Quan điểm cá nhân về cách tiếp cận tư cách pháp lý của trị tuệ nhân tạo AI

Chủ đề   RSS   
  • #577813 05/12/2021

    Quan điểm cá nhân về cách tiếp cận tư cách pháp lý của trị tuệ nhân tạo AI

    Hiện tại, có hai cách tiếp cận về tư cách pháp lý của AI như sau:

    (1) AI là một đối tượng của pháp luật, một số thực thể hữu hình có gắn AI như robot có thể được xem xét có quyền như con người, tuy nhiên số lượng quốc gia theo cách tiếp cận này rất ít;

    (2) AI là một đối tượng riêng biệt trong pháp luật và được kiểm soát bởi những quy định đặc biệt, các thực thể mang AI không được công nhận có quyền như một con người, bản chất là một tài sản, công cụ, hay sản phẩm (pháp luật chỉ quy định AI là một đối tượng được kiểm soát đặc biệt và có những quy định dành riêng để điều chỉnh các vấn đề phát sinh liên quan đến AI)

    Ở Việt Nam, chưa có một cách tiếp cận nào rõ ràng cho AI hay những thực thể mang AI. Việc này có thể là một thách thức trong quá trình vận dụng pháp luật điều chỉnh. Pháp luật Việt Nam quy định chủ thể phải là cá nhân hoặc tổ chức, do vậy sẽ là không thể nếu chúng ta xác định tư cách pháp lý của AI cũng như những thực thể mang AI là những chủ thể trong pháp luật, có quyền như một con người. Theo người viết, khi xây dựng quy định pháp luật để điều chỉnh các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến AI, chúng ta có thể tiếp cận theo cách thứ (2), không cố gắng xác định tư cách pháp lý của AI, mà tập trung định nghĩa của AI và các vấn đề phát sinh. Còn đối với thực thể mang AI cần có quy định rõ đến việc xác định bản chất của những thực thể đó. 

     

     
    762 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dangthimaihuong11a4@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/12/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578132   19/12/2021

    Theo quan điểm của mình thì việc trao tư cách pháp lý cho AI đồng nghĩa với việc trao một số quyền nhất định tương xứng với những đặc tính mà AI có và hỗ trợ cho những đóng góp của nó trong xã hội. Tuy nhiên, AI cần được xem xét như một chủ thể mới trong quan hệ pháp luật chứ không xếp nó vào nhóm chủ thể hiện có. Bởi lẽ, AI mang những đặc điểm không đồng nhất với các chủ thể của quan hệ pháp luật hiện tại, mặc nhiên AI không mang đặc điểm của một tổ chức, AI là một thực thể nhân tạo, không phải thực thể tự nhiên như con người.

    Cập nhật bởi Thanhngoc209 ngày 19/12/2021 06:17:33 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #580347   08/02/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Quan điểm cá nhân về cách tiếp cận tư cách pháp lý của trị tuệ nhân tạo AI

    Cảm ơn chia sẻ rất thú vị của bạn. Với tình hình hiện tại của Việt Nam, có thể việc phủ sóng AI chưa mạnh, tuy nhiên trong tương lai, AI tự mình tham gia vào các quan hệ xã hội một cách độc lập là hoàn toàn có thể xảy ra, khi đó cần xem xét đến tư cách pháp lý cho trí tuệ AI, từ đó làm căn cứ xác định trách nhiệm dân sự nếu xảy ra các thiệt hại.

    Tuy nhiên, không phải bất cứ AI nào cũng được trao tư cách pháp lý, mà chỉ có những AI phát triển đạt đến ngưỡng có thể tự mình hoạt động độc lập không phụ thuộc vào con người, thì AI đó mới có thể được công nhận là một chủ thể mới của quan hệ pháp luật. Do vậy, đi kèm với việc trao tư cách pháp lý thì Nhà nước cần xây dựng khung tiêu chuẩn đánh giá năng lực riêng cho AI.

    Trong một số nghiên cứu về tư cách pháp lý của AI, có đề cập đến khái niệm “cá nhân điện tử”, mình thấy khái niệm này cũng có thể được cân nhắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #581797   27/03/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 37 lần


    Quan điểm cá nhân về cách tiếp cận tư cách pháp lý của trị tuệ nhân tạo AI

    Việc áp dụng công nghệ AI vào các công việc pháp lý giúp xã hội đỡ các gánh nặng về công việc giải quyết, cũng như giải đáp thắc mắc pháp luật hơn. Tuy nhiên cũng nên cần có hạn chế, bởi vì khi AI can thiệp quá sâu vào pháp luật thì rất nhiều ngành nghề liên quan sẽ dư thừa lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp cũng như dư thừa khả năng giải quyết vấn đề. Đối với những trí tuệ nhân tạo cần phải có một khung pháp lý đặc biệt để điều chỉnh lại về quyền cũng như hoạt động của nó.

     
    Báo quản trị |  
  • #581885   28/03/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Việc áp dụng công nghệ AI vào các công việc pháp lý giúp chúng ta đỡ các gánh nặng về những thắc mắc pháp lý. Tuy nhiên cũng nên cần có hạn chế, bởi vì khi AI can thiệp quá sâu vào pháp luật trong một một số trường hợp sẽ không hợp lý bởi pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ giữa con người với nhau, len lỏi đâu đó vẫn có yếu tố "cảm tính" trong việc áp dụng quy định pháp luật. Quan trọng hơn là sẽ ảnh hưởng đến nhân lực đang công tác trong các ngành pháp lý hiện nay, gia tăng khả năng thất nghiệp, mất việc làm.

     
    Báo quản trị |