Quy định thế nào về thời gian và khoảng cách khi xi-nhan để không bị phạt?

Chủ đề   RSS   
  • #595764 26/12/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Quy định thế nào về thời gian và khoảng cách khi xi-nhan để không bị phạt?

    Xi-nhan đèn xe là một quy tắc bắt buộc khi chuyển hướng hoặc chuyển làn đối với phương tiện giao thông đường bộ. Việc này nhằm giúp những người tham gia giao thông khác nhận biết xe phía trước mình để tránh những va chạm giao thông bất ngờ.
     
    Không ít trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đối với việc sử dụng đèn xi-nhan không đúng cách khi bật quá chậm và chuyển làn quá nhanh thì người đi sau không phản ứng kịp.
     
    Vậy theo quy định pháp luật giao thông hiện nay có quy định về thời gian và khoảng cách bật xi-nhan đúng quy định để tránh bị xử phạt không?
     
    quy-dinh-the-nao-ve-thoi-gian-va-khoang-cach-khi-xi-nhan-de-khong-bi-phat
     
    1. Đèn xi-nhan được sử dụng trong trường hợp nào?
     
    Thông thường đèn xi-nhan sử dụng cho xe máy hay ô tô đều có chung đặc điểm là màu vàng cam dùng để báo hiệu cho việc chuyển làn, chuyển hướng hoặc một số trường hợp khác mà muốn thông báo cho những xe phía sau để ưu tiên cho mình.
     
    Việc bật xi-nhan cần đúng thời điểm và đúng mục đích sử dụng, do đó các trường hợp sau đây người điều khiển phương tiện giao thông cần lưu ý khi sử dụng đèn xi-nhan:
     
    (1) Xi-nhan khi chuyển làn xe
     
    Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
     
    Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
     
    (Quy định tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008)
     
    (2) Xi-nhan khi chuyển hướng xe
     
    Trong trường hợp, khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
     
    Trong khi chuyển hướng, phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
     
     
    (3) Xi-nhan khi lùi xe
     
    Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.
     
    Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, đường cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.
     
     
    (4) Dừng xe, đỗ xe trên đường
     
    Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết và Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái.
     
    Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
     
    Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
     
    - Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
     
    - Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.
     
    - Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó.
     
    - Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.
     
    - Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.
     
    - Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái.
     
    - Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
     
     
    2. Những tình huống phải bật xi-nhan khác
     
    Ngoài những tình huống bắt buộc người điều khiển phương tiện giao thông phải bật xi-nhan được quy định cụ thể trong luật thì người điều khiển thuộc các trường hợp sau đây nên bật đèn xi-nhan như: 
     
    - Đi qua vòng xuyến: Bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải”, khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi-nhan phải. 
     
    - Đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ. 
     
    - Lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển. 
     
    - Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi-nhan.
     
    3. Phải xi-nhan trước bao lâu và khoảng cách bao nhiêu mét?
     
    Hiện nay, vẫn chưa quy định cụ thể rằng việc xi-nhan phải thực hiện với khoảng cách và thời gian chuẩn xác ra sao. Vì tùy vào từng tình huống thực tế mà người tham gia giao thông tự phán đoán tình hình để sử dụng đèn xi-nhan.
     
    Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện có thể căn cứ theo giáo trình đào tạo lái xe ô tô thì tín hiệu báo trước hướng rẽ nên bật trước với khoảng cách 30 mét sẽ đảm bảo an toàn nhất. 
     
    Còn đối với xe máy, mô tô các loại thì khoảng cách bật xi-nhan nên giao động từ 10-15 mét.
     
    Việc sử dụng đèn xi-nhan trước bao nhiêu giây thì hiện hành cũng không quy định rõ trường hợp này. Theo đó, cách tốt nhất là người tham gia giao thông phải đảm bảo khoảng cách xe theo bên trên. Trong thực tế hiện không thể kịp xử lý việc bật xi-nhan sớm nhưng sẽ xử phạt đối với người không bật xi-nhan.
     
    4. Xử phạt hành chính đối với lỗi xi-nhan các loại xe
     
    Lỗi xi-nhan đèn xe rất phổ biến hiện nay, nhất là đối với những tình huống chuyển làn mà không sử dụng xi-nhan hoặc xi-nhan sai hướng sẽ dẫn đến phán đoán của người đi sau. Để xử lý việc này, căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
     
    Đối với xe máy
     
    - Phạt 100.000 đồng - 200.000 đồng: 
     
    Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước quy định theo điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
     
    - Phạt 400.000 đồng - 600.000 đồng:
     
    Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển và ngược lại với rẽ phải, theo điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
     
    Đối với xe ô tô
     
    - Phạt 400.000 đồng - 600.000 đồng:
     
    Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
     
    - Phạt 800.000 đồng - 01 triệu đồng:
     
    Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ  theo điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
     
    - Phạt 04 triệu - 06 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng:
     
    Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc.
     
    Máy kéo, xe máy chuyên dùng
     
    Phạt 800.000 đồng - 01 triệu đồng: Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc theo điểm d khoản 4 và điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
     
    Như vậy, hiện nay theo quy định pháp luật chưa có văn bản nào quy định người điều phương tiện giao thông phải xi-nhan trước bao nhiêu giây và khoảng cách bao nhiêu vì tùy vào nhiều tình huống mà bắt buộc người tham gia tự phán đoán để thực hiện.
     
    Tuy nhiên, theo nội dung lý thuyết lái xe thì khoảng cách đối với xe ô tô là 30 mét, còn đối với xe máy, mô tô các loại thì khoảng cách bật xi-nhan nên giao động từ 10-15 mét.
     
    3600 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595789   26/12/2022

    anuyan0862
    anuyan0862
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:05/12/2022
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 2760
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 25 lần


    Quy định thế nào về thời gian và khoảng cách khi xi-nhan để không bị phạt?

    Cảm ơn các chia sẻ hữu ích và thật cần thiết của tác giả về thời gian và khoảng cách khi xi-nhan. Việc di chuyển được coi là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng tỏ tường được cách sử dụng xi-nhan cho đúng quy định của pháp luật. Do đó mọi người thường xi-nhan xe theo linh tính gây cản trở cho người cùng tham gia giao thông và có thể khiến bản thân bị phạt và thậm chí là gặp nguy hiểm.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #597472   27/01/2023

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Quy định thế nào về thời gian và khoảng cách khi xi-nhan để không bị phạt?

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Việc chạy xe đi lại là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống và khi tham gia giao thông bắt buộc người điều khiển xe cần hiểu biết về ký hiệu, biển dẫn hay cách chạy xe trên đường,... Tuy nhiên không phải ai cũng biết được làm sao xi nhan cho đúng quy định, về khoảng cách xi nhan cũng như lúc nào cần xi nhan nên nhiều người thường xi nhan theo cảm tính và như vậy sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến chính bản thân mình và người khác.

     
    Báo quản trị |