Quan hệ Cty mẹ với Cty con

Chủ đề   RSS   
  • #114467 29/06/2011

    LsHvH

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Quan hệ Cty mẹ với Cty con

    Trong khu công nghệ tại Láng Hòa Lạc tôi đang làm.
    Có 1 Cty TNHH A, là công ty con của Cty CP B, trong đó Cty B chiếm 70% vốn điều lệ của A. Trong thời gian qua hoạt động, Cty A hoạt động rất hiệu quả, trong đó Cty B lại không có hoạt động gì nhiều. Nay Cty A muốn chuyển toàn bộ hoạt động của mình về Cty B và dừng hoạt động của Cty A.

    Các bạn Luật sư có thể cho mình hỏi? 
    1. Có cách nào tốt nhất để chuyền như vậy. Bởi vì nếu Cty A giải thể thì hoạt động của Cty B sẽ như thế nào?
    2. Trong quy định của Pháp luật hiện nay, khi góp vốn với tư cách pháp nhân, nếu pháp nhân đó bị giải thể hoặc phá sản thì phần vốn góp đó sẽ được xử lý như thế nào?
     
    6399 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LsHvH vì bài viết hữu ích
    hiyatuongda (30/06/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #114563   30/06/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Chào bạn Hoàng Hùng,

    Đúng là một tình huống hóc búa, rất khó để làm như thế nào? Không giải thể Công ty A, hoặc hậu quả từ việc giải thể Cty A không bị ảnh hưởng đến Cty B (Chủ sở hữu).

    Mình xin có ý kiến như sau:

    - Cách tốt nhất là Sáp nhập A vào B (A chấm dứt chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ cho B) hoặc Hợp nhất (A và B cùng chấm dứt tạo thành C nhận toàn bộ quyền và nghĩa vụ từ A, B) theo Điều 152, 153. Tuy nhiên, A và B phải là công ty cùng loại ; Do đó, để thực hiện việc Sáp nhận/ Hợp nhất phải chuyển đổi loại hình 1 trong 2 Cty A or B cho cùng loại.

    Theo PL về Giải thể, nguyên tắc cơ bản để được giải thể là phải thanh toán hết toàn bộ các khoản nợ đến hạn/ nợ chưa đến hạn. Sau đó, phần vốn góp còn lại sẽ được hoàn lại cho Chủ sở hữu (Cty B).

    Về Phá sản thì việc thanh lý nợ sẽ được áp dụng theo thứ tự ưu tiên thanh toán nợ tại Điều 37 Luật Phá Sản. Và khi thực hiện xong nghĩa vụ thanh lý nợ thì tài sản/ vốn góp còn lại cả Cty bị phá sản được trả lại cho Chủ sở hữu (Cty B). Ngoài ra, TGĐ/GĐ của Cty bị phá sản còn bị chế tài về khả năng thành lập và điều hành doanh nghiệp mới.

    Nếu áp dụng biện pháp Giải thể/ Phá sản Cty A, mình thấy sẽ khó khăn rất nhiều cho Cty B.

    Chú ý:

    - Việc chuyển đổi loại hình từ Cty TNHH 1 TV sang Cty CP đồi hỏi phải kêu gọi vốn góp từ bên ngoài để đủ điều kiện là ít nhất 3 cổ đông (Điều 33 Nghị định 102/2010).
    Việc chuyển đổi loại hình từ Cty Cp sang Cty TNHH

    Do đó, cách mình sẽ chọn cách chuyển đổi Cty CP B thành Cty TNHH; sau đó, sáp nhập Cty A vào Cty B. Lúc này A chấm dứt hoạt động, Cty B có toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Cty A.

    Thân ái,

     
    Cập nhật bởi hiyatuongda ngày 30/06/2011 11:37:19 SA hiya

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #114607   30/06/2011

    LsHvH
    LsHvH

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    #0072bc;">Chào bạn hiyatuongda

    Tôi thấy trường hợp này rất dễ xảy ra vì tình trạng lập Cty tràn làn ở Việt Nam, cũng như mô hình tập đoàn của các Tổng Cty lớn nhỏ tại Việt Nam đang xây dựng. Ai cũng thích thành tập đoàn 

    TH 1. #0072bc; font-size: 11px; -webkit-border-horizontal-spacing: 2px; -webkit-border-vertical-spacing: 2px;">Chuyển đổi B thành CTy TNHH, sáp nhập B vào A: Tư cách pháp nhân B chấm dứt thì đại diện phần vốn góp của A tại Cty B sẽ như thế nào. Tôi nghĩ là phải chuyển đổi các cổ đông thành các thành viên của Cty TNHH B, rồi gộp 2 hội đồng thành viên của 2 cty TNHH A và B thành 1 hội đồng thành viên. Lúc này việc phân chia lại tỉ lệ vốn góp trong hội đồng thành viên mới của Cty chắc là rất phức tạp. Tôi cũng không rõ quy định nhà nước là chuyển đổi từ CtyCP thành CtyTNHH như thế nào. 
    Trong quá trình chuyển đổi và sáp nhập nếu Cty không có sự thống nhất tuyệt đối của các thành viên góp vốn thì cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

    TH 2. Chuyển đổi A thành CTCP, sáp nhập B vào A. Những cổ đông nắm cổ phiếu ở B, theo nguyên lý, sẽ.giữ được cổ phiếu của mình tại B và thêm cổ phiếu theo tỉ lệ tại CTCP A, lúc này sẽ rất khó khăn để tìm ra điểm chung giữa giá cổ phiếu Cty A và Cty B. #0072bc; font-size: 11px; -webkit-border-horizontal-spacing: 2px; -webkit-border-vertical-spacing: 2px;"> 

    TH 3. Trường hợp hợp nhất A và B tạo thành C, Củng phải chuyển đổi A thành CTCP và thêm vào đó  tư cách pháp nhân B chấm dứt, rất ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của B.

    Trên lý thuyết, tôi cũng chỉ nghĩ như vậy, Ai có kinh nghiệm thực tế gì thì trình bày để mọi người tham khảo nhé 

    Thank 
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LsHvH vì bài viết hữu ích
    hiyatuongda (30/06/2011)
  • #114629   30/06/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần



    Cảm ơn anh Hùng đã chỉ ra cho Hiya biết được nhưng khó khăn và phức tạp trong vấn đề sáp nhập nêu trên, cái mà em không nhận thấy được khi đưa ra câu trả lời của mình.

    Cái phức tạp xuất phát từ việc Cty B là TV của Cty A, khi sáp nhập thì khó mà giải quyết vấn đề về quyền lợi của các thành viên và rất khó khăn với Cơ quan hữu quan.

    Theo LDN chỉ có nêu điều kiện sáp nhập là cùng loại, ngoài ra về tổ chức có được gộp HĐTV hay không thì không có quy định, ngành nghề giữa hai công ty sáp nhập như thế nào cũng không đề cập đến.

    Em có 1 ý kiến khác, để trách khó khăn phức tạp trên trong việc sáp nhập như em đã chọn.

    Bước 1,, em sẽ tách Cty B ra khỏi tư cách TV của Cty A, bằng cách chuyển nhượng 70% vốn góp của mình trong Cty A cho 1 cá nhân nào đó (Đảm bảo rằng cá nhân này làm theo quyết định của Cty B).

    Bước 2, theo Điều 154 LDN là CTCP được phép chuyển đổi thành CT TNHH, tuy nhiên không quy định thủ tục cụ thể như thế nào. Nghị định 102 chỉ quy định trường hợp CTCP chuyển đổi thành CT TNHH 1 TV (không có trường hợp chuyển sang CT TNHH 2 TV trở lên). Nhưng về thủ tục tại Sở Kế hoạch - Đầu từ thì có quy định cụ thể, anh tham khảo link này nhé!
    http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/news_detail.asp?period_id=1&cat_id=42&news_id=950#content.

    Bước 3,
    sau đó Cty TNHH A sáp nhập vào Cty TNHH B, sau khi sáp nhập, theo lệnh của B cá nhân đang nắm giữ 70% vốn góp của B trong A chuyển nhượng toàn bộ cho các cổ đông (bây giờ là Thành viên của Cty TNHH B) theo tỷ lệ tương ứng.

    Khó khăn của cách này là thuế, và cần sự thỏa thuận của các TV cả 2 Cty.

    Anh nghĩ như thế nào ạ?

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |