QUY ĐỊNH VỀ DI CHÚC MIỆNG

Chủ đề   RSS   
  • #388799 22/06/2015

    cayduong1991

    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:22/01/2014
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 785
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 0 lần


    QUY ĐỊNH VỀ DI CHÚC MIỆNG

    Thưa Luật sư! Luật sư cho em hỏi:

    Theo luật "Người lập di chúc trong tình trạng tính mạng bị đe dọa do bệnh tật hoặc do nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc miệng." Vậy Người mù và người không biết chữ có quyền lập di chúc miệng không ạ? và quy định trên thì nguyên nhân khác là những nguyên nhân nào thưa luật sư?

    Rất cám ơn được sự phản hồi của quý Luật sư!

     
    2933 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #388828   22/06/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Tất nhiên là có quyềni, chẳng có lý do gì để tước quyền đó của người mù/người không biết chữ cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #388920   23/06/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    ntdieu viết:

    Tất nhiên là có quyền, chẳng có lý do gì để tước quyền đó của người mù người không biết chữ cả.

    Người biết chử nhưng bị câm có làm di chúc miệng được hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #389067   23/06/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    hungmaiusa viết:

    Người biết chử nhưng bị câm có làm di chúc miệng được hay không?

    Người biết chữ nhưng bị câm thì họ làm luôn di chúc trên giấy chứ làm di chúc miệng làm gì để các thành viên Dân Luật thắc mắc :|

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    cayduong1991 (24/06/2015)
  • #389032   23/06/2015

    cayduong1991
    cayduong1991

    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:22/01/2014
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 785
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn các anh chị đã cho em câu trả lời, nhưng em đọc một số thông ghi có ghi di chúc miệng chỉ hợp pháp khi người di chúc đang trong tình trạng bị đe dọa đến tính mạng do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà không thể tự lập di chúc được phải di chúc miệng. 

    Vì thế, việc di chúc miệng sẽ xảy ra khi người di chúc sắp hấp hối do bệnh tật, và nguyên nhân khác có thể là do tai nạn giao thông, tai nạn khác,... 

    Còn nếu trong trường hợp không biết chữ, bị mù, cục tay,... nhưng vẫn đang trong tình trạng bình thường không nguy hiểm đến tính mạng thì có thể đọc cho người khác chép lại thì đó không phải là di chúc miệng nữa. 

    Vậy các anh chị có ý kiến như thế nào!

     
    Báo quản trị |  
  • #389043   23/06/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    cayduong1991 viết:

    Cám ơn các anh chị đã cho em câu trả lời, nhưng em đọc một số thông ghi có ghi di chúc miệng chỉ hợp pháp khi người di chúc đang trong tình trạng bị đe dọa đến tính mạng do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà không thể tự lập di chúc được phải di chúc miệng. 

    Vì thế, việc di chúc miệng sẽ xảy ra khi người di chúc sắp hấp hối do bệnh tật, và nguyên nhân khác có thể là do tai nạn giao thông, tai nạn khác,... 

    Còn nếu trong trường hợp không biết chữ, bị mù, cục tay,... nhưng vẫn đang trong tình trạng bình thường không nguy hiểm đến tính mạng thì có thể đọc cho người khác chép lại thì đó không phải là di chúc miệng nữa. 

    Vậy các anh chị có ý kiến như thế nào!

    Chào bạn.

    Đúng như bạn nói. Theo luật dân sự:

    Điều 654. Di chúc miệng

    1- Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

    2- Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị huỷ bỏ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    cayduong1991 (24/06/2015)