Quy định về quan trắc môi trường lao động tại doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #565612 29/12/2020

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Quy định về quan trắc môi trường lao động tại doanh nghiệp

    Liên quan đến nội dung về quan trắc môi trường lao động tại Điều 18 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có nêu:

    "Điều 18. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

    1. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.

    2. Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.

    3. Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và ít nhất một lần trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật.

    4. Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:

    a) Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm;

    b) Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu;

    c) Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

    5. Chính phủ quy định chi tiết về việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và điều kiện hoạt động của tổ chức quan trắc môi trường lao động bảo đảm phù hợp với Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp."

    Như vậy, hằng năm phải định kỳ quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại.

    Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì:

    "Điều 35. Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động

    1. Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.

    Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này".

    Khoản 3 Điều 33 quy định: "Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động".

    Đồng thời hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP; trong đó quy định như sau:

    "Mục II. Danh Mục các yếu tố có hại trong môi trường lao động

    5. Yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my

    - Đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý:

    - Đánh giá ec-gô-nô-my:"

    Theo đó, trường hợp doanh nghiệp sử dụng người lao động làm ngành nghề, công việc nặng nhọc độc hại thì bên cạnh các yếu tố có hại được liệt kê trong hồ sơ vệ sinh lao động còn phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my (gồm đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động).

    Đối với hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được quy định tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP; hồ sơ này sẽ do cơ sở lao động (doanh nghiệp) tự lập. Xem thêm tại Điều 14 Thông tư 19/2016/TT-BYT.

    Đối với hồ sơ quan trắc môi trường lao động thì lưu ý tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 33 Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Nếu doanh nghiệp có đủ điều kiện thì có thể tự thực hiện quan trắc, lập hồ sơ quan trắc môi trường lao động. Còn không đủ điều kiện thì phải thuê đơn vị khác có đủ điều kiện.Trách nhiệm của cơ sở sản xuất kinh doanh, đối với hồ sơ quan trắc môi trường phải thực hiện báo cáo căn cứ theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP.    

     
    855 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận