Quy định các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan điện tử không được khai bổ sung

Chủ đề   RSS   
  • #614719 01/08/2024

    nguyenduy303
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 2977
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 61 lần


    Quy định các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan điện tử không được khai bổ sung

    Chỉ tiêu trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung và các trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC).

    1. Chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan điện tử không được khai bổ sung

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC), người khai hải quan được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan trong các trường hợp quy định. Tuy nhiên các chỉ tiêu thông tin sau trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung (các chỉ tiêu này được quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC) bao gồm:

    - Đối với tờ khai nhập khẩu:

    + Mã loại hình; Mã phân loại hàng hóa;

    + Mã hiệu phương thức vận chuyển: (trừ trường hợp quy định tại khoản điểm b khoản 3 Điều 82 Thông tư này);

    + Cơ quan Hải quan; Mã người nhập khẩu; Mã đại lý hải quan.

    - Đối với tờ khai xuất khẩu:

    + Mã loại hình; Mã phân loại hàng hóa;

    + Mã hiệu phương thức vận chuyển;

    + Cơ quan Hải quan; Mã người nhập khẩu; Mã đại lý hải quan.

    - Trường hợp giải phóng hàng (BP):

    + Mã loại hình; Mã phân loại hàng hóa; Mã hiệu phương thức vận chuyển;

    + Cơ quan Hải quan; Mã người nhập khẩu; Mã người xuất khẩu; Mã đại lý hải quan;

    + Số vận đơn; Số lượng; Tổng trọng lượng hàng (Gross); Phương tiện vận chuyển;

    + Ngày hàng đến; Địa điểm dỡ hàng; Địa điểm xếp hàng; Số lượng container;

    + Phân loại hình thức hóa đơn; Số tiếp nhận hóa đơn điện tử; Mã lý do đề nghị BP;

    + Mã ngân hàng bảo lãnh; Năm phát hành bảo lãnh; Ký hiệu chứng từ bảo lãnh; Số chứng từ bảo lãnh.

    Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan được khai hoặc không được khai bổ sung theo quy định trên. Đối với tờ khai nhập khẩu hoặc tờ khai xuất khẩu lưu ý sự khác nhau ở chỉ tiêu mã hiệu phương thức vận chuyển và mã người nhập khẩu, mã người xuất khẩu.

    2. Quy định các trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

    Tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định các trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

    - Đối với khai bổ sung trong thông quan:

    + Người khai hải quan, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan;

    + Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định;

    + Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, không phù hợp giữa thực tế hàng hóa, hồ sơ hải quan với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thì bị xử lý theo quy định.

    - Đối với khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan:

    Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:

    + Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;

    + Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định.

    Như vậy, người khai hải quan, người nộp thuế có thể thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình thông quan, hoặc đã được thông quan theo quy định trên, tuy nhiên còn phải phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể để xác định xem việc khai bổ sung này có bị xử lý hay không. Ngoài ra, thủ tục khai bổ sung trong các trường hợp được quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC (nội dung được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC).

     
    142 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận