Quốc có quốc pháp, gia có gia quy được hiểu là gì? Hiến pháp mới nhất tại Việt Nam hiện nay?

Chủ đề   RSS   
  • #613326 27/06/2024

    Quốc có quốc pháp, gia có gia quy được hiểu là gì? Hiến pháp mới nhất tại Việt Nam hiện nay?

    Câu nói "Quốc có quốc pháp, gia có gia quy" được hiểu như thế nào? Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Hiến pháp có phải là đạo luật cơ bản của nước ta hay không? Hiến pháp mới nhất tại Việt Nam hiện nay là hiến pháp nào?

    Quốc có quốc pháp, gia có gia quy được hiểu là gì? Hiến pháp mới nhất tại Việt Nam hiện nay là hiến pháp nào?

    Theo đó, "Quốc có quốc pháp, gia có gia quy" là câu nói thể hiện phép tắc, luật pháp của quốc gia và nề nếp, quy định của mỗi gia đình. Cụ thể:

    - Quốc pháp: Là luật pháp của quốc gia, quy định những hành vi được phép và không được phép, đảm bảo trật tự và sự phát triển chung của đất nước.

    - Gia quy: Là những quy tắc, nếp sống, truyền thống tốt đẹp của mỗi gia đình, góp phần tạo nên nền tảng đạo đức và sự gắn kết trong gia đình.

    Ngoài ra, câu nói "Quốc có quốc pháp, gia có gia quy" còn mang ý nghĩa pháp luật là nền tảng cho sự ổn định và phát triển của quốc gia, giúp mọi người tuân thủ, hành động đúng đắn và công bằng. Còn gia đình là tế bào nhỏ nhất của xã hội, gia quy góp phần hình thành nhân cách, rèn luyện đạo đức và lối sống tốt đẹp cho các thành viên.

    Tại Việt Nam, Hiến pháp mới nhất hiện nay là Hiến pháp 2013 - Hiến pháp của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, đồng bộ cả về kinh tế, chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phát triển và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.

    Theo Điều 119 Hiến pháp 2013 có quy định Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

    Hiến pháp do cơ quan nào ban hành?

    Căn cứ tại Điều 70 Hiến pháp 2013 có quy định Hiến pháp do Quốc hội ban hành và sửa đổi. Ngoài ra, Quốc hội còn có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

    - Làm luật và sửa đổi luật.

    - Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

    - Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

    - Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

    - Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước.

    - Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

    - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.

    Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;

    - Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

    - Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật.

    - Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

    - Quyết định đại xá.

    - Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước.

    - Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.

    - Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.

    - Quyết định trưng cầu ý dân.

    Chủ tịch nước có quyền đề nghị làm Hiến pháp hay không?

    Căn cứ tại Điều 120 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:

    - Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

    - Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    ....

    Như vậy, Chủ tịch nước có quyền đề nghị làm Hiến pháp. Ngoài Chủ tịch nước còn có Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng có quyền đề nghị làm Hiến pháp.

    Tóm lại, "Quốc có quốc pháp, gia có gia quy" là lời nhắc nhở mỗi người về tầm quan trọng của pháp luật và việc tuân thủ pháp luật trong công tác xây dựng một xã hội văn minh, phát triển. Hiến pháp là nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển của đất nước, đồng thời là kim chỉ nam cho mục tiêu, đường lối hoạt động của nhà nước, xã hội mà người dân và các cơ quan, tổ chức phải tuân theo.

     
    1072 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận