01 năm trở lên thì được phép ký quỹ nhiều lần. Số tiền ký quỹ lần đầu phải tính tới yếu tố trượt giá tại thời điểm ký quỹ và được xác định như sau:

    Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 10 năm: mức ký quỹ lần đầu bằng 25% tổng số tiền ký quỹ.

    Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 10 năm đến dưới 20 năm: mức ký quỹ lần đầu bằng 20% tổng số tiền ký quỹ.

    Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 20 năm trở lên: mức ký quỹ lần đầu bằng 15% tổng số tiền ký quỹ;

    -  Số tiền ký quỹ có tính tới yếu tố trượt giá được tổ chức, cá nhân tự kê khai, nộp tiền ký quỹ và thông báo cho quỹ bảo vệ môi trường nơi ký quỹ;

    -  Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất bằng lãi suất cho vay của quỹ bảo vệ môi trường nơi ký quỹ và được tính từ thời điểm ký quỹ.

    6. Thời điểm ký quỹ và tiếp nhận tiền ký quỹ:

    -  Tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản thực hiện ký quỹ lần đầu trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt phương án, phương án bổ sung;

    -  Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản mới thực hiện ký quỹ lần đầu trước ngày đăng ký bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ;

    -  Trường hợp ký quỹ nhiều lần, việc ký quỹ từ lần thứ hai trở đi phải thực hiện trong khoảng thời gian không quá 07 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền công bố chỉ số giá tiêu dùng của năm trước năm ký quỹ;

    -  Nơi nhận tiền ký quỹ được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 137 Luật Bảo vệ môi trường;

    -  Nơi tiếp nhận tiền ký quỹ có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của khoản tiền ký quỹ và cấp giấy xác nhận đã ký quỹ cho tổ chức, cá nhân.

    7. Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ trên cơ sở tiến độ tổ chức, cá nhân đã hoàn thành nội dung cải tạo, phục hồi môi trường. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ của dự án khai thác khoáng sản kiểm tra việc hoàn thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong giai đoạn nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ. Nội dung hoàn thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường là một phần của nội dung quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản:

    -  Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản, nơi nhận tiền ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ cho tổ chức, cá nhân;

    -  Tổ chức, cá nhân chỉ được rút tiền lãi một lần sau khi có quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản;

    -  Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ đối với tổ chức, cá nhân trả lại hoặc bị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện sau khi có quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.

    8. Trường hợp có thay đổi tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì tổ chức, cá nhân mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và thông báo cho cơ quan thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

    9. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ nhưng giải thể hoặc phá sản và chưa thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng phương án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ của dự án khai thác khoáng sản có trách nhiệm sử dụng số tiền đã ký quỹ bao gồm cả tiền lãi để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.

    10. Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản tại các quỹ bảo vệ môi trường.

    Do đó, đối với thời gian ký quỹ, xác nhận ký quỹ sẽ được tính từ ngày dự án đầu tư xử lý chất thải có hoạt động chôn lấp được cấp giấy phép môi trường đến khi kết thúc hoạt động chôn lấp và ngay sau khi nhận ký quỹ, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận việc ký quỹ của tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải vào văn bản đề nghị ký quỹ của tổ chức, cá nhân.

     
    442 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận