Quy định pháp luật vể thời hiệu thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #552795 26/07/2020

    Quy định pháp luật vể thời hiệu thừa kế

    Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.  

     

     Quy định về thời hiệu thừa kế tại Điều 623 BLDS 2015 nhằm bảo vệ quyền dân sự về tài sản của người thừa kế, không phụ thuộc vào thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định tại năm 2005. Nếu theo quy định tại năm 2005, thì quyền thừa kế của một hoặc nhiều chủ thể bị đình chỉ vì không khởi kiện trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Quy định này đã làm hạn chế quyền dân sự của người thừa kế do hạn định về thời hiệu khởi kiện trong hạn 10 năm. Vì vậy, quy định tại Điều 623 BLDS 2015 về thời hiệu thừa kế là một quy định nhằm điều chỉnh hữu hiệu trong việc bảo đảm cho quyền dân sự được thực hiện chính đáng trong quan hệ thừa kế di sản. Những nét cơ bản của quy định này có thể xác định như sau:

     

    Trước hết, trong hạn 30 năm, người thừa kế (theo di chúc và theo pháp luật) có quyền yêu cầu chia di sản là bất động sản; trong thời hạn 10 năm người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản là động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Như vậy, trong hạn 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản là di sản thừa kế chưa chia, thì những người thừa kế hợp pháp của người để lại di sản có quyền yêu cầu chia di sản. Tuy nhiên, trong thời hạn đã xác định, mà những người thừa kế không yêu cầu chia di sản, thì khi đó di sản thừa kế thuộc về người thừa kế đang quản lý.

     

    Thứ hai, trường hợp không có người quản lý di sản thừa kế, thì di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, các luật khác có liên quan quy định khác (Điều 326 BLDS 2015 - Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật). 

     

    Thứ ba, di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 và theo quy tại Điều 236 BLDS 2015.

     

    Thứ tư, theo quy định tại khoản 2 Điều 623 BLDS 2015, thì: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

     

    Thứ năm, theo quy định tại khoản 3 Điều 623 BLDS 2015 thì: “Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Quy định về quyền của các chủ nợ của người để lại di sản vẫn giữ thời hạn là 03 năm, như quy định tại năm 2005.   

     
     
    2221 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dodangquangnhch vì bài viết hữu ích
    ubndttthaihoa (28/07/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #552984   27/07/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Cảm ơn thông tin mà bạn đã cung cấp về thời hiệu chia thừa kế. Thông qua đây có thể nắm bắt được quy định của pháp luật cụ thể trong từng trường hợp khác nhau. Đối với bất động sản, động sản, hay trường hợp không có người quản lý di sản cũng được quy định rất chi tiết.

     
    Báo quản trị |