Quan hệ giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #432722 05/08/2016

    NguyenKha2710

    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Quan hệ giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản

    Nhờ các anh/chị giải thích dùm tôi là trên hợp đồng tín dụng có cần phải dẫn chiếu hợp đồng thế chấp có liên quan hay không (Ví dụ như là: Nghĩa vụ của hợp đồng tín dụng này được bảo đảm bằng Hợp đồng bảo đảm số:........ngày...tháng....năm....) Và trên hợp đồng thế chấp có cần thiết phải ghi rõ hợp đồng thế chấp này đảm bảo cho hợp đồng tín dụng nào hay không?

    Tôi xin cảm ơn !

     
    31530 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #432736   05/08/2016

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần
    Lawyer

    Chào anh NguyenKha2710!

    Với thông tin anh cung cấp luật sư tư vấn cho anh như sau: Đối với hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp thì luôn phải gắn hợp đồng thế chấp với Hợp đồng tín dụng vì chỉ khi hợp đồng thế chấp được ký kết và đăng ký giao dịch bảo đảm thành công thì Ngân hàng mới ký hợp đồng tín dụng cho vay tiền. Có nghĩa thứ tự thực hiện thì luôn là ký hợp đồng thế chấp trước và hợp đồng tín dụng ký sau.

    Về cơ bản hợp đồng thế chấp thường ghi thông tin việc thế chấp này là để đảm bảo nghĩa vụ tài chính của bên vay tại Ngân hàng (chưa có hợp đồng tín dụng thì không thể viện dẫn vào Hợp đồng thế chấp được) cũng có trường hợp ngân hàng và người có tài sản thế chấp thỏa thuận với nhau về thời gian thực hiện việc thế chấp ví dụ như 03 năm hoặc 01 năm hoặc một thời gian phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn vay của bên vay.

    Trên đây là một số ý kiến của luật sư về trường họp của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc gọi số 19006281 để được các luật sư tại công ty chúng tôi tư vấn chi tiết hơn nữa.

    Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
  • #432817   06/08/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    NguyenKha2710 viết:

    Nhờ các anh/chị giải thích dùm tôi là trên hợp đồng tín dụng có cần phải dẫn chiếu hợp đồng thế chấp có liên quan hay không (Ví dụ như là: Nghĩa vụ của hợp đồng tín dụng này được bảo đảm bằng Hợp đồng bảo đảm số:........ngày...tháng....năm....) Và trên hợp đồng thế chấp có cần thiết phải ghi rõ hợp đồng thế chấp này đảm bảo cho hợp đồng tín dụng nào hay không?

    Tôi xin cảm ơn !

    Chào bạn.

    NGHỊ ĐỊNH

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 163/2006/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2006

    VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    5. Nghĩa vụ được bảo đảm là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự, có thể là nghĩa vụ hiện tại (1), nghĩa vụ trong tương lai (2) hoặc nghĩa vụ có điều kiện mà việc thực hiện nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm.

    Theo như trên, việc giao kết hợp đồng bảo đảm có thể thực hiện nghĩa vụ hiện tại (1) đã có hoặc nghĩa vụ trong tương lai (2) chưa có.

    Như vậy, hợp đồng bảo đảm (HĐBĐ) có thể có sau (1) hoặc có trước (2):

    -         Nếu HĐBĐ có sau thì tất nhiên không thể dẫn chiếu HĐBĐ (thế chấp) khi chưa có, mà chỉ liệt kê tài sản thế chấp nếu xác định được. Trong hợp đồng thế chấp sẽ nói rõ hợp đồng tín dụng nào (nghĩa vụ nào) được bảo đảm.

    -         Nếu HĐBĐ có trước thì trong hợp đồng tín dụng phải dẫn chiếu đến HĐBĐ (thế chấp trước đó) và phải kiểm tra xem trong HĐBĐ đó có bảo đảm bao gồm những nghĩa vụ phát sinh sau ngày ký HĐBĐ hay không?

                     “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”

                     Hợp đồng vay tài sản chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay nên không bắt buộc phải ghi (dẫn chiếu) hợp đồng thế chấp (thực tế có HĐTD không có tài sản đảm bảo) và cũng không cấm nếu muốn ghi cho rõ ràng về tài sản đảm bảo.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    legalppfvn (10/07/2019)