Quy định về cách xác định thị trường sản phẩm liên quan theo Luật Cạnh tranh

Chủ đề   RSS   
  • #602015 21/04/2023

    Quy định về cách xác định thị trường sản phẩm liên quan theo Luật Cạnh tranh

    Thị trường sản phẩm liên quan đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực cạnh tranh, đặc biệt là trong việc đánh giá tính cạnh tranh và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

     

    Cách xác định thị trường sản phẩm liên quan theo Luật Cạnh tranh có những quy định riêng biệt. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

     

    Quy-dinh-ve-cach-xac-dinh-thi-truong-san-pham-lien-quan-theo-Luat-Canh-tranh

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1. Thị trường sản phẩm liên quan là gì?

    Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP, thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

     

    2. Cách xác định thị trường sản phẩm liên quan

     

    2.1. Cách xác định thị trường sản phẩm liên quan về đặc tính

    Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có sự giống nhau hoặc tương tự nhau về một hoặc một số yếu tố như sau:

    - Đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ;

    - Thành phần của hàng hóa, dịch vụ;

    - Tính chất vật lý, hóa học của hàng hóa;

    - Tính năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ;

    - Tác dụng phụ của hàng hóa, dịch vụ đối với người sử dụng;

    - Khả năng hấp thu của người sử dụng;

    - Tính chất riêng biệt khác của hàng hóa, dịch vụ.

    (Khoản 2 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP)

    2.2. Cách xác định thị trường sản phẩm liên quan về mục đích sử dụng

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP, hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng chủ yếu giống nhau.

    2.3. Cách xác định thị trường sản phẩm liên quan về giá cả

    Cách xác định thị trường sản phẩm liên quan về giá cả được quy định như sau:

     

    - Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả khi giá của hàng hóa, dịch vụ chênh lệch nhau không quá 5% trong điều kiện giao dịch tương tự. 

     

    - Trường hợp có sự chênh lệch nhau trên 5%, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về giá cả căn cứ thêm vào một số yếu tố quy định tại mục 2.4 hoặc thực hiện theo phương pháp như sau:

     

    + Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả nếu có ít nhất 35% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua 

     

    Hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.

     

    + Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan không đủ 1.000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng trong khu vực địa lý đó.

    (Khoản 4 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP)

     

    2.4. Cách xác định thị trường sản phẩm liên quan dựa vào các yếu tố khác

     

    Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP, trường hợp việc xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau của hàng hóa, dịch vụ quy định tại mục 2.1, 2.2 và 2.3 chưa đủ để kết luận về thị trường sản phẩm liên quan, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét thêm một hoặc một số yếu tố như sau:

     

    - Tỷ lệ thay đổi về cầu của một loại hàng hóa, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một loại hàng hóa, dịch vụ khác;

     

    - Chi phí và thời gian cần thiết để khách hàng chuyển sang mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ khác;

     

    - Thời gian sử dụng của hàng hóa, dịch vụ;

     

    - Tập quán tiêu dùng;

     

    - Các quy định pháp luật tác động đến khả năng thay thế của hàng hóa, dịch vụ;

     

    - Khả năng phân biệt về mức giá mua, bán đối với các nhóm khách hàng khác nhau;

    - Khả năng thay thế về cung của một loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2020/NĐ-CP.

     

    3. Cách xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt

     

    Cách xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt được quy định như sau:

     

    (i) Thị trường sản phẩm liên quan trọng trường hợp đặc biệt có thể được xác định là thị trường của một hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ đặc thù căn cứ vào đặc tính của hàng hóa, dịch vụ đó, tập quán tiêu dùng hoặc phương thức giao dịch đặc thù, bao gồm các phương thức có sử dụng công nghệ thông tin.

     

    (ii) Khi xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp quy định tại (i) có thể xem xét thêm thị trường của các hàng hóa, dịch vụ bổ trợ cho sản phẩm liên quan.

     

    (iii) Sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan là các hàng hóa, dịch vụ được sử dụng nhằm nâng cao tính năng, hiệu quả hoặc cần thiết cho việc sử dụng sản phẩm liên quan. 

     

    Theo đó, khi giá của sản phẩm bổ trợ tăng hoặc giảm thì cầu đối với sản phẩm liên quan sẽ giảm hoặc tăng tương ứng.

    (Điều 6 Nghị định 35/2020/NĐ-CP)

     

    Như vậy, thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

     
    1602 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthihoaithuongsr00@gmail.com vì bài viết hữu ích
    Huynhngoc69 (16/01/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận