Quy định về đặt cọc qua từng thời kỳ phát triển của pháp luật Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #601805 14/04/2023

    Thegalaxy

    Male
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2023
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 426
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 8 lần


    Quy định về đặt cọc qua từng thời kỳ phát triển của pháp luật Việt Nam

    Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 thì có 09 biện pháp bảo đảm và biện pháp đặt cọc là một trong số đó, đặt cọc đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, càng chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống dân sự. Qua bài viết cùng tìm hiểu về quá trình hình thành và xây dựng quy định này.

    1. Khái quát về biện pháp đặt cọc

    Ngay từ khi xã hội loài người có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức trao đổi hàng hóa, thì giao dịch đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ. Thuật ngữ "đặt cọc" có nguồn gốc xuất hiện từ lâu đời, khi dùng tiền trong lưu thông dân sự, các tiểu thương thường xâu những đồng tiền lại với nhau thành từng cọc

     Để làm tin với nhau, họ thường đặt trước một cọc, hai cọc... tuỳ vào giá trị của từng giao dịch dân sự của hai bên xác lập. Cùng với sự phát triển của giao lưu dân sự làm cho biện pháp này không chỉ là việc đặt tiền mà còn có thể đặt cọc các loại tài sản khác, việc đặt cọc này không chỉ để làm tin mà còn thể hiện sự thiện chí của các bên và đảm bảo cho việc thực hiện các giao dịch.

    Đặt cọc được quy định trong pháp luật lần đầu tiên tại Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước số 52-LCT/HĐNN8 ngày 07 tháng 5 năm 1991 trong đó đặt cọc được định nghĩa là việc một bên giao cho bên kia một số tiền nhất định để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng tại pháp lệnh này cũng đưa ra cơ bản về phương thức xử lí tiền đặt cọc nếu bên đặt cọc từ chối giao kết hoặc không thực hiện hợp đồng, thì số tiền đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết hoặc không thực hiện hợp đồng, thì phải trả cho bên đặt cọc một số tiền gấp đôi số tiền đặt cọc, nếu các bên không có thoả thuận khác

    Đặt cọc được quy định tại Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước ta –Điều 363 Bộ Luật Dân sự năm 1995. Theo đó đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc các vật có giá trị khác là tài sản đặt cọc trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng và việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

    Tại Bộ Luật Dân sự năm 1995 nhà làm luật đã có đã có sự mở rộng về tài sản cọc không chỉ là tiền như Pháp lệnh trước đó, có sự mở rộng các tài sản đặt cọc khác như kim khí quí, đá quý hoặc các vật có giá trị khác. Và tại Bộ Luật Dân sự 1995 hình thức của giao dịch đặt cọc lần đầu tiên được quy định là việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

    Tuy nhiên, Bộ Luật Dân sự năm 1995 chưa ghi nhận đúng mức vai trò, vị trí quan trọng của quy đinh về đặt cọc. Bộ luật dân sự năm 1995 chỉ quy định đặt cọc tại một điều luật duy nhất. Bên cạnh đó, đặt cọc cũng được pháp luật ghi nhận rải rác tại các văn dưới luật.

    2. Các văn bản quy định về biện pháp đặt cọc

    Đầu tiên, Nghị quyết số 01/2003/NQHĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình;

    Nghị quyết này được ban hành dựa trên Bộ Luật Dân sự năm 1995 đường lối giải quyết này không mới và về cơ bản nó đã được thể hiện số trong nghị quyết số 01 năm 2003 từ khi Bộ Luật Dân sự năm 1995 hết hiệu lực tức là từ khi có Bộ Luật Dân sự năm 2005Bộ Luật Dân sự năm 2015 thay thế. Tuy nhiên trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về đặt cọc hiện nay nhiều Tòa án vẫn viện dẫn nghị quyết số 01/2003/NQHĐTP này để vận dụng cho vấn đề đặt cọc. Xét về tính hiệu lực pháp lý thì việc viễn dẫn này nó không thực sự phù hợp với các quy định bởi vì nghị quyết số 01/2003/NQHĐTP này được hình thành để giải thích hướng dẫn áp dụng Bộ Luật Dân sự năm 1995 tuy nhiên về mặt ý chí của của nghị quyết 01/2003/NQHĐTP vẫn rất đáng chú ý và vận dụng phát triển, cụ thể là Án lệ số 25/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thay thế cho nghị quyết này về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc trường hợp bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc đều không gây ra lỗi, hợp đồng chậm thực hiện nghĩa vụ do nguyên nhân khách quan từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Thứ hai, Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;

    Có một điểm mới nổi bật được quy định tại nghị định này là trường hợp không xác định rõ là tiền đặt cọc hay tiền trả trước trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước

    Thứ ba, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;

    Thứ tư, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm;

    Thứ năm, Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật.

    Thứ sáu, đặt cọc tiếp tục được quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2015 đặt cọc là việc một bên là bên đặt cọc giao cho bên kia là bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác là tài sản đặt cọc trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

     Xuyên suốt trong quá trình hình thành, thay đổi và phát triển của pháp luật, từ Bộ Luật Dân sự năm 1995 đến Bộ Luật Dân sự năm 2015 nhưng khái niệm về đặt cọc cũng được các nhà làm luật quy định rất kiêm tốn trong tổng thể 688 Điều của Bộ luật này. Tại Bộ Luật Dân sự năm 2015 không còn quy định việc đặt cọc phải lập thành văn bản như Bộ Luật Dân sự năm 2005 trước đó, cũng không quy định trường hợp nào hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm. Có thể hiểu, khi hợp đồng chính phải lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực thì hợp đồng đặt cọc cũng không nhất thiết phải tuân theo điều kiện lập bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực. Do đó, hợp đồng đặt cọc có thể hoàn toàn được sử dụng để ràng buộc hợp pháp các bên tham gia ký kết và thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng chính ví dụ như hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hay trong trường hợp bất động sản chưa đủ điều kiện để mua bán hay chuyển nhượng.

    Thứ bảy, ngày 19 tháng 3 năm 2021 Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 21 hướng dẫn Bộ Luật Dân Sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nghị Định 21/2021 thay thế Nghị Định 163 của Chính Phủ ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm. Về cơ bản, các quy định về đặt cọc không có sự thay đổi lớn từ Pháp lệnh hợp đồng dân sự đến nay. Để có đặt cọc phải có việc chuyển tài sản từ người này sang người khác để bảo đảm việc giao kết, thực hiện hợp đồng.

    Như vậy, đặt cọc có thể khái quát: Đặt cọc là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một bên giao cho bên kia một tài sản (tiền, vật) trong một thời gian nhất định nhằm bảo đảm giao kết, thực hiện một hợp đồng mà các bên đang hướng tới hoặc bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng đã được giao kết giữa các bên.

     
    824 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận