Quản lý rừng bền vững là gì? Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #617141 03/10/2024

    phanthanhthao0301

    Mầm

    Vietnam --> Gia Lai
    Tham gia:10/11/2023
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Quản lý rừng bền vững là gì? Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững thế nào?

    Theo Luật Lâm nghiệp 2017: Quản lý rừng bền vững là gì? Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững thế nào? 06 Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp?

    Quản lý rừng bền vững là gì?

    Quản lý rừng bền vững được định nghĩa tại khoản 19 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.

    Quản lý rừng bền vững là gì?

    Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững thế nào?

    Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững được quy định tại Điều 27 Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể như sau:

    A. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm:

    (1) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan;

    (2) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;

    (3) Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn;

    (4) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng;

    (5) Giải pháp và tổ chức thực hiện.

    B. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ bao gồm:

    (1) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng tài nguyên rừng;

    (2) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;

    (3) Xác định chức năng phòng hộ của rừng;

    (4) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng;

    (5) Giải pháp và tổ chức thực hiện.

    C. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất bao gồm:

    (1) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên rừng; kết quả sản xuất, kinh doanh; đánh giá thị trường có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng;

    (2) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;

    (3) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương mại lâm sản;

    (4) Giải pháp và tổ chức thực hiện.

    Lưu ý: Trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy định như sau:

    - Chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;

    - Khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

    06 Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp?

    06 Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp được quy định tại Điều 4 Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể như sau:

    (1) Nhà nước có chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

    (2) Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

    (3) Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp.

    (4) Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất; giống cây trồng lâm nghiệp, phục hồi rừng, trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dịch vụ môi trường rừng; trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kết cấu hạ tầng; quản lý rừng bền vững; chế biến và thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.

    (5) Nhà nước khuyến khích sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; sản xuất lâm nghiệp hữu cơ; bảo hiểm rừng sản xuất là rừng trồng.

    (6) Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ.

    Tóm lại, quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.

     
    126 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận