Quy định mới: Phân công ngẫu nhiên Thẩm Phán trong việc xét xử từ ngày 1/1/2025

Chủ đề   RSS   
  • #617683 19/10/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20018
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 442 lần


    Quy định mới: Phân công ngẫu nhiên Thẩm Phán trong việc xét xử từ ngày 1/1/2025

    Từ ngày 1/1/2025, một bước ngoặt lớn trong hệ thống tư pháp Việt Nam đã được đánh dấu bằng việc chính thức áp dụng quy định phân công Thẩm phán xét xử theo nguyên tắc ngẫu nhiên.

    (1) Phân công ngẫu nhiên Thẩm Phán trong việc xét xử

    Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2024 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, có thể nói đây là một văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của Tòa án.

    Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2024 bao gồm 09 Chương, 152 Điều, trong đó có nhiều sửa đổi, bổ sung và quy định mới liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án.

    Một trong những điểm nổi bật và đáng chú ý là quy định về việc lựa chọn ngẫu nhiên Thẩm phán, Hội thẩm tham gia xét xử.

    Theo quy định tại Điều 135 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2024, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán, Hội thẩm làm nhiệm vụ quyết định phân công Thẩm phán, Hội thẩm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên theo quy định của pháp luật và quy định của Tòa án nhân dân tối cao.

    Theo đó, nguyên tắc ngẫu nhiên trong phân công Thẩm phán và Hội thẩm giúp ngăn chặn các hành vi tiêu cực, như việc lạm dụng quyền lực hoặc hợp tác không chính đáng giữa các bên liên quan. Điều này cũng góp phần xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp và trách nhiệm hơn trong hệ thống tư pháp.

    Quy định này thể hiện sự quyết tâm của Nhà nước trong việc bảo vệ nguyên tắc vô tư và khách quan trong xét xử.

    Vì thế, có thể nói đây là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo tính công bằng và minh bạch của hệ thống tư pháp. Việc phân công ngẫu nhiên không chỉ giúp giảm thiểu khả năng thiên vị mà còn tạo ra sự tin tưởng từ phía người dân đối với hoạt động của Tòa án.

    (2) Tòa án phải thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan

    Theo Điều 8 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2024, việc thực hiện quyền tư pháp của Tòa án được quy định như sau:

    - Tòa án thực hiện quyền tư pháp kịp thời, trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng, công khai, vô tư, khách quan.

    - Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ, Tòa án có thể xét xử kín.

    - Tòa án thực hiện công khai hoạt động xét xử và hoạt động khác. Phạm vi, nội dung, hình thức công khai hoạt động của Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.

    Như vậy, tầm quan trọng của tính kịp thời, công bằng, công khai, vô tư và khách quan trong quá trình xét xử được nhận mạnh trong việc thực hiện quyền tư pháp của Tòa án.

    Việc quy định Tòa án phải tiến hành xét xử công khai không chỉ bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan mà còn góp phần xây dựng niềm tin của xã hội vào hệ thống tư pháp.

    Mặt khác, quy định cho phép xét xử kín trong những trường hợp đặc biệt cũng thể hiện sự nhạy bén và linh hoạt của Tòa án trong việc bảo vệ các giá trị xã hội và quyền riêng tư của cá nhân.

    Qua đó, Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2024 không chỉ tạo ra một khung pháp lý vững chắc mà còn khuyến khích sự minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động của Tòa án, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền tư pháp hiện đại của nước nhà.

     
    78 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận