Quản lý giáo dục

Chủ đề   RSS   
  • #6027 18/06/2009

    phuongvd

    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 430
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quản lý giáo dục

    Tôi muốn biết quy chế xét tuyển công chức ngành giáo dục năm 2008. Và các quy định về con em dân tộc thiểu số (có số quy định và ngày ban hành quy định). rất mong sớm có câu trả lời.
    Cập nhật bởi VietThuong ngày 13/03/2010 03:56:59 PM
     
    34776 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #6028   27/08/2008

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


                   ỦY BAN NHÂN DÂN                                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

              THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH                                        Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

            SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                                                                          

                   Số: 1307/GDĐT-TC                                       TP.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 06  năm 2008.

     Về tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2008- 2009.

                                                                      Kính gởi : - Trưởng phòng Giáo dục Q-H;

                                                                                      - Hiệu trưởng các trường THPT;

                                                                                      - Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở;

     

    Để chuẩn bị đội ngũ giáo viên bổ sung cho năm học 2008 - 2009, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức xét tuyển và thi tuyển viên chức ngành giáo dục và đào tạo năm học 2008-2009 như sau:

    A.Nhu cầu bổ sung giáo viên :

    -           Giáo viên mầm non :                                              988 người.

    -           Giáo viên tiểu học :                                               876 người.

    -           Giáo viên chuyên biệt :                                          36 người.

    -           Giáo viên trung học cơ sở :                                     1316 người.

    -           Giáo viên trung học phổ thông :                             882 người.

    -           Giáo viên CĐ, TH chuyên nghiệp :                           95 người

    -           Tăng cường ngoại ngữ bậc tiểu học :                      129 người (Anh: 114, Hoa :15)

      Tổng cộng :              4322 người

     

    B.Thủ tục xét tuyển:

    1/ Nguyên tắc tuyển dụng :

    -         Việc tổ chức tuyển dụng đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, thực hiện chính sách ưu tiên theo quy định hiện hành;

    -         Mọi công dân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đều được tham gia tuyển dụng vào làm giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và các trung tâm giáo dục thường xuyên;

    -         Những người được tuyển dụng phải đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ và được bố trí đúng việc;

    -         Tổ chức tuyển dụng phải thông qua Hội đồng tuyển dụng;

    -         Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự tuyển không được tham gia vào Hội đồng tuyển dụng.

     

     

    2/ Hình thức tuyển dụng :

    -         Xét tuyển : Ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức xét tuyển đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và các trung tâm giáo dục thường xuyên; 

    -         Thi tuyển : Ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi tuyển đối với giáo viên dạy các lớp tăng cường ngoại ngữ bậc tiểu học (tiếng Anh, tiếng Hoa).

    -         Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo còn tổ chức xét tuyển đối với các giáo viên tâm lý giáo dục (làm công tác tư vấn tâm lý giáo dục trong trường học); chuyên viên pháp chế công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo; giáo viên dạy các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh dạy bằng tiếng Anh căn cứ vào kết quả tốt nghiệp toàn khóa và phỏng vấn trực tiếp theo yêu cầu công việc.

     

    3/ Điều kiện tuyển dụng :

    Người dự tuyển làm giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên phải có đủ các điều kiện sau :

    -         Là công dân Việt Nam, có nơi thường trú tại Việt Nam; có nguyện vọng làm giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên.

    -         Tuổi đời của người dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến dưới 45 tuổi;

    -         Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ;

    -         Có phẩm chất đạo đức, đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định hiện hành tương ứng với ngạch giáo viên dự tuyển. Cụ thể :

    +       Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học phải có bằng trung cấp sư phạm ;

    +       Giáo viên trung học cơ sở phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

    Lưu ý : giáo viên tốt nghiệp cao đẳng sau đó học nâng cao lên đại học không chính quy chỉ được dự tuyển bậc trung học cơ sơ.

    +       Giáo viên trung học phổ thông phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

    +       Đối với ứng viên dự tuyển giáo viên tư vấn tâm lý phải có bằng đại học sư phạm khoa tâm lý giáo dục;

    +       Gio viên dạy các môn Tóan, Lý, Hóa, Sinh dạy bằng tiếng Anh phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đúng chuyên ngành giảng dạy và bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành ngoại ngữ;

    +       Chuyên viên pháp chế phải có bằng tốt nghiệp đại học luật .

    -         Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

     

    4/ Ưu tiên trong tuyển dụng :

    Ưu tiên trong tuyển dụng các trường hợp sau đây :

    -       Người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng;

    -       Người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở các các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng;

    -       Người tình nguyện phục vụ vùng sâu, vùng xa đối với những bộ môn theo nhu cầu (bảng nhu cầu tình nguyện đính kèm);

    -       Người dân tộc thiểu số, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, con liệt sĩ, con ruột của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất hóa học; con anh hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động; bản thân là thương binh;

    -       Con thương binh, con bệnh binh, con người hoạt động cách mạng;

    -       Người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ; cán bộ, công chức cấp xã có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức cấp xã từ ba năm trở lên;

    -       Người dự tuyển nếu thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được xét 01 diện ưu tiên cao nhất.

    5/ Hồ sơ dự tuyển :

    Hồ sơ của người xin dự tuyển gồm có :

    1.      Đơn xin xét tuyển giáo viên có dán  ảnh 4 x 6 (theo mẫu);

    2.      Sơ yếu lý lịch có dán ảnh, có xác nhận của chính quyền địa phương (theo mẫu  2a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ);

    3.      Bản sao sổ hộ khẩu tại Tp Hồ Chí Minh có xác nhận của chính quyền địa phương; trường hợp không có hộ khẩu tại Tp Hồ Chí Minh thì phải đăng ký tạm trú dài hạn và đăng ký tình nguyện (theo bảng đăng ký tình nguyện đính kèm);

    4.      Bản sao giấy khai sinh hợp lệ;

    5.      Bản sao bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp có xác nhận sao y của trường đào tạo;

    6.      Bản sao học bạ hoặc bảng kết quả học tập phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển;

    7.      Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp (có giá trị trong 6 tháng);

    8.      Bản sao chứng minh nhân dân;

    9.      Các loại giấy chứng nhận thuộc diện hưởng ưu tiên trong tuyển dụng (nếu có).

    Nếu là giáo viên đã từng giảng dạy đúng ngạch dự tuyển, có tham gia quá trình BHXH,  đã nghỉ việc phải được bảo lưu quá trình đóng BHXH không quá 6 tháng tính đến ngày 01/9/2008,  yêu cầu bổ sung hồ sơ :

    a.       Bản sao Quyết định thôi việc ;

    b.      Bản sao sổ BHXH;

    c.      Bản sao quyết định lương được hưởng khi thôi việc;

    Tất cả các bản sao nêu trên đều phải mang theo bản chính để đối chiếu, xem xong bộ phận thu nhận hồ sơ trả lại ngay cho người dự tuyển.

    Các loại hồ sơ đều được sắp xếp theo thứ tự như trên và người xin dự tuyển trực tiếp đến nộp hồ sơ (không nhận hồ sơ do người khác nộp thay).

         6/ Thời gian, địa điểm thu nhận hồ sơ :

    a/ Thời gian phát hành hồ sơ, nhận hồ sơ :

    - Phát hành hồ sơ : Kể từ ngày 23/6/2008 :

    Người dự tuyển nhận hồ sơ trên mạng thông tin giáo dục (địa chỉ http://www.hcm.edu.vn, chọn Tổ chức cán bộ).

    - Nhập hồ sơ : Kể từ ngày 01/7/2008 đến ngày 15/7/2008 người dự tuyển nhận hồ sơ và tự nhập thông tin tuyển dụng của bản thân mình vào trang web tuyển dụng viên chức của Sở Giáo dục và Đào tạo, cách thức nhập thông tin xem hướng dẫn tại http://www.hcm.edu.vn, chọn Tổ chức cán bộ. In giấy xác nhận đã đăng ký dự tuyển qua mạng.

    b/ Thời gian nhận hồ sơ dự tuyển :

      Kể từ ngày 16/7/2008 đến 25/7/2008.

               Buổi sáng : Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ  (các ngày trong tuần).

       Địa điểm : Hội trường B-Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.

    Người dự tuyển phải mang theo giấy chứng minh nhân dân, giấy xác nhận đã đăng ký dự tuyển qua mạng và  các giấy tờ khác kèm bản chính để bộ phận thu nhận hồ sơ đối chiếu.

    c/ Dự kiến tổ chức thi tuyển giáo viên dạy các lớp tăng cường ngoại ngữ bậc tiểu học vào ngày 01/8/2008 (phát phiếu báo danh vào ngày 28,29/7/2008); thông báo kết quả xét tuyển và thi tuyển vào ngày 18/ 8/ 2008.

    Đề nghị người có nhu cầu dự tuyển và các đơn vị theo dõi thông báo chi tiết tại trang thông tin tuyển dụng, địa chỉ http://www.hcm.edu.vn, chọn Tổ chức cán bộ, kể từ ngày 24/6/2008./.

                                     

                                                                                       GIÁM  ĐỐC

      Nơi nhận :                                                                           (Đã ký)

        -  Như trên;                                                                              

         -  Lưu : VT,TC,                                               Huỳnh Công Minh

     
    Báo quản trị |  
  • #6029   27/08/2008

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


     
    Báo quản trị |  
  • #6030   18/09/2008

    denbiencoto1972
    denbiencoto1972

    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    về các văn bản xét tuyển viên chức ngành giáo dục

    Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho biết các văn bản qui định về xét tuyển viên chức ngành giáo dục áp dụng hiện nay?.
    Ở địa phương tôi khi xét tuyển viên chức ngành GD không tính ưu tiên cho người có bằng cấp cao hơn là đúng hay sai? ( Ví dụ như xét tuyển giáo viên tiểu học lại tuyển người có bằng THSP tiểu học chứ không tuyển người có bằng CDSP tiểu học vì điểm kết quả học tập của thí sinh có bằng trung cấp cao hơn thí sinh có bằng ĐẠi học? )
     
    Báo quản trị |  
  • #6031   18/06/2009

    trangkute
    trangkute

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tôi nghe nói năm 2010 sẽ không còn biên chế cho giáo viên tiểu học nữa.điều đó đúng không ạ? đồng thời tôi muốn biết thêm ở thái bình va hải phòng năm 2009 trường nào thiếu biên chế cho giáo viên.rất mong nhận được câu trả lời sớm ạ!
     
    Báo quản trị |  
  • #6577   09/02/2009

    tuyensinh
    tuyensinh

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:05/02/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tìm văn bản đối tượng được miễn, giảm học phí...

    tôi đang làm công tác tuyển sinh tại trường dạy nghề, xin tìm giúp tôi văn bản mới nhất quy định các đối tượng được miễn, giảm học phí, đặc biệt là các đối tượng được trợ cấp xã hội hàng tháng. theo quy định trước kia các học sinh được miễn học phí và nhà trường phải trợ cấp hàng tháng phải là người sống ở vùng cao từ 3năm trở lên, vậy danh sách các xã thuộc vùng cao mới nhất hiện nay là văn bản nào? học sinh sống ở khu vực đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 và bãi ngang ven biển, hải đảo có thuộc diện miễn học phí và được trợ cấp không? tìm giúp tôi các văn bản mới nhất có nội dung trên nhé. Tôi thấy các quy định cứ chồng chéo nhau cái ra sau bổ sung cho cái trước lại phải đi tìm các trước lắp vào thật bất tiện.
     
    Báo quản trị |  
  • #6578   13/02/2009

    rongcon83
    rongcon83
    Top 500
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1347
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    #ccc" align="left">Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGD&ĐT về việc thực hiện quyết định về chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 10/8/2005.
     
    Báo quản trị |  
  • #6626   31/03/2009

    QVinh77
    QVinh77

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Văn bản

    Tôi đang đi học cao học, tôi muốn mọi người tìm giúp cho văn bản hướng dẫn về chế độ cho giáo viên đi học của sở GD-ĐT hà nội

     
    Báo quản trị |  
  • #6627   31/03/2009

    PhuLawsoft0604
    PhuLawsoft0604

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2008
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    câu hỏi tương tự

    anh/chị có thể tham khảo chủ đề tương tự ở http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/?ct=TVQD&id=5003

     
    Báo quản trị |  
  • #6675   01/04/2009

    cun_gialai
    cun_gialai

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cùng suy nghỉ về một em học sinh

    Một em học sinh năm học này là lớp 12. Em này ngày từ đầu vào học đã là một học sinh có ý thức tốt, một học sinh có đầy triển vọng. Cả ba năm học em không hè vi phạm thậm chi còn được quí thầy cô và bạn bè hết lòng khen ngợi. Nhưng mọi việc trở nên xấu đi, ngày 26/03/2009 em đã là người trực tiếp gây ra vụ đánh nhau trong trường bởi em học sinh bị đánh lúc đầu đã có hiềm khích với em, kết quả một em học sinh khác bị bể đầu, Nhà trường kỉ luật em.
        Vạy cho tôi hỏi có những qui định nào để kỉ luật buộc thôi học một học sinh. Và trường hợp của em học sinh trên có bị buộc thôi học, em đang là học sinh 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp

     
    Báo quản trị |  
  • #6676   01/04/2009

    rongcon83
    rongcon83
    Top 500
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1347
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    văn bản để tham khảo

    Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 13/8/2007.

     
    Báo quản trị |  
  • #6218   13/10/2008

    ptc_2008
    ptc_2008

    Mầm

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2008
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 721
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Văn bản nào hướng dẫn mức thu nộp, quản lý và sử dụng khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở vật chất tai các trường học

    Kính nhờ các anh chị có ai biết Văn bản nào hướng dẫn mức thu nộp, quản lý và sử dụng khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở vật chất của học sinh tai các trường học chỉ cho em với.
    Em xin chân thành cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #6219   04/10/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần




    THÔNG TƯ

    LIÊN TỊCH BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO - TÀI CHÍNH
    SỐ 54/1998/TTLT-BGD&TC NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THU, CHI VÀ QUẢN LÝ HỌC PHÍ Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

     

    Thi hành Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Liên bộ Giáo và Đào tạo - Tài chính hướng dẫn việc thu, chi, quản lý học phí trong các trường và cơ sở giáo dục - đào tạo công lập như sau:

    I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

    1. Học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là khoản đóng góp của gia đình hoặc bản thân học sinh, sinh viên để cùng với Nhà nước đảm bảo các hoạt động giáo dục và đào tạo.

    2. Đối tượng thu học phí là học sinh, sinh viên đang học ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, trừ các đối tượng được miễn, giảm.

    3. Mức thu học phí trong khung học phí do Chính phủ quy định, được cơ quan có thẩm quyền công bố công khai vào đầu năm học.

    4. Ngoài học phí, các trường và cơ sở giáo dục và đạo tạo được phép thu lệ phí tuyển sinh theo các quy định hiện hành, các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông được thu tiền tham gia xây dựng trường theo Quyết định số 248/TTg ngày 22/11/1973 của Thủ tướng Chính phủ, mức thu do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

    #b20921; FONT-FAMILY: Arial">#0e1a92">THÔNG TƯ LIÊN TỊCH BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO - TÀI CHÍNH SỐ 54/1998/TTLT-BGD&TC NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THU, CHI VÀ QUẢN LÝ HỌC PHÍ Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

    Tôi chỉ tìm được văn bản này. Còn cái Quyết định 248/TTg ngày 22/11/1973 thì ... chịu, không thấy!


     
    Báo quản trị |  
  • #6220   08/10/2008

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    PhanAnhCuong viết:

    #b20921; FONT-FAMILY: Arial">
    Tôi chỉ tìm được văn bản này. Còn cái Quyết định 248/TTg ngày 22/11/1973 thì ... chịu, không thấy!




    Hì, tớ không rành lắm. Quyết định số 248-TTg về việc xây dựng trường sở thuộc ngành giáo dục do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/11/1973 có vẻ đã không còn phù hợp.


    Nhưng nếu anh PhanAnhCuong đã nhắc thì bạn có thể tham khảo tại đây

     
    Báo quản trị |  
  • #6221   08/10/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Cảm ơn BaoHacTu đã giúp. Không hiểu sao tôi đã tìm khắp nơi, kể cả trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật, kể cả trong thuvienphapluat của chúng ta nhưng không thấy. Vì khó vậy nên tôi xin phép copy về đây:

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    ******

    VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ********

    Số: 248-TTg

    Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 1973 

     

    QUYẾT ĐỊNH

    VỀ VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG SỞ THUỘC NGÀNH GIÁO DỤC.

     

    I. PHƯƠNG HƯỚNG, CHỦ TRƯƠNG VỀ XÂY DỰNG CÁC TRƯỜNG HỌC

    Sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ trong những năm qua phát triển với quy mô lớn và tốc độ nhanh, đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Tuy nhiên, những điều kiện vật chất cần thiết để bảo đảm chất lượng giáo dục thì còn quá thiếu thốn, nhiều địa phương phải tổ chức học nhiều ca, học sinh phải ngồi chen chúc, lớp học thiếu ánh sáng, mùa hè quá nóng bức, mùa đông quá rét, nhiều trường chưa có phòng thí nghiệm, vườn trường, xưởng trường, sân chơi, bãi tập… Giáo viên thiếu chỗ làm việc. Việc bảo quản bị buông lỏng. Tình trạng như trên cần được chấm dứt càng sớm càng tốt. Vì vậy việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho các trường mẫu giáo, phổ thông, sư phạm đã trở thành một vấn đề hết sức cấp bách, không những chỉ nhằm có đủ chỗ học cho học sinh mà còn phải nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục  và chuẩn bị một số điều kiện để thực hiện cải cách giáo dục trong thời gian tới.

    Căn cứ vào khả năng của ta hiện nay, cần phấn đấu để trong một thời gian tương đối ngắn tranh thủ xây dựng tất cả các trường học bằng gạch ngói, nửa kiên cố hoặc kiên cố, trước mắt bảo đảm học 2 ca, sau này từng bước sẽ tiến lên học hai buổi bình thường trong ngày.

    Trong những năm 1973-1975, cần huy động mọi khả năng để bảo đảm đủ trường sở cho học sinh học tập; chấm dứt tình trạng phải học 3 ca, 4 ca. Muốn vậy, phải nhanh chóng khôi phục những trường bị chiến tranh tàn phá, tích cực cải tạo các trường hiện có, bảo đảm đủ ánh sáng, không khí, thoáng mát về mùa hè, đủ ấm về mùa đông, đồng thời làm thêm những trường mới; cố gắng tranh thủ xây dựng trường nửa kiên cố hoặc kiên cố; những nơi chưa có điều kiện thì xây dựng bằng tre lá, nhưng phải đúng quy cách. Trong khi xây dựng trường sở, ngoài việc bảo đảm xây dựng các phòng học, phải tuỳ theo khả năng của từng địa phương mà tranh thủ lần lượt xây dựng những cơ sở khác của trường, như phòng thí nghiệm, thư viện, xưởng trường, vườn trường, nhà làm việc và nhà ở của giáo viên, sân chơi, bãi tập…

    Từ năm 1976 trở đi, cần đẩy mạnh tốc độ xây dựng bảo đảm tất cả các trường đều làm nửa kiên cố hoặc kiên cố, đồng thời hoàn thành việc xây dựng những cơ sở khác (ngoài những phòng học) của trường.

    Đi đôi với việc xây dựng trường sở, phải tích cực và từng bước giải quyết trang bị cần thiết cho trường học: bàn ghế, bảng đen, tủ, tranh ảnh, bản đồ, sách, đồ dùng dạy học, thí nghiệm, lao động, thể dục thể thao.

    Quy hoạch xây dựng trường sở phải kết hợp với quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. Việc thiết kế xây dựng, trang bị, thiết bị… cần phải quy định thành mẫu tiêu chuẩn và có quy hoạch chặt chẽ.

    II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

    A. Nguồn vốn xây dựng và phương hướng sử dụng nguồn vốn đó.

    Trong việc xây dựng các trường học của ngành giáo dục, cần kết hợp sự đóng góp hợp lý, tự nguyện của nhân dân với sự đầu tư thích đáng của Nhà nước.

    1. Nguồn vốn dành cho việc xây dựng các trường học của ngành giáo dục bao gồm:

    a) Sự đóng góp của nhân dân địa phương về công, tiền, vật liệu. Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục phối hợp nghiên cứu chính sách cụ thể huy động sự đóng góp này để trình Chính phủ thông qua vào tháng 12-1973;

    b) Toàn bộ số tiền học phí  thu được của học sinh phổ thông;

    c) Phần trích từ quỹ phúc lợi của nhà máy, công trường, nông trường, lâm trường và quỹ công ích của hợp tác xã;

    d) Phần vốn xây dựng cơ bản mà hàng năm Nhà nước dành cho việc xây dựng cơ bản của ngành giáo dục, theo một tỷ lệ thích đáng, phần trích trong tổng số vốn xây dựng cơ bản của các tỉnh, thành phố hàng năm cố gắng dành ít nhất 5%. Ngân sách của các xã cũng cần dành một số vốn theo tỷ lệ do Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố hướng dẫn.

    2. Phương hướng sử dụng các nguồn vốn trên đây vào việc xây dựng các loại trường học như sau:

    a) Việc tu bổ, mở rộng, xây dựng các trường lớp mẫu giáo, vỡ lòng, phổ thông cấp 1, cấp 2, do công trường, nông trường, lâm trường, nhà máy, hợp tác xã, khu phố đảm nhiệm bằng cách trích quỹ phúc lợi của nhà máy, công trường, nông trường, lâm trường, quỹ công ích của hợp tác xã cùng với sự đóng góp của nhân dân. Ngoài ra, ngân sách xã và ngân sách tỉnh, thành phố bổ trợ.

    b) Việc tu bổ, mở rộng, xây dựng các trường phổ thông cấp 3 do ngân sách tỉnh, thành phố đài thọ. Khi thật cần thiết cũng có thể huy động thêm một cách có mức độ sự đóng góp của nhân dân bằng những hình thức thích hợp.

    c) Đối với những khu kinh tế mới, những công trường, nông trường, lâm trường mới thành lập… Nhà nước sẽ cấp vốn xây dựng trường lớp mẫu giáo, vỡ lòng, phổ thông cấp 1, 2, 3 cùng với vốn xây dựng toàn bộ cơ sở đó.

    d) Việc xây dựng các trường sư phạm (đào tạo và bồi dưỡng) về mẫu giáo, phổ thông, bổ túc văn hóa của các tỉnh, thành phố thì do vốn xây dựng cơ bản của trung ương cấp (nếu ngân sách địa phương không có vốn để xây dựng ) Bộ Giáo dục cần sắp xếp lại cho hợp lý mạng lưới các trường sư phạm hiện nay ở các địa phương.

    e) Riêng đối với miền núi, nếu ngân sách của địa phương và sự đóng góp của nhân dân vẫn không đủ để xây dựng  các trường lớp mẫu giáo, phổ thông, thì ngân sách Nhà nước có trách nhiệm trợ cấp cho đủ.

    B. Việc quy hoạch xây dựng trường sở, thiết kế thi công và cung cấp nguyên liệu, vật liệu, xây dựng.

    Bộ Giáo dục cân hướng dẫn các Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố lập quy hoạch xây dựng trường sở của ngành ở địa phương và tổng hợp thành quy hoạch chung để trình Chính phủ và ghi vào kế hoạch Nhà nước.

    Bộ Xây dựng cùng với Bộ Giáo dục cần ban hành các bản thiết kế mẫu và quy định tiêu chuẩn sử dụng đất đai và vật liệu. Trên cơ sở kế hoạch của các địa phương, Ủy ban kế hoạch các cấp cần cân đối lực lượng thi công và vật liệu xây dựng cần thiết như gỗ, sắt thép, xi măng, than…để xây dựng và trang bị đủ cho trường học.

    Ủy ban hành chính các cấp có trách nhiệm lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường sở của ngành giáo dục ở địa phương. Cụ thể là:

    - Ủy ban hành chính các xã, thị trấn chỉ đạo việc xây dựng các trường mẫu giáo, vỡ lòng, các trường phổ thông cấp 1, cấp 2;

    - Uỷ ban hành chính các huyện, khu phố chỉ đạo việc xây dựng các trường  phổ thông cấp 3;

    - Ủy ban hành chính các tỉnh, thành phố chỉ đạo việc xây dựng các trường sư phạm (đào tạo và bồi dưỡng).

    Cần động viên và tổ chức tốt cho giáo viên và học sinh tham gia trồng cây lấy gỗ, làm gạch, ngói, vôi và góp phần xây dựng trường sở theo đúng chỉ thị số 237-TTg ngày 1-12-1970 của Thủ tướng Chính phủ.

    C. Việc bảo quản trường sở.

    Bảo quản nhà cửa, thiết bị của trường học là trách nhiệm chung của giáo viên, học sinh, trước hết là của Ban giám hiệu với sự giúp đỡ tích cực của chính quyền và nhân dân địa phương.

    Để tạo thêm điều kiện đưa việc quản lý nhà trường vào nền nếp, từ nay quy định cho mỗi trường 2 người để làm các việc: bảo quản trường sở, thiết bị (người coi trường); công tác văn phòng, thu học phí, thống kê, kế toán… (cán bộ văn phòng trường).

    Ở các trường phổ thông cấp 1, cấp 2 ở thành phố, thị xã, khu công nghiệp và ở tất cả các trường phổ thông cấp 3 (cả thành phố và nông thôn) người coi trường thuộc biên chế Nhà nước; ở các trường phổ thông cấp 1, cấp 2 ở nông thôn người coi trường hưởng theo chế độ định suất áp dụng cho cán bộ xã. Bộ Giáo dục, Bộ Lao động và Bộ Tài chính cần có thông tư liên bộ để hướng dẫn thực hiện vấn đề biên chế này.

    Bộ Giáo dục cần ban hành quy chế quản lý các trường sở thuộc ngành giáo dục.

    Các Bộ và Uỷ ban hành chính các cấp trong phạm vi trách nhiệm của mình, cần thi hành nghiêm chỉnh và hướng dẫn thi hành quyết định này.

     

     

    K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    PHÓ THỦ TƯỚNG




    Nguyễn Duy Trinh


    Văn bản này còn hiệu lực hay không nhỉ? Ừ nó được ban hành từ quá lâu rồi! Nhưng tại TT liên tịch số 54/1998 mà tôi đã trích dẫn trên đây có đoạn:

    4. Ngoài học phí, các trường và cơ sở giáo dục và đạo tạo được phép thu lệ phí tuyển sinh theo các quy định hiện hành, các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông được thu tiền tham gia xây dựng trường theo Quyết định số 248/TTg ngày 22/11/1973 của Thủ tướng Chính phủ, mức thu do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.


    Như vậy có thể thấy: Cho đến năm 1998 Quyết định 70/1973 TTg vẫn còn hiệu lực! Vậy từ 1998 đến nay thì sao? Tôi không thấy có văn bản nào về vấn đề này cả!
     
    Báo quản trị |  
  • #6222   10/10/2008

    ptc_2008
    ptc_2008

    Mầm

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2008
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 721
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Em xin cam ơn!

    Em xin chân thành cảm ơn anh PhanAnhCuong và BaoHacTu rất nhiều.
    Em cũng đã tìm hiểu và hiện tại chưa thấy có văn bản nào thay thế Quyết định số 248/TTg ngày 22/11/1973 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ hiện cũng đang còn hiệu lực.
    Một lần nữa em rất cảm ơn các anh!
    ptc_2008


     
    Báo quản trị |  
  • #6223   13/10/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Đã chắc chưa bạn?
    Trong thuvienphapluat.com của chúng ta có ghi:

    #a5a69c 1px solid; PADDING-RIGHT: 1px; BORDER-TOP: #a5a69c 1px solid; PADDING-LEFT: 1px; PADDING-BOTTOM: 1px; BORDER-LEFT: #a5a69c 1px solid; WIDTH: 100%; PADDING-TOP: 1px; BORDER-BOTTOM: #a5a69c 1px solid">
    Thuộc tính văn bản
    Số hiệu: 248-TTg 
    Tiêu đề: QUYẾT ĐỊNH SỐ 248-TTG VỀ VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG SỞ THUỘC NGÀNH GIÁO DỤC DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH 
    Loại văn bản: Quy định 
    Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ 
    Người ký: Nguyễn Duy Trinh 
    Ngày ban hành: 22/11/1973 
    Ngày hiệu lực: 07/12/1973 
    Tình trạng: Không còn phù hợp 


    "Tình trạng: Không còn phù hợp" là sao? Từ năm 1998 đến nay có văn bản nào khác thay thế hay không?

    Trong khi đó, hôm nay báo Tiền phong có bài viết cho biêt,  Bộ Tài chính có Công văn từ năm 2007 chỉ đạo: “Bãi bỏ khoản thu quỹ xây dựng trường học mang tính chất bắt buộc”!  

    Thu quỹ xây dựng trường học là trái với quy định của Bộ Tài chính

    TP - Theo quy định tại công văn số 10917/BTC-CST ngày 16/8/2007 của Bộ Tài chính nêu rõ: “Bãi bỏ khoản thu quỹ xây dựng trường học mang tính chất bắt buộc”.

    Thế nhưng, ngày 1/8/2008, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) vẫn ký công văn số 672 UBND/TC-KH về việc quy định mức thu và sử dụng quỹ đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học năm học 2008- 2009. Việc làm này đã gây bức xúc và bất bình trong dư luận nhân dân.

    Tại công văn trên có quy định rõ mức thu như sau: Học sinh khối 10 (180.000 đồng/học sinh/năm), học sinh khối 11 (150.000 đồng/học sinh/năm), học sinh khối 12 (120.000đồng/học sinh/năm).

    Đối tượng thu là học sinh các trường THPT, THPT bán công, Trung tâm giáo dục thường xuyên- dạy nghề, THCS Nhữ Bá Sỹ. Điều đáng nói là công văn này không căn cứ vào công văn số 11/SY ngày 21/8/2007 của Sở Tài chính Thanh Hóa sao y công văn số 10917/BTC- CST ngày 16/8/2007 của Bộ Tài chính gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu bãi bỏ ngay “quỹ xây dựng trường học”, mà Sở Tài chính Thanh Hóa đã gửi cho các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh.

    Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Xuân Bình- hiệu trưởng Trường THPT Hoằng Hóa III cho biết: Mặc dù chúng tôi cũng nắm rõ các quy định của Bộ Tài chính, Sở Tài chính về việc không thu quỹ xây dựng trường học, nhưng nhà trường vẫn đang thu loại quỹ này theo quy định tại văn bản số 672 UBND/TC-KH của Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa.

    Nếu sau này, Chủ tịch UBND huyện có công văn yêu cầu dừng thu, thì nhà trường sẽ không thu nữa và trả lại tiền cho học sinh.

    Thông tin ban đầu được biết, nhiều trường học ở các bậc học của tỉnh Thanh Hóa vẫn đang thu quỹ xây dựng trường học như là một khoản thu bắt buộc. Ngoài ra, có nhiều khoản thu không đúng quy định cũng đang được nhiều trường “biến tướng” thu dưới nhiều hình thức khác nhau.

    Đề nghị cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa tiến hành rà soát các khoản thu đầu năm học tại các trường, huyện, đơn vị; chỉ đạo việc thu phí, lệ phí trường học theo đúng quy định của Nhà nước.

    Tại sao 1 quy phạm pháp luật quan trọng như vậy mà Bộ TC lại ban hành trong 1 Công văn?




     
    Báo quản trị |  
  • #6739   05/05/2009

    xuan68
    xuan68

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/05/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tìm Văn bản pháp luật

    tTôi muốn tìm thông tư 49/TT_GD ngày 29/11/1979
     
    Báo quản trị |  
  • #6740   05/05/2009

    hoa240468nb
    hoa240468nb

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    của bạn đây

    #ccc" align="center">

    Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu!

    Các bài viết không dấu sẽ bị xem là bài viết vi phạm!
    Bài viết vi phạm sẽ bị xóa!

    BỘ GIÁO DỤC
    ––––––
    Số: 49/TT-GD

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ––––––––––––––––––––––––

    Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 1979

    THÔNG TƯ

    Quy định chế độ công tác của giáo viên trường phổ thông

    Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 243/CP ngày 28/6/1979 “Về tổ chức bộ máy biên chế của các trường phổ thông”.

    Tại điều 6 của quyết định, Hội đồng Chính phủ qui định “Bộ Giáo dục, Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ có trách nhiệm qui định chế độ công tác và chế độ trách nhiệm của giáo viên, cán bộ, nhân viên trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác và chất lượng giảng dạy ở các trường”.

    Nay Bộ Giáo dục, với sự thỏa thuận của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tại công văn số 284/TCCP, ngày 25/10/1979, ban hành thông tư qui định chế dộ công tác của giáo viên các trường phổ thông như sau:

    I. MỤC  ĐÍCH Ý NGHĨA

    Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của trường phổ thông, qui định chế độ công tác cho giáo viên là xác định nhiệm vụ, khối lượng công tác của người thầy giáo, cô giáo trong quá trình giáo dục học sinh và thời gian qui định cho từng nhiệm vụ, khối lượng công tác đó, nhằm giúp cho:

    - Nguời giáo viên thấy được nhiệm vụ cụ thể của mình để có kế hoạch thực hiện các nhiện vụ công tác ấy một cách chủ động và sáng tạo, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo học sinh một cách toàn diện.

    - Các cơ quan quản lý giáo dục và các trường học có căn cứ để bố trí và sử dụng hợp lý lực lượng giáo viên, tăng cường công tác quản lý lao động và thực hiện chế độ chính sách đối với cô giáo, thầy giáo.

    - Các cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội, cha mẹ học sinh biết để phối hợp và tạo điều kiện cho  người giáo viên làm tròn trách nhiệm của người cán bộ giáo dục.

    II. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

    Người giáo viên có những nhiệm vụ công tác cụ thể sau đây:

    1. Công tác giáo dục và giảng dạy

    Bao gồm các công việc sau:

    1.1- Giáo dục tư tưởng, đạo đức và xây dựng tập thể học sinh là nhiệm vụ thường xuyên của mọi giáo viên.

    Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua việc giảng dạy bộ môn, công tác chủ nhiệm lớp, công tác chặt chẽ với cha mẹ học sinh, với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, để giúp đỡ học sinh và cùng học sinh tiến hành các sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hội.

    1.2- Giảng dạy, giảng lý thuyết, chữa bài tập, hướng dẫn thực hành, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh.

    1.3- Giáo dục lao động cho học sinh và cùng học sinh tham gia lao động sản xuất.

    1.4- Soạn bài, chấm bài, làm đồ dùng giảng dạy, chuẩn bị thí nghiệm, tổ chức ngoại khóa, phụ đạo và bồi dưỡng học sinh.

    1.5- Coi thi, chấm thi: thi học kỳ, thi lên lớp, thi tuyển vào lớp đầu cấp. thi hết cấp, thi tốt nghiệp trường phổ thông.

    1.6- Đánh giá xếp loại học sinh: làm sổ điểm, phê học bạ, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở  cuối học kỳ và toàn năm học.

    1.7- Sinh hoạt chuyên môn: họp Hội đồng giáo dục, họp tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, dự giờ, thăm lớp các giáo viên khác, đúc rút kinh nghiệm giáo dục và giảng dạy học sinh.

    2. Công tác học tập và bồi dưỡng:

    Để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm (học chính trị, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, bồi dưỡng để đạt trình độ sư phạm theo tiêu chuẩn, bồi dưỡng sau đại học và trên đại học, …) bao gồm các hình thức:

    2.1- Tham dự các lớp bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng tại chức trong hè và trong năm học, theo chương trình và kế hoạch thống nhất của Bộ Giáo dục.

    2.2- Cá nhân có kế hoạch tự học tập và bồi dưỡng.

    3. Công tác luyện tập quân sự: cho những người trong độ tuổi qui định của Nhà nước.

    4. Tham gia các công tác xã hội khác:

    4.1- Công tác xã hội, công tác đoàn thể ở trong và ngoài nhà trường.

    4.2- Tham gia các hoạt động của địa phương theo đúng chức năng của nhà trường.

    4.3- Tham gia công tác bổ túc văn hóa.

    4.4- Tham gia xây dưng đời sống tập thể của cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

    III. THỜI GIAN LAO ĐỘNG TRONG 1 NĂM CỦA GIÁO VIÊN

    1. Một năm công tác có 52 tuần lễ trừ 4 tuần cho giáo viên nghỉ hè (giáo viên miền xuôi lên công tác ờ vùng cao nghỉ 6 tuần) 2 tuần nghỉ các ngày lễ lớn, nghỉ tết âm lịch và tiến hành các đại hội đoàn thể của giáo viên và học sinh trong năm, còn lại 46 tuần lễ, phân phối cho các nhiệm vụ công tác.

    - Công tác giáo dục và giảng dạy: 35 tuần lễ

    - Công tác học tập và bồi dưỡng: 9 tuần lễ để tiến hành bồi dưỡng tập trung trong hè, việc cá nhân tự học tập và bồi dưỡng do giáo viên thu xếp vào thời gian thích hợp.

    - Công tác luyện tập quân sự: 2 tuần lễ lấy trong giờ chính quyền và thêm một số thời gian ngoài giờ chính quyền theo qui định chung của Nhà nước.

    2. Một năm học được tiến hành từ 5/9 năm này đến 31/5 năm sau, gồm có 39 tuần lễ (trong đó có 35 tuần làm công tác giáo dục và giảng dạy, 2 tuần nghỉ các ngày lễ lớn, nghỉ tết âm lịch, tiến hành các đại hội đoàn thể trong năm, 2 tuần luyện tập quân sự).

    Thời gian còn lại từ 1/6 đến cuối tháng 8, giáo viên nghỉ hè, tham gia học tập, bồi dưỡng tập trung và chuẩn bị cho năm học mới.

    IV NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN

    1. Định mức lao động trong một tuần lễ của giáo viên ở trường phổ thông không có học sinh nôi trú

    1.1- Giáo viên cấp 1 của trường phổ thông cơ sở, dạy đủ số tiết qui định của kế hoạch đào tạo (trừ số tiết của bộ môn Họa, Nhạc) của một lớp và làm chủ nhiệm của lớp đó.

    1.2- Giáo viên Họa, Nhạc của trường phổ thông cơ sở dạy trên lớp 20 tiết/tuần.

    1.3- Giáo viên cấp 2 của trường phổ thông cơ sở dạy trên lớp 20 tiết/tuần cho tất cả các loại giáo viên.

    1.4- Giáo viên trường phổ thông trung học dạy trên lớp 18 tiết/tuần cho tất cả các loại giáo viên.

    2. Định mức lao động trong 1 tuần lễ của giáo viên trường phổ thông trung học vừa học, vừa làm, trường Bổ túc văn hóa tập trung và các trường phổ thông nội trú khác

    2.1- Giáo viên cấp 1 trường bổ túc văn hóa tập trung dạy trên lớp 20 tiết/tuần. Giáo viên cấp 1 trường phổ thông cơ sở, dạy đủ số tiết qui định của 1 lớp (trừ bộ môn Nhạc, Họa) và làm chủ nhiệm lớp đó.
    Giáo viên Họa, Nhạc của trường phổ thông cơ sở, dạy trên lớp18 tiết/tuần.

    2.2- Giáo viên cấp 2 dạy trên lớp 18 tiết/tuần - cho tất cả các loại giáo viên

    2.3- Giáo viên trường trung học dạy trên lớp 16 tiết/tuần cho tất cả các loại giáo viên.

    3. Chế độ huy động giáo viên dạy thêm giờ ngoài tiêu chuẩn qui định.

    3.1. Nhiệm vụ của mỗi giáo viên là phải dạy đủ số tiết tiêu chuẩn qui định cho 1 tuần lễ và cho cả năm học.

    Trường hợp vì thiếu giáo viên, cơ quan quản lý giáo dục (Ban Giáo dục, Sở, Ty giáo dục, Hiệu trưởng) được quyền huy động giáo viên dạy thêm từ 1/4- 1/2 số giờ tiêu chuẩn (đối với cấp 2,3) và không quá 1 lớp (đối với cấp 1).

    3.2. Việc huy động này được thực hiện đối với mọi thầy giáo, cô giáo.

    - Trong số giờ dạy thêm có từ 2-4 tiết/tuần, cho công tác giảng dạy ở các lớp bổ túc văn hóa.

    - Số còn lại sử dụng cho việc giảng dạy ở các trường phổ thông các lớp bồi dưỡng giáo viên để đạt trình độ theo tiêu chuẩn.

    - Số giờ huy động dạy thêm này được trả thù lao theo chế độ dạy thêm giờ.

    4. Một số qui định về qui đổi các loại giờ lao động khác ra giờ tiêu chuẩn.

    4.1. Mỗi giáo viên có nghĩa vụ trực tiếp hướng dẫn học sinh lao động và cùng tham gia lao động sản xuất với học sinh (hoặc chỉ đạo học sinh tham gia hoạt động xã hội), mỗi tuần 1 buổi được tính là 2 tiết tiêu chuẩn.

    - Nếu trong buổi lao động đó, giáo viên phải soạn giáo án để hướng dẫn học sinh về lý thuyết lao động thì thời gian hướng dẫn lý thuyết này và thời gian cùng học sinh tham gia lao động, được tính là 3 tiết tiêu chuẩn

    - Nếu được huy động thêm các buổi khác, thì cứ một buổi trực tiếp hướng dẫn tính là 2 tiết tiêu chuẩn (cho cấp 2, 3) và 1 buổi tiêu chuẩn (cho cấp 1)

    - Giáo viên không tham gia hướng dẫn học sinh lao động sản xuất thì phải dạy trên lớp đủ số tiết tiêu chuẩn qui định trong tuần.

    Thí dụ 1: Giáo viên A có giờ dạy tiêu chuẩn là 18 tiết/tuần . Trong tuần, đồng chí hướng dẫn và cùng học sinh lao động 1 buổi thì được tính 2 tiết tiêu chuẩn.

    Như vậy, tuần lễ đó đồng chí còn phải dạy trên lớp 16 tiết văn hóa nữa. Ngược lại nếu đồng chí không hướng dẫn và cùng học sinh lao động thì phải dạy trên lớp đủ 18 tiết tiêu chuẩn.

    Nếu giáo viên đươc phân công soạn giáo án để hướng dẫn học sinh về lý thuyết lao động (chẳng hạn lý thuyết về mộc) trong một tiết, sau đó hướng dẫn học sinh thực hành cho hết buổi thì trong buổi đó đồng chí được tính 3 tiết tiêu chuẩn.

    4.2- Mỗi tháng, giáo viên ngữ văn trường phổ thông trung học phải chấm số bài kiểm tra loại 15 phút và loại từ 1 tiết trở lên, không quá 90 bài cho mỗi loại.

    Nếu chấm số bài quá số qui định trên thì cứ 45 bài loại 15 phút, tính là 3 tiết tiêu chuẩn, 45 bài loại từ 1 tiết trở lên, tính là 7 tiết tiêu chuẩn.

    Giáo viên dạy các bộ môn còn lại thuộc các cấp học, mỗi tháng phải chấm số bài kiểm tra không quá 135 bài, cho mỗi loại. Nếu quá số qui định đó, cứ 45 bài loại 15 phút, tính là 2 tiết tiêu chuẩn, 45 bài loại từ 1 tiết trở lên, tính là 4 tiết tiêu chuẩn.

    Việc thực hiện việc kiểm tra học sinh nói trên phải được thực hiện kế hoạch của nhà trường.

    Thí du 2: Đồng chí B là giáo viên Văn cấp 3, được phân công dạy 3 lớp Văn, với số tiết là 13 tiết/tuần (chưa kể công tác kiêm nhiệm). Số bài kiểm tra cho mỗi loại trong tháng là 145 bài, dư  55 bài so với qui định và được tính ra tiết tiêu chuẩn.

                             55 bài x 3 tiết

    - Loại 15 phút :  ––––––––– = 4 tiết

                                   45 bài

                                       55 bài x 7 tiết

    - Loại 1 tiết trở lên:  ––––––––––––  =   8,5 tiết

                                              45 bài

    Như vậy trong tháng đồng chí đã thực hiện được: (13 ´ 4) + (4 + 8,5)  =  64,5 tiết

    Thí dụ 3: Đồng chí C là giáo viên tự nhiên cấp 2, mỗi tuần dạy 17 tiết (chưa kể chủ nhiệm lớp). Số bài đã chấm trong tháng cho mỗi loại là 175 bài, dư 40 so với qui định và được qui ra tiết tiêu chuẩn,

                              40 bài  x  2 tiết

    - Loại 15 phút:   ––––––––––––  =   1,8 tiết

                                     45 bài

                                       40 bài  x  4 tiết

    - Loại 1 tiết trở lên: ––––––––––––  =  3,4 tiết

                                            45 bài

    Như vậy trong tháng đồng chí đã thực hiện được: (17 ´ 4) + (1,8 + 3,5) = 73,3 tiết

    4.3- Hướng dẫn học sinh thực hành  các bộ môn có thực nghiệm đã được qui định trong chương trình của Bộ Giáo dục. thì cứ 2 tiết hướng dẫn thực hành, tính 1 tiết tiêu chuẩn, báo cáo ngoại khóa cho học sinh (do nhà trường tổ chức) thì số tiết báo cáo thực tế được tính làsố tiết tiêu chuẩn tương đương.

    4.4- Giáo viên đang ở thởi gian tập sự, nữ giáo viên đang có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, nữ giáo viên dạy môn thể dục có thai từ tháng thứ 6 trở lên, mỗi tuần lễ được giảm 2 tiết (cho cấp 2,3) và 1 buổi (cho cấp 1), trừ trường hợp y, bác sĩ cho nghỉ sớm hơn.

    Ở cấp 1 có thể bố trí giáo viên khác dạy thay, hoặc nếu thiếu giáo viên thì giáo viên này giảng dạy bình thường, buổi được giảm trả thù lao dạy thêm giờ hoặc không huy động giáo viên tham gia các buổi lao động sản xuất với học sinh trong tuần.

    4.5- Giáo viên được huy động tham gia công tác thanh tra chuyên môn giáo dục, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ bộ môn (do Ban giáo dục triệu tập, sau khi được Sở, Ty giáo dục đồng ý, nếu là giáo viên cấp 1,2 hoặc Sở, Ty triệu tập, nếu là giáo viên cấp 3) thì thời gian thoát ly nhà trường để thực hiện nhiệm vụ được tính tiết tiêu chuẩn như khi giảng dạy ở trường, nghĩa là cộng số tiết tiêu chuẩn bình quân trong thời gian được huy động với số tiết thực dạy ở trường.

    Thí dụ 4: Trong tháng 10, giáo viên D được Ty giáo dục triệu tập đi tham gia thanh tra chuyên môn đầu năm ở các trường cấp 3 trong 10 ngày (không kể chủ nhật) và đã giảng dạy ở trường được 45 tiết, như vậy trong tháng 10, giáo viên này đã thực hiện:

                          18 tiết/tuần

    10 ngày   x ––––––––– : 45 tiết    = 75 tiết

                          6 ngày/tuần

    Thí dụ 5: Sau khi Ty giáo dục đồng ý, Ban giáo dục triệu tập giáo viên K đi hướng dẫn nghiệp vụ bộ môn cho giáo viên trong cụm một thời gian là 12 ngày (không kể chủ nhật) và sau đó đồng chí về trường tiếp tục giảng dạy được 60 tiết nữa. Như vậy trong tháng đồng chí đã thực hiện được:

                        20 tiết/tuần

    12 ngày  x  –––––––––––– : 60 tiết   = 100 tiết

                          6 ngày/tuần

    V. CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA HIỆU TRƯỞNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG

    Để tăng cường công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường, ngoài phần việc được phân công về công tác quản lý, tất cả Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đều phải tham gia giảng dạy trên lớp theo qui định dưới đây:

    - Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần

    - Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần hoặc 2 buổi/tuần.

    Đối với trường phổ thông trung học trực tiếp tham gia đào tạo giáo viên cấp 3 theo phương thức vừa học, vừa làm, thì đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách công tác này có số tiết dạy trên lớp như hiệu trưởng.
    Việc phân công giảng dạy cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nên thực hiện theo hướng:

    a. Dạy thay cho giáo viên ốm đau, sinh đẻ.

    b. Hoặc có thể dạy đủ số tiết qui định cho một lớp (hoặc một số lớp) thuộc bộ môn của mình. Nếu do sự phân công này mà phải dạy quá số tiết tiêu chuẩn qui định nói trên thì trả thù lao cho số tiết vượt quá đó.

    Thí dụ 6: Hiệu trưởng X là giáo viên Toán cấp 3, thì có thể sử dụng 2 tiết của mình để dạy thay cho giáo viên đau ốm, sinh đẻ, hoặc dạy môn Lượng giác của 1 lớp hoặc dạy trọn 5 tiết Toán của 1 lớp và trả thù lao cho 3 tiết vượt quá đó.

    Hiệu phó Y là giáo viên cấp 1 thì chủ yếu thực hiện bằng cách dạy thay cho giáo viên khác.

    VI. CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ ĐOÀN VÀ TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI

    Mỗi trường phổ thông được bố trí một giáo viên có năng lực về công tác Đoàn, công tác Đội để phụ trách Bí thư Đoàn (đối với trường phổ thông trung học) hoặc Tổng phụ trách Đội (đối với trường phổ thông cơ sở). Các giáo viên này có chế độ giảng dạy:

    - Trường dưới 18 lớp dạy 1/2 số tiết  tiêu chuẩn, mỗi tuần.

    - Trường dưới 28 lớp dạy1/3 số tiết  tiêu chuẩn, mỗi tuần.

    - Trường từ 28 lớp trở lên, dạy2 tiết/tuần.

    Việc thực hiện chế độ giảng dạy của Bí thư Đoàn và Tổng phụ trách Đội theo như hướng dẫn tại mục V trên đây.

    VII. CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN KIÊM NHIỆM CÔNG TÁC ĐOÀN THỂ, CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TRONG NHÀ TRƯỜNG

    1. Trong trường phổ thông, các công tác sau đây (gọi tắt là công tác kiêm nhiệm) sẽ do giáo viên đảm nhiệm. Thời gian để thực hiện các công tác đó nhiều hay ít là tùy thuộc vào khối lượng của từng công việc trong từng trường và được qui ra số tiết tiêu chuẩn tương ứng.

    2. Cụ thể là:

    - Bí thư Đảng bộ nhà trường, thư ký công đoàn nhà trường (nếu không phải là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng kiêm nhiệm) được tính 3 tiết/tuần, nếu trường có từ 28 lớp, và 4 tiết/tuần, nếu trường có từ 28 lớp trở lên.

    - Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm lớp. Ở cấp 2,3 giáo viên chủ nhiệm được tính 4 tiết/tuần (không kể tiết dạy môn đạo đức).

    - Tổ trưởng chuyên môn (hay khối  trưởng chuyên môn) được tính 3 tiết/tuần. Việc thành lập tổ chuyên được thực hiện theo qui định tại Điều lệ trường phổ thông.

    - Tổ trưởng nghiệp vụ bộ môn của huyện, tỉnh (do Ban giáo dục qui định sau khi đã được Sở, Ty phê chuẩn đối với cấp 1, 2 hoặc Sở, Ty chỉ định đối với cấp 3) thì được tính 3 tiết/tuần, và chỉ được hưởng trong thời gian thực tế làm nhiệm vụ này.

    - Thư ký hội đồng giáo dục nhà trường được tính 2 tiết/tuần.

    - Trường chưa đủ số phó hiệu trưởng theo qui định (tại quyết định số: 243/CP) thì được bố trí 1 giáo viên giúp hiệu trưởng phụ trách công tác lao động sản xuất và được tính 3 tiết/tuần.

    - Giáo viên phụ trách văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thí nghiệm (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính 2-3 tiết/tuần tùy theo khối lượng công việc.

    3. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên phụ trách không quá 2 công tác kiêm nhiệm. Nếu được phân công công tác thứ 3 thì cũng chỉ được hưởng 2 chức vụ có số tiết cao nhất.

    Giáo viên cấp 1 phụ trách công tác kiêm nhiệm, có 2 tiết qui định tương đương với 1 buổi tiêu chuẩn.

    4. Cách thực hiện chế độ công tác cho giáo viên phụ trách công tác kiêm nhiệm.

    Về nguyên tắc, Hội đồng Chính phủ qui định (tại quyết định số: 243/CP) các trường phổ thông được sử dụng biên chế để giảng dạy hết số tiết của kế hoạch đào tạo cho 1 lớp (trừ công tác hoạt động xã hội và hoạt động ngoại khóa) và làm chủ nhiệm lớp.

    Như vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp (ở cấp 2, 3) được giảm giờ dạy hàng tuần như qui định trên đây, còn các công tác kiêm nhiệm khác, giải quyết bằng cách trả bằng tiền, tức là cộng số tiết được hưởng cho công tác đó với số tiết đã dạy và trả thù lao theo chế độ dạy thêm giờ.

    Tuy vậy, trong trường hợp do thiếu giáo viên, Hiệu trưởng vẫn huy động các giáo viên, kể cả giáo viên chủ nhiệm dạy thêm giờ để đảm bảo việc học tập của học sinh.

    VIII. CHẾ ĐỘ HỘI HỌP TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

    1. Để hợp lý hóa chế độ họp và tăng cường chất lượng các cuộc họp, Hiệu trưởng chỉ được tiến hành các cuộc họp sau đây vào giờ chính quyền:

    - Họp hội đồng giáo dục mỗi tháng 1 lần, 4 giờ.

    - Họp tổ chuyên môn (hay khối chuyên môn), mỗi tháng 2 lần, mỗi lần 4 giờ.

    - Họp nhóm chuyên môn, mỗi tháng 2 lần, mỗi lần 2 giờ.

    - Hiệu trưởng họp với giáoviên chủ nhiệm mỗi tháng 1 lần, từ 3-4 giờ.

    - Hiệu trưởng hop với các ban chuyên môn trong trường, mỗi tháng 1 lần từ 2-3 giớ.

    Trong mỗi tuần lễ, Hiệu trưởng chỉ huy động giáo viên họp 1 lần và các giáo viên phụ trách công tác kiêm nhiệm không quá 2 lần.

    2. Các cuộc họp đoàn thể của giáo viên đều tiến hành ngoài giờ chính quyền.

    3. Các trường học cần tăng cường hình thức thông báo công cộng để giảm bớt những cuộc họp không cần thiết, dành thời gian cho giáo viên làm công tác chuyên môn.

    IX- VẤN ĐỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN LAO ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

    1. Trên cơ sở chỉ tiêu biên chế cho phép, hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ bố trí và sử dụng một cách hợp lý lực lượng giáo viên của trường, tạo điều kiện cho mọi cô giáo, thầy giáo, không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác được giao.

    2. Công tác quản lý lao động của giáo viên nên tập trung ở các khâu sau đây:

    2.1 Quản lý thời gian và chất lượng giảng dạy trên lớp của  người giáo viên

    2.2 Quản lý nội dung và kết quả chuẩn bị các khâu công tác chuyên môn cho việc giảng dạy trên lớp.

    2.3 Quản lý các khâu sinh hoạt chuyên môn của giáo viên.

    2.4 Quản lý công tác học tập, bồi dưỡng của giáo viên

    3. Giáoviên được coi là hoàn thành thời gian lao động trong tuần, trong tháng, khi đã dạy đủ giờ tiêu chuẩn (giờ dạy trên lớp, giờ làm công tác kiêm nhiệm và các công tác khác sau khi qui đổi ra giờ tiêu chuẩn).

    Nếu có số giờ dạy cao hơn số giờ tiêu chuẩn thì được trả thù lao dạy thêm giờ cho số giờ vượt quá đó..

    Những giáo viên không tham gia luyện tập quân sự (kể cả những người trong độ tuổi và ngoài độ tuổi luyện tập quân sự) thì hiệu trưởng huy động làm thêm công tác khác hoặc dạy thêm một số giờ, tương đương với thời gian qui định cho công tác này.

    X. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

    Thông tư này thay thế cho các Thông tư số: 46-TT/GD ngày 24/10/1962; Thông tư số: 47-TT/GD, ngày 25/10/1962; Thông tư số: 32-TT/GD, ngày 11/11/1976 của Bộ Giáo dục.

    Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục các cấp (Sở, Ty, huyện) và hiệu trưởng các trường phổ thông và bổ túc văn hóa tập trung có nhiệm vụ thực hiện và tổ chức thực hiện thông tư này một cách nghiêm túc.

     

     

    BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

    Đã ký: Nguyễn Thị Bình

     
    Báo quản trị |  
  • #7094   01/01/2010

    mangat060083
    mangat060083

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật giáo dục 2010 và Luật cán bộ công chức 2010

    Chào luật sư !
        Vừa qua, tôi có nghe trên tivi về Luật giáo dục 2010 và Luật cán bộ công chức 2010. Là một giáo viên, tôi rất quan tâm đến các chính sách pháp luật có liên quan đến ngành nghề mình làm. Nhưng không rõ như thế nào để có thể biết rõ về hai điều luật này. Kính mong sự giúp đỡ của luật sư.
     Tài liệu xin gữi về địa chỉ[email protected]
     
    Báo quản trị |  
  • #7095   01/01/2010

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần
    ContentAdministrators
    SMod

     
    Báo quản trị |