Quản lý hồ sơ theo dõi máy phát điện do Cục Dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý cần điều kiện gì?

Chủ đề   RSS   
  • #606807 14/11/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1703 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Quản lý hồ sơ theo dõi máy phát điện do Cục Dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý cần điều kiện gì?

    Máy phát điện do Cục Dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý cần đáp ứng những điều kiện gì về quản lý kho và phòng chống cháy nổ, bão lụt và an toàn lao động. Theo đó, máy phát điện do Cục Dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý cần tuân theo các quy chuẩn được quy định ở QCVN 02:2008/BTC.

    Hồ sơ theo dõi và quản lý hồ sơ

    Trong đó, về hồ sơ theo dõi và quản lý hồ sơ của máy phát điện được quy định như sau:

    (1) Thẻ kho

    Mỗi lô máy phát điện khi nhập kho xong phải được lập một thẻ kho ghi rõ số lượng, chủng loại, nguồn gốc máy và ngày tháng năm nhập kho.

    Thẻ kho phải bảo đảm đúng các quy định hiện hành về chế độ kế toán, thống kê và thường xuyên cập nhập đầy đủ các thông tin về số lượng khi xuất, nhập kho.

    (2) Sổ theo dõi công tác bảo quản

    Sổ nhật ký bảo quản phải được thiết kế theo mẫu thống nhất và đảm bảo tính pháp lý. Các sổ nhật ký kế tiếp nhau phải được lưu giữ theo từng máy đến khi máy xuất kho.

    Thủ kho bảo quản máy phát điện phải ghi chép đầy đủ các diễn biến về chất lượng, công việc bảo quản, các hư hỏng phát sinh và kết quả xử lý cho từng máy phát trong thời gian lưu kho. Định kỳ ba tháng một lần, thủ trưởng Tổng kho phải kiểm tra và ghi nhận xét đánh giá công tác bảo quản vào sổ nhật ký bảo quản.

    (3) Các hồ sơ khác có liên quan trong quá trình bảo quản

    -Biên bản xác định sự cố kỹ thuật: Mọi hư hỏng hoặc mất mát phụ tùng, chi tiết máy phát sinh trong quá trình lưu kho đều phải lập biên bản. Nội dung biên bản phản ánh rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cá nhân liên quan và các biện pháp khắc phục, sửa chữa hoặc thay thế.

    - Biên bản sửa chữa, thay thế chi tiết: Mọi sự cố kỹ thuật của máy phát điện hoặc chi tiết máy bị mất, bị hư hỏng sau khi sửa chữa hoặc thay mới đều phải lập biên bản. Nội dung biên bản phản ánh rõ chất lượng công việc đã hoàn thành.

    - Biên bản bảo quản định kỳ: Sau mỗi lần nổ máy định kỳ vận hành phát điện thử tải phải lập biên bản nghiệm thu kết quả. Nội dung của biên bản phản ánh rõ tình trạng chất lượng máy phát.

    - Quản lý, cất giữ hồ sơ

    Hồ sơ gồm sổ nhật ký bảo quản, các biên bản xác định sự cố kỹ thuật; sửa chữa, thay thế chi tiết máy và biên bản bảo quản định kỳ được quản lý theo quy định và cất giữ tại kho đang bảo quản máy. Sau khi xuất kho, các tài liệu này được lưu tại Tổng kho theo các quy định về lưu giữ hồ sơ.

    Phòng chống cháy nổ, bão lụt và an toàn lao động

    (1) Kho bảo quản máy phát điện phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy nổ và có phương án tổ chức công tác phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành.

    (2) Tuyệt đối chấp hành các cảnh báo chống cháy, nổ nhiên liệu và an toàn lao động theo tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khi vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy phát.

    (3) Mỗi điểm kho có bảo quản máy phát điện phải có bơm nước chống úng, ngập nước khi có mưa, lũ. Tuyệt đối không để máy phát bị ngập nước.

    (4) Trong quá trình bảo quản phải chấp hành quy trình kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng máy phát. Không thực hiện các công việc kỹ thuật khi chưa hiểu kỹ nguyên tắc vận hành cũng như nguyên nhân các sự cố kỹ thuật.

    (5) Công nhân kỹ thuật, thủ kho bảo quản khi làm việc phải được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động (giầy, mũ, găng tay, kính bảo hộ...). Không mặc quần áo rộng hoặc đeo các vật trang sức khi vận hành, bảo dưỡng máy phát.

    (6) Phòng chống bỏng và giật điện, trong lúc máy phát hoạt động không sờ tay vào chi tiết máy, các dây dẫn điện. Mọi công việc sửa chữa bảo dưỡng chỉ thực hiện khi máy dừng hoạt động và nguội.

    Khi tháo các nắp đậy của bầu lọc, ổ chứa dầu, bình áp suất, các lỗ xả dầu, lỗ thông áp và két nước làm mát…phải vặn từ từ, xả hết áp suất bên trong rồi mới tháo hẳn nắp đậy ra; tránh để chất lỏng nóng văng ra dưới áp lực lớn gây bỏng.

    Trên đây là một số điều kiện cần đảm bảo đối với máy phát điện do Cục Dự trữ quốc gia tiếp quản tại QCVN 02:2008/BTC.

     
    436 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận