Chào bạn:
Theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của liên Bộ Lao động -Thương binh và xã hội; Bộ ytế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh như sau:
3. Bộ phận y tế
3.1. Tổ chức
- Tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức bộ phận hoặc bố trí cán bộ làm công tác y tế doanh nghiệp bảo đảm thường trực theo ca sản xuất và sơ cứu, cấp cứu có hiệu quả. Số lượng và trình độ cán bộ y tế tuỳ thuộc vào số lao động và tính chất đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Các doanh nghiệp có nhiều yếu tố độc hại:
- Các doanh nghiệp có dưới 150 lao động phải có 1 y tá;
- Các doanh nghiệp có từ 150 đến 300 lao động phải có ít nhất một y sĩ (hoặc trình độ tương đương);
- Các doanh nghiệp có từ 301 đến 500 lao động phải có một bác sĩ và một y tá;
- Các doanh nghiệp có từ 501 đến 1000 lao động phải có một bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có một y tá;
- Các doanh nghiệp có trên 1000 lao động phải thành lập trạm y tế (hoặc ban, phòng) riêng.
b) Các doanh nghiệp có ít yếu tố độc hại:
- Các doanh nghiệp có dưới 300 lao động ít nhất phải có một y tá;
- Các doanh nghiệp có từ 300 đến 500 lao động ít nhất phải có một y sĩ và một y tá;
- Các doanh nghiệp có từ 501 đến 1000 lao động ít nhất phải có một bác sĩ và một y sĩ;
- Các doanh nghiệp có trên 1000 lao động phải có trạm y tế (hoặc ban, phòng) riêng.
Trong trường hợp thiếu cán bộ y tế có trình độ theo yêu cầu thì có thể hợp đồng với cơ quan y tế địa phương để đáp ứng việc chăm sóc sức khoẻ tại chỗ.
3.2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức huấn luyện cho người lao động về cách sơ cứu, cấp cứu; mua sắm, bảo quản trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu và tổ chức tốt việc thường trực theo ca sản xuất để cấp cứu kịp thời các trường hợp tai nạn lao động;
- Theo dõi tình hình sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, tổ chức khám bệnh nghề nghiệp;
- Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và phối hợp với bộ phận bảo hộ lao động tổ chức việc đo đạc, kiểm tra, giám sát các yếu tố có hại trong môi trường lao động, hướng dẫn các phân xưởng và người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh lao động;
- Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động và môi trường lao động;
- Theo dõi và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật (cơ cấu định lượng hiện vật, cách thức tổ chức ăn uống) cho những người làm việc trong điều kiện lao động có hại đến sức khoẻ;
- Tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong doanh nghiệp;
- Thực hiện các thủ tục để giám định thương tật cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đăng ký với cơ quan y tế địa phương và quan hệ chặt chẽ để nhận sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ;
- Xây dựng các báo cáo về quản lý sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp.
3.3. Quyền hạn:
Ngoài các quyền hạn giống như của bộ phận bảo hộ lao động, bộ phận y tế còn có quyền:
- Được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của ngành y tế để giao dịch trong chuyên môn nghiệp vụ;
- Được tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.
Như vậy theo quy định của Thông tư 14/1998, công ty bạn bắt buộc phải có bác sỹ và y sỹ.
Thân.
Cập nhật bởi baocongdoan ngày 14/07/2011 08:44:53 CH
After the rain comes the sun!