Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Dự thảo Thông tư đề xuất quy định khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe, giám định sức khỏe, quản lý sức khỏe và phân loại sức khỏe đối với công dân Việt Nam trong độ tuổi được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, quân nhân dự bị và công dân đăng ký dự thi tuyển, xét tuyển vào các trường quân đội.
Quy trình khám sức khỏe
Quy trình khám sức khỏe được dự thảo đề xuất như sau:
1- Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;
2- Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;
3- Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định;
4- Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
5- Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định;
6- Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm.
Nội dung khám sức khỏe gồm: Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác.
Khám cận lâm sàng gồm: Công thức máu; nhóm máu; chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (ure, creatinin); đường máu; viêm gan virus B (HBsAg), viêm gan virus C (anti-HCV); nước tiểu toàn bộ (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm HIV, ma tuý (test ma túy tổng hợp).
Ngoài ra, theo yêu cầu chuyên môn, có thể làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác để giúp cho việc kết luận sức khoẻ được chính xác.
8 chỉ tiêu khám sức khỏe lâm sàng
Theo dự thảo, có 8 chỉ tiêu khám lâm sàng gồm: Thể lực, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa và da liễu.
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột "điểm", cụ thể: Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt; điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt; điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá; điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình; điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém; điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
>>> Xem toàn văn Dự thảo tại file đính kèm bên dưới
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Dự thảo Thông tư đề xuất quy định khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe, giám định sức khỏe, quản lý sức khỏe và phân loại sức khỏe đối với công dân Việt Nam trong độ tuổi được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, quân nhân dự bị và công dân đăng ký dự thi tuyển, xét tuyển vào các trường quân đội.
Quy trình khám sức khỏe
Quy trình khám sức khỏe được dự thảo đề xuất như sau: 1- Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý; 2- Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe; 3- Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định; 4- Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; 5- Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định; 6- Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm.
Nội dung khám sức khỏe gồm: Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác.
Khám cận lâm sàng gồm: Công thức máu; nhóm máu; chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (ure, creatinin); đường máu; viêm gan virus B (HBsAg), viêm gan virus C (anti-HCV); nước tiểu toàn bộ (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm HIV, ma tuý (test ma túy tổng hợp).
Ngoài ra, theo yêu cầu chuyên môn, có thể làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác để giúp cho việc kết luận sức khoẻ được chính xác.
8 chỉ tiêu khám sức khỏe lâm sàng
Theo dự thảo, có 8 chỉ tiêu khám lâm sàng gồm: Thể lực, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa và da liễu.
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột "điểm", cụ thể: Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt; điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt; điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá; điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình; điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém; điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
>>> Xem toàn văn Dự thảo tại file đính kèm bên dưới
Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 11/04/2022 11:35:48 SA