Quy định tiêu chuẩn, chế độ và chính sách đối với trợ giúp viên pháp lý

Chủ đề   RSS   
  • #614331 22/07/2024

    nguyenduy303
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 2923
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 61 lần


    Quy định tiêu chuẩn, chế độ và chính sách đối với trợ giúp viên pháp lý

    Tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với trợ giúp viên pháp lý; các trường hợp miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý 2017, Nghị định 144/2017/NĐ-CP.

    1. Quy định về tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì trợ giúp viên pháp lý là một trong những người thực hiện trợ giúp pháp lý, để trở thành trợ giúp viên pháp lý trước tiên phải là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và có đủ các tiêu chuẩn sau theo quy định tại Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017:

    - Có phẩm chất đạo đức tốt;

    - Có trình độ cử nhân luật trở lên;

    - Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

    - Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

    - Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.

    Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật này, cụ thể gồm:

    - Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật này;

    - Tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

    - Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;

    - Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.

    Như vậy, công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nêu trên thì có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý, việc bổ nhiệm cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý được quy định tại Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.

    2. Chế độ, chính sách đối với trợ giúp viên pháp lý

    Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 144/2017/NĐ-CP, trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định và được hưởng các chế độ, chính sách sau:

    - Được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có).

    - Được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn sau đây:

    + Quần áo vest: cấp 02 năm/01 lần, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;

    + Áo sơ mi dài tay: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 cái, các lần sau mỗi lần 01 cái;

    + Quần áo xuân hè: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;

    + Giầy da và dép quai hậu: 01 đôi/01 năm;

    + Thắt lưng, cà vạt và cặp đựng tài liệu: 01 cái/02 năm;

    + Bít tất: 02 đôi/01 lần/01 năm;

    + Biển hiệu: 01 cái (cấp 01 lần).

    Như vậy, trợ giúp viên pháp lý sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề với mức hưởng nêu trên và được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn. Mẫu trang phục, việc quản lý, sử dụng trang phục của trợ giúp viên pháp lý được quy định tại Thông tư 21/2014/TT-BTP.

    3. Các trường hợp miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý

    Trợ giúp viên pháp lý bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, bao gồm:

    - Không còn đủ tiêu chuẩn làm trợ giúp viên pháp lý nêu tại Mục 1;

    - Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc;

    - Chuyển công tác khác hoặc thôi việc theo nguyện vọng;

    - Không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;

    - Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo từ lần thứ 02 trở lên hoặc cách chức do thực hiện hành vi quy định tại điểm a, b, đ hoặc e khoản 1 Điều 6 của Luật này;

    - Đang bị cấm hành nghề trong thời gian nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

    Như vậy, nếu thuộc vào một trong các trường hợp nêu trên thì Giám đốc Sở Tư pháp sẽ lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý được quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật này và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý.

     
    63 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận