Quy định của pháp luật các nước về "tác phẩm kiến trúc"

Chủ đề   RSS   
  • #496062 04/07/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Quy định của pháp luật các nước về "tác phẩm kiến trúc"

    * Pháp luật Hoa Kỳ:

    Công ước Berne mặc dù có ghi nhận sự tồn tại của tác phẩm kiến trúc nhưng không nêu rõ thế nào là tác phẩm kiến trúc. Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 15 Nghị định 22/2018/NĐ-CP có nêu rõ tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ thiết kế về các công trình xây dựng, nhà, tổ hợp công trình.... Còn đối với pháp luật Hoa Kỳ, thì “tác phẩm kiến trúc bao gồm kiểu dáng tòa nhà, bản vẽ kiến trúc hay thiết kế[1] . Tác phẩm kiến trúc là một đối tượng đặc biệt vì nó có mối liên quan tới công trình xây dựng, đó là cơ sở để thực hiện công trình xây dựng trên thực tế. Đồng thời với việc bảo hộ quyền tác giả còn phát sinh thêm quyền nhân thân của tác giả, tức là không cho người khác tự tiện tiến hành sửa đổi công trình vì điều này đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến tác phẩm kiến trúc của tác giả. Trên thực tế, tại Pháp Tòa giám đốc thẩm đồng quan điểm với Toà phúc thẩm: Tòa cho rằng cần tiến hành xem xét việc thay đổi này có hợp lý với hoàn cảnh hay không, và chủ sở hữu có quyền sửa đổi khi xét thấy cần thiết “để công trình thích ứng với nhu cầu mới”; ngoài ra, Tòa án Pháp còn tuyên chủ sở hữu công trình có nghĩa vụ bảo dưỡng công trình nhằm đảm bảo tác phẩm kiến trúc được toàn vẹn.

    Hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm kiến trúc được pháp luật các nước quy định ra sao?

    Quy định tại Điều 120 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:

    Điều 120: Phạm vi quyền độc quyền đối với tác phẩm kiến trúc:

    (a) Các trình bầy hình ảnh được phép: Quyền tác giả đối với một tác phẩm kiến trúc mà đã được xây dựng không bao gồm quyền ngăn cấm việc tạo ra, phân phối, trình bầy tranh, hoạ, ảnh, hoặc các trình bầy hình ảnh khác của tác phẩm, nếu công trình mà trên đó biểu hiện tác phẩm được đặt trong, hoặc trong tầm nhìn từ, một nơi công cộng.

    (b) Sửa đổi và dỡ bỏ công trình xây dựng: Không trái với các quy định của Điều 106(2), chủ sở hữu công trình thể hiện một tác phẩm kiến trúc có thể, không cần sự cho phép của tác giả hoặc chủ chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc đó, thực hiện hoặc cho phép thực hiện sự sửa đổi đối với công trình này, và dỡ bỏ hoặc cho phép phá hủy công trình này”.

    Có thể thấy, pháp luật Hoa Kỳ quy định quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc bị xâm phạm không bao gồm quyền ngăn cấm việc tạo ra tác phẩm (tháo dỡ công trình) trong trường hợp “biểu hiện tác phẩm được đặt trong, hoặc trong tầm nhìn từ, một nơi công cộng”. Như vậy, một công trình đã được xây dựng thì quyền tác giả sẽ không bao gồm quyền yêu cầu ngưng xây dựng hoặc tháo dỡ. Nói cách khác, việc tác giả yêu cầu tháo dỡ công trình xâm phạm quyền tác giả sẽ không được chấp nhận.

                         

    * Pháp luật Thuỵ Điển:

    Pháp luật Thụy Điển về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc bị xâm phạm theo hướng bắt buộc cá nhân xâm phạm phải giao nộp lại cho tác giả hoặc người thừa kế của tác giả dù cho bất cứ lý do gì. Tuy nhiên Tòa án không bắt buộc tháo dỡ, sửa đổi các công trình đã tiến hành xây dựng. Cụ thể, Điều 55 Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển quy định như sau:

    “Người nào tiến hành các hành vi liên quan đến việc vi phạm hoặc xâm phạm theo Điều 53, dù có lý do chính đáng hay không chính đáng đều phải giao nộp lại cho tác giả hoặc người thừa kế của tác giả các thiết bị liên quan đến việc vi phạm hoặc xâm phạm. Tương tự cũng áp dụng đối với bản chữ, bản khắc in, khuôn đúc nặn, hoặc các thiết bị tương tự có thể sử dụng để sản xuất ra các vật thuộc các thể loại đã được đề cập đến.

    Thay vì ban hành lệnh phải giao nộp lại như nêu trong đoạn 1, theo yêu cầu của tác giả hoặc người thừa kế của tác giả, liên quan đến những gì được coi là có lý do, Toà án có thể ra lệnh là những vật này sẽ bị tiêu huỷ hoặc sửa đổi theo các cách thức đặc biệt hoặc các biện pháp khác sẽ được tiến hành để ngăn chặn việc sử dụng không được phép. […]. Những quy định của đoạn 1 và 3 không được áp dụng đối với những người có được tài sản hoặc quyền đối với tài sản đó một cách hợp pháp, cũng như trường hợp liên quan đến công trình xây dựng một tác phẩm kiến trúc”.

    Như vậy, các quyền tác giả tác phẩm kiến trúc là không tuyệt đối. Quy định này xuất phát từ những thiệt hại phát sinh từ việc tháo dỡ công trình này, đồng thời lỗi xuất phát từ phía bên thi công chứ không hoàn toàn từ chủ sở hữu công trình. Do vậy, pháp luật Thụy Điển và Hoa Kỳ quy định theo hướng như trên là hợp lý, bởi lẽ ngoài biện pháp bắt buộc tháo dỡ công trình thì còn rất nhiều biện pháp khác có thể bảo vệ quyền, lợi ích của tác giả như: quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (cả mặt vật chất lẫn tinh thần), để tên tác giả thay vì tên kiến trúc sư đã xâm phạm quyền,…

    Thông qua việc tham khảo những quy định của pháp luật nước ngoài đối với quyền tác giả về tác phẩm kiến trúc sẽ giúp pháp luật Sở hữu trí tuệ nước ta được hoàn thiện hơn, rõ ràng hơn.


    [1] Điều 101 Luật Bản quyền của Hoa Kỳ

     

     
    8532 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    NIDECCOPAL (08/05/2021) thanh471998@gmail.com (15/01/2020) minhpgddx (21/01/2019) everwin (31/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593586   02/11/2022

    Quy định của pháp luật các nước về "tác phẩm kiến trúc"

    Cộng hòa Ailen là một quốc đảo nằm ở phía tây bắc châu Âu. Garda Síochána na hÉireann (Những người bảo vệ hòa bình của Ailen), thường gọi là Gardaí, là lực lượng cảnh sát dân sự của Cộng hòa Ailen. Lực lượng này chịu trách nhiệm về toàn bộ các khía cạnh kiểm soát dân sự, cả về lãnh thổ và hạ tầng. Hầu hết các thành viên mặc đồng phục thường không mang vũ khí, việc khống chế tiêu chuẩn theo truyền thống được tiến hành chỉ với dùi cui và bình xịt hơi cay.

     
    Báo quản trị |  
  • #593600   02/11/2022

    Quy định của pháp luật các nước về "tác phẩm kiến trúc"

    Cảm ơn các thông tin hữu ích từ bài viết. có thể thấy quy định pháp luật về "tác phẩm kiến trúc" ở mỗi quốc gia sẽ có sự khác biệt. Mỗi quốc gia có một quan điểm riêng của họ về luật sở hữu trí tuệ. Việc tìm hiểu và tham khảo các thông tin về quy định về sở hữu trí tuệ của các nước sẽ giúp Việt Nam tiếp thu và hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của mình.

     
    Báo quản trị |