Quy định về Hợp đồng Lao động duy nhất

Chủ đề   RSS   
  • #544039 22/04/2020

    Quy định về Hợp đồng Lao động duy nhất

    Kính gửi TVPL,

    Rất mong anh/chị giúp tôi giải đáp thắc mắc dưới đây:

    Sắp tới tôi sẽ ký hợp đồng lao động chính thức, không xác định thời hạn với Công ty A. Trong hợp đồng lao động của tôi với Công ty có điều khoản sau:

    "Trừ trường hợp được Người Sử dụng Lao động đồng ý trước bằng văn bản, Người Lao động cam kết sẽ không giao kết hợp đồng với bất kỳ Người Sử dụng Lao động nào khác trong suốt thời hạn của Hợp đồng. Người Lao động cũng đồng ý sẽ dành toàn bộ thời gian làm việc, công sức, năng lực và khả năng của mình phục vụ mục đích duy nhất là hoàn thành các nhiệm vụ mà Người Sử dụng Lao động có thể giao cho Người Lao động tùy từng thời điểm. Các Bên hiểu rằng Người Lao động không được tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh nào hoặc cung cấp bất kỳ dịch vụ nào, mang tính chất kinh doanh, thương mại hoặc chuyên môn, bất kể có thù lao hay không có thù lao, cho bất kỳ người nào khác ngoài Người Sử dụng Lao động.

    Người Lao động công nhận rằng chính sách của Người Sử dụng Lao động là không cho phép nhân viên của mình làm việc cho bất kỳ doanh nghiệp nào khác trong thời gian làm việc cho Người Sử dụng Lao động, kể cả công việc làm ngoài giờ, vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ phép/nghỉ lễ, ngay cả khi công việc đó chỉ mang tính chất hỗ trợ hoặc tư vấn hạn chế trừ trường hợp Người Sử dụng Lao động được thông báo trước".

    Xin cho tôi hỏi điều khoản này của hợp đồng có trái với quy định của pháp luật không? Vì hiện giờ tôi cũng đang có một công việc làm ngoài giờ, nếu ký hợp đồng với công ty hiện tại, tôi sẽ không thể tiếp tục công việc kia nữa?

    Tôi xin chân thành cảm ơn anh/chị đã dành thời gian giải đáp thắc mắc!

     
    1815 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn huongphamdinhvu vì bài viết hữu ích
    enychi (22/04/2020) ThanhLongLS (22/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #544049   22/04/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Theo tôi thì nội dung đó không trái với quy định pháp luật. 

    Bạn có quyền ký hoặc không ký. Nếu ký thì phải tuân theo, nếu không ký thì không ai bắt ép bạn ký được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    enychi (22/04/2020)
  • #544063   22/04/2020

    enychi
    enychi
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/06/2019
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3385
    Cảm ơn: 784
    Được cảm ơn 234 lần


     
    Báo quản trị |  
  • #544073   23/04/2020

    tôi lại thấy hợp đồng trên rất vô lý vì người lao đông chỉ có nghĩa vụ thực hiện trong thời gian lao động có trả lương trong thời gian nghỉ nld có quyền làmbaats cư việc gì mà pháp luật không cấm trong thời tự do bình đẳng hiên nay làm gì cho phép kiểu hợp đồng ràng buộc kìm chế như thế được  

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Caogiabn vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/04/2020) huongphamdinhvu (23/04/2020)
  • #544083   23/04/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Ở đây cần phân biệt 2 chuyện tách bạch

    1. Khi bạn chưa ký hợp đồng lao động, bạn có quyền đi tìm kiếm công việc ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào mà pháp luật cho phép.

    2. Việc ký hợp đồng là lựa chọn của bạn, không ai bắt bạn ký khi bạn không muốn. Bạn ký hợp đồng thì bạn phải tuân thủ những gì ghi trong hợp đồng. Nếu bạn thấy nó vô lý hay bị ràng buộc thì bạn đừng ký.

    Chỉ khi nào trong hợp đồng yêu cầu bạn làm những việc không hợp pháp (ví dụ giết người, mua bán ma túy ...) thì những yêu cầu đó mới là vi phạm pháp luật.

    Hơn nữa, ở chủ đề này thì chủ thớt muốn hỏi về việc quy định đó có trái với quy định pháp luật hay không. Chuyện quy định đó nó vô lý hay hợp lý là tùy quan điểm, tùy hoàn cảnh, không có câu trả lời chung cho mọi người được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    huongphamdinhvu (23/04/2020)
  • #544096   23/04/2020

    Wip
    Wip

    Sơ sinh


    Tham gia:31/05/2017
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 48 lần


    Chào bạn,

    Theo tôi, điều khoản này của hợp đồng lao động là nhằm hạn chế NLĐ, nhất là NLĐ đang làm việc trong môi trường cần đảm bảo sự bí mật của công nghệ hoặc kinh doanh của doanh nghiệp, làm việc cho NSDLĐ khác cùng loại, tương tự về công nghệ, sản phẩm. Tuy nhiên, các loại điều khoản này chỉ thực sự có hiệu lực khi nó thỏa mãn các điều kiện của pháp luật về lao động, cụ thể là thỏa mãn khoản 2 Điều 23 Bộ luật lao động.

    Điều khoản này của hợp đồng lao động này sẽ bị vô hiệu, vì nó rơi vào trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 50 Bộ luật lao động, hạn chế các quyền khác của NLĐ. Do vậy mà các công việc khác bạn đang làm, sẽ làm ngoài hợp đồng lao động này sẽ vẫn có hiệu lực, miễn là bạn hoàn thành công việc mình đã giao kết theo từng hợp đồng.

    Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động nếu có điều khoản này thì khi gửi đến cơ quan quản lý lao động để thông báo, đăng ký sẽ phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật về lao động. Nếu không sửa đổi, thì cơ quan quản lý lao động có quyền yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu đối với HĐLĐ và thỏa ước LĐTT.

    Trong quy định của hợp đồng lao động, theo tình huống bạn đưa ra, nếu NSDLĐ trả tiền lương cho bạn trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp, tức là thời gian 8h/ngày, và 48h hoặc 40h/tuần, hoặc thời gian cụ thể theo quy định của hợp đồng, và thời gian làm thêm giờ theo quy định của pháp luật lao động, thì họ chỉ có quyền quản lý bạn, chi phối công việc của bạn trong thời gian bạn làm việc cho doanh nghiệp. Ngoài thời gian đó ra, nếu họ tiếp tục trả tiền cho bạn đủ để bạn không phải đi làm thêm, không phải làm hai việc..., vào các thời gian khác như: ngoài giờ làm chính, làm thêm, ngày nghỉ.... và bạn đồng ý với việc đó, thì khi đó NSDLĐ có thể ngăn cản bạn làm các công việc như miêu tả.

    Trân trọng.

     

    Cập nhật bởi Wip ngày 23/04/2020 02:09:15 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Wip vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/04/2020) huongphamdinhvu (23/04/2020)
  • #544099   23/04/2020

    Rất cảm ơn câu trả lời của bạn,

    Theo quy định trong hợp đồng, "Thời gian làm việc: 8 giờ/ngày, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu và làm thêm giờ khi có yêu cầu", giờ làm thêm sẽ được tính bằng giờ nghỉ bù, như vậy có áp dụng trường hợp mà bạn nói đến không: 

    Wip viết:

    Ngoài thời gian đó ra, nếu họ tiếp tục trả tiền cho bạn đủ để bạn không phải đi làm thêm, không phải làm hai việc..., vào các thời gian khác như: ngoài giờ làm chính, làm thêm, ngày nghỉ.... và bạn đồng ý với việc đó, thì khi đó NSDLĐ có thể ngăn cản bạn làm các công việc như miêu tả.

    Mình cảm ơn nhiều,

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huongphamdinhvu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/04/2020)
  • #545280   02/05/2020

    Wip
    Wip

    Sơ sinh


    Tham gia:31/05/2017
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 48 lần


    Chào bạn,

    Như tôi đã đề cập ở trên, NSDLĐ chỉ trả lương hoặc lợi ích vật chất cho NLĐ khi họ làm việc cho NSDLĐ đó trong thời gian làm việc được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, ngoài giờ đó ra họ sẽ không trả thêm khoản nào cho NLĐ nữa, trừ các khoản liên quan đến phúc lợi của NLĐ. Do chi trả lương hoặc lợi ích vật chất cho NLĐ trong thời gian làm việc nên họ có toàn quyền quản lý NLĐ trong khoảng thời gian đó. Ngoài thời gian đó ra, NSDLĐ không có quyền quản lý NLĐ, cũng như cấm đoán, ngăn cản, hạn chế các quyền lao động, làm việc của NLĐ. 

    Trân trọng.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Wip vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/05/2020) huongphamdinhvu (04/05/2020)