Quy định về bảo mật thông tin và trách nhiệm bồi thường theo pháp luật lao động

Chủ đề   RSS   
  • #576708 30/10/2021

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9950
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Quy định về bảo mật thông tin và trách nhiệm bồi thường theo pháp luật lao động

    Trong lĩnh vực lao động thì việc thỏa thuận bảo mật thông tin này sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau.

    Theo Khoản 1 Điều 16 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.

    Tại Khoản 2 Điều 21 Bộ luật lao động 2019 quy định về nội dung của hợp đồng lao động có nêu:

    Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.”

    Theo các quy định trên thì khi giao kết hợp đồng, công ty sẽ cung cấp các thông tin về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động cho người lao động biết và hai bên sẽ thỏa thuận điều khoản bảo mật trong hợp đồng lao động. 

    Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật:

    Khoản 5 Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại có nêu: "5. Các trường hợp bồi thường thiệt hại khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự."

    Điều 419 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng có đề cập: Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

    Theo đó, trường hợp người lao động vi phạm về thỏa thuận bảo vệ bí mật thông tin, đơn vị được yêu cầu bồi thường theo thỏa thuận bảo mật thông tin mà hai bên đã thỏa thuận trước đó. Nếu bên vi phạm không bồi thường, đơn vị có thể khởi kiện ra Tòa án theo hướng dẫn tại Điều 186, 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

     

     
    3676 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jellannm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #576912   05/11/2021

    Theo quy định trên thì chỉ trong trường hợp công việc làm là công việc liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật (thường liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ) thì doanh nghiệp mới có quyền yêu cầu NLĐ ký cam kết bảo mật thông tin. Theo đó, nếu doanh nghiệp không chứng minh được công việc NLĐ làm liên quan trực tiếp đến bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ thì NLĐ không phải ký cam kết bảo mật thông tin với doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |