Quản lý hộ tịch

Chủ đề   RSS   
  • #5891 07/07/2008

    Hoangdong_28

    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:13/03/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quản lý hộ tịch

    Toi muon tim van ban luat quy dinh viec dang ky ho tich, cai chinh tu dan toc han sang dan toc hoa; vi co truong hop gia dinh co den 3 the he truoc day da dang ky la dan toc han, co nhieu loai giay to nhu: so thuong binh, quyet dinh ra quan, bang tot nghiep... deu la dan toc han cua uy ban hanh chinh truoc day cap va gan day 2003 van duoc dang ky khai sinh cho con theo dan toc cua cha theo Nghi dinh 83 cua Chinh phu (nay la Nghi dinh 158/CP). Nhung lai khong nhap duoc ho khau vi cong an cho rang minh khong co dan toc han, ma chi co dan toc hoa nen yeu cau doi lai (cai chinh lai dan toc) moi duoc dang ky ho khau da gay kho khan cho nguoi dan trong hoc tap va giao dich dan su... Hoi co van ban nao quy dinh viec cai chinh dan toc han sang dan toc hoa khong mong chi chi dum, xin tran trong cam on !
    Cập nhật bởi VietThuong ngày 10/03/2010 05:20:43 PM
     
    14313 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #5892   07/07/2008

    honeybee
    honeybee
    Top 500
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (129)
    Số điểm: 8789
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    xác định lại dân tộc

    Trường hợp cua bạn có thê tham khảo tại Thông tư số 01/2008/TT-BTP về việc đăng ký và quản lý hộ tịch do Bộ Tư pháp ban hành để hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.

    5. Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch

    a) Đối với những trường hợp đã đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đã đăng ký hộ tịch từ thời kỳ Pháp thuộc, hay thời kỳ chính quyền Ngụy Sài Gòn, hiện chỉ có 01 sổ đăng ký hộ tịch lưu tại Sở Tư pháp, thì Sở Tư pháp, nơi đang lưu sổ hộ tịch cũng có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch.

    b) Đối với những trường hợp đã đăng ký khai sinh tại Sở Tư pháp theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, thì Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký khai sinh cũng có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

    c) Đối với trường hợp cải chính ngày, tháng, năm sinh; thì ngày, tháng, năm sinh ghi trong Giấy khai sinh hiện tại của người có yêu cầu cải chính là căn cứ tính tuổi để xác định thẩm quyền giải quyết yêu cầu cải chính.

    d) Trong trường hợp đương sự xuất trình Giấy khai sinh được cấp từ thời kỳ Pháp thuộc, hay thời kỳ chính quyền Ngụy Sài Gòn để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, thì phải làm thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh mới (nếu Sổ đăng ký khai sinh trước đây còn lưu trữ) hoặc làm thủ tục đăng ký lại việc sinh (nếu Sổ đăng ký khai sinh không còn lưu trữ). Bản chính Giấy khai sinh mới được dùng để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch. Giấy khai sinh cũ phải được thu hồi và lưu trữ.

    đ) Công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước thường trú, đã ghi chú vào sổ hộ tịch việc khai sinh; kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định tại Mục 4 Chương III Nghị định số 158/2005/NĐ-CP mà có yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, thì cũng được giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Mục 7 Chương II của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Mục này.

    Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch trong trường hợp này được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi đã ghi chú vào sổ các việc hộ tịch.

    e) Trong trường hợp công dân Việt Nam đã đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, sau đó về nước cư trú mà có yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, thì cũng được thực hiện theo quy định tại Mục 7 Chương II của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Mục này.

    Thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch trong trường hợp này được xác định như sau:

    - Việc thay đổi, cải chính hộ tịch (cho người dưới 14 tuổi), bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi, được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự cư trú.

    - Việc thay đổi, cải chính hộ tịch (cho người từ đủ 14 tuổi trở lên), xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi, được thực hiện tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), nơi đương sự cư trú.

    Sau khi đã thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao thông báo tiếp cho Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước mà đương sự đã đăng ký hộ tịch thực hiện việc ghi chú vào sổ hộ tịch. Trường hợp sổ hộ tịch đã chuyển lưu 01 quyển tại Bộ Ngoại giao, thì Bộ Ngoại giao cũng thực hiện việc ghi chú các thay đổi này.

    g) Việc cải chính nội dung trong bản chính Giấy khai sinh, đặc biệt là cải chính ngày, tháng, năm sinh, chỉ được giải quyết đối với những trường hợp có đủ cơ sở để xác định rằng khi đăng ký khai sinh có sự sai sót do ghi chép của cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc do đương sự khai báo nhầm lẫn. Trường hợp yêu cầu cải chính nội dung trong bản chính Giấy khai sinh do đương sự cố tình sửa chữa sai sự thật đã đăng ký trước đây để hợp thức hóa hồ sơ, giấy tờ cá nhân hiện tại, thì không giải quyết.

    h) Trong trường hợp Giấy khai sinh của một người chỉ ghi năm sinh, không ghi ngày, tháng sinh, mà có yêu cầu bổ sung, thì ngày, tháng sinh được ghi theo Giấy chứng sinh; nếu không có Giấy chứng sinh, thì ngày, tháng sinh được xác định như sau:

    - Đối với người chưa có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ghi về ngày, tháng sinh, thì ngày, tháng sinh được xác định theo văn bản cam đoan của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi); hoặc theo lời khai của người yêu cầu bổ sung, có xác nhận của người làm chứng (đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên).

    - Đối với những người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên mà trong các hồ sơ, giấy tờ đã ghi thống nhất về ngày, tháng sinh, thì xác định theo ngày, tháng sinh đó. Trường hợp ngày, tháng sinh ghi trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên.

    - Trong trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh theo hướng dẫn trên đây, thì ngày, tháng sinh là ngày 01 tháng 01.

    i) Trong trường hợp sổ đăng ký hộ tịch còn lưu được ở cả Uỷ ban nhân dân cấp xã và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thì đương sự có quyền lựa chọn thực hiện yêu cầu bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

    Việc thông báo và ghi vào sổ hộ tịch sau khi thực hiện việc bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch được thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.

    k) Mọi ghi chú về thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch đều phải được đóng dấu của cơ quan thực hiện việc ghi chú vào phần nội dung ghi chú trong sổ hộ tịch và mặt sau của bản chính giấy tờ hộ tịch. Đối với việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thì do Trưởng Phòng hoặc Phó trưởng phòng Tư pháp thực hiện việc ghi chú và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

     
    Báo quản trị |  
  • #6615   31/03/2009

    nvthostudent
    nvthostudent

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có Giá Trị pháp lý cao nhất?


    Để chúng minh cũng như xác định quan hệ cha, me, con thị loại chứng thư hộ tịch nào là có giá trị cao nhất? Theo Nghị định 158/2005/ND-CP thì Giấy khai Sinh là chứng thư hộ tịch gốc. Vậy có xem là có giá trị cao nhất trong mọi trường hợp khi xác nhận cha, mẹ, con? Có văn bản pháp luật nào hướng dẫn về vấn đè này không?
    Xin cảm on!!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #6616   31/03/2009

    rongcon83
    rongcon83
    Top 500
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1347
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    giấy tờ hộ tịch nào có giá trị cao nhất

    Về mặt giấy tờ, để xác định cha, mẹ, con thì Theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP: Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
    Tuy nhiên, theo tôi không phải chỉ căn cứ vào giấy khai sinh là đã có thể xác định được cha, mẹ, con (xác định về mặt huyết thống) cụ thể là trong những trường hợp (vụ án) về xác định cha, mẹ cho con và ngược lại thì cần phải giám định ADN mơi xác định được.

     
    Báo quản trị |  
  • #26376   04/04/2009

    diketoan_thienphu
    diketoan_thienphu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mau dang ky tam tu ,tam vang

    xin qui khách nào có mẫu đăng ký tạm vắng tạm tú cho mình nhé
     
    Báo quản trị |  
  • #26377   03/04/2009

    rongcon83
    rongcon83
    Top 500
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1347
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    mẫu giấy đăng ký tạm trú, tạm vắng

    Bạn tham khỏa ở Quyết định số 698/2007/QĐ-BCA(C11) về việc ban hành các biểu mẫu để sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú do Bộ Công an ban hành 01/07/2007.

     
    Báo quản trị |  
  • #26378   04/04/2009

    tuanlawyersonla
    tuanlawyersonla

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2009
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tạm Trú tạm vắng

    Tôi cho học sinh, sinh viên thuê trọ nhiều nên hay làm đăng ký tạm trú cho những người này. Theo tôi, bạn không cần mất công tìm kiếm làm gì vì bạn có thể đến nơi đăng ký tạm trú tại địa phương bạn để xin mẫu, đồng thời bạn sẽ được cán bộ ở đây hướng dẫn thủ tục đăng ký luôn.
     
    Báo quản trị |  
  • #6460   08/12/2008

    thanhvd
    thanhvd

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tìm giúp văn bản luật

    làm ơn cho tôi Nghị định số 158/2005/NĐ- CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch. (tôi đã tìm nhiều nơi mà không có). Xin trân trọng cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #6461   04/12/2008

    hoanglsu
    hoanglsu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Bạn vào thuvienphapluat.com nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #6462   08/12/2008

    thanhvd
    thanhvd

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tôi xin trân trọng cảm ơn Luật sư
     
    Báo quản trị |  
  • #7011   29/09/2009

    buivuha
    buivuha

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Thế nào là "cá nhân, tổ chức nước ngoài"?

    $0Tôi xin hỏi một vấn đề như sau: nhiều văn bản sử dụng cụm từ "cá nhân, tổ chức nước ngoài" nhưng để hiểu cụ thể về cụm từ này thì tôi không tìm được văn bản, định nghĩa nào chính thống. Các bạn có thể giúp tôi xem văn bản nào quy định, giải thích thế nào là cá nhân, tổ chức nước ngoài (cách hiểu chúng nhất, áp dụng thống nhất)không?$0 $0Cảm ơn các bạn!$0 $0
    Cập nhật bởi buivuha vào lúc 29/09/2009 09:44:45
     
    Báo quản trị |  
  • #7012   29/09/2009

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    hộ tịch

    những người-cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt nam hoặc nước ngoài nhưng có quốc tịch Việt Nam là người Việt Nam. Những cơ quan tổ chức được thành lập theo luật doanh nghiệp việt nam là tổ chức Việt nam.Còn lại là cá nhân nước ngoài và tổ chức nước ngoài.

    điều này được quy định trong nhiều văn bản từ luật dân sự, hình sự, luật doanh nghiệp, luật quốc tịch...

    vì vậy đối với từng trường hợp cụ thể tôi sẽ giải thích rõ hơn

    Chúc bạn hiểu!

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |